Top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom có lẽ là một trong những thông tin quan trọng luôn được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nếu chọn được cổ phiếu tốt trên sàn Upcom thì cơ hội kiếm được khoản lợi nhuận khủng là điều hiển nhiên. Vậy top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom gồm có các mã nào? Có nên mua cổ phiếu sàn Upcom hay không? Có bao nhiêu cổ phiếu sắp lên sàn Upcom? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom
Sàn Upcom (Unlisted Public Company Market) là nơi niêm yết và thực hiện các giao dịch chứng khoán đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. Sàn Upcom hiện đang sở hữu nhiều mã cổ phiếu tiềm năng vượt qua 2 đối thủ chính là sàn Hose và Sàn HNX.
- Kinh nghiệm chốt lời cổ phiếu quỹ
- Thời điểm đầu tư mã cổ phiếu năng lượng tốt nhất
- Bảng xếp hạng mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng
- Vốn hóa là gì? Top 10 những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường
Cổ phiếu Upcom thường được chia thành 3 nhóm chính:
- Upcom Small (cổ phiếu của các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ – 300 tỷ đồng).
- Upcom Medium (cổ phiếu của các doanh nghiệp có số vốn điều lệ từ 300 tỷ – 1000 tỷ đồng).
- Upcom Large (cổ phiếu của các doanh nghiệp có số vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng).
Tiêu chí đánh giá cổ phiếu tốt trên sàn Upcom
Các mã cổ phiếu trên sàn Upcom được xem là top cổ phiếu tốt dựa trên các điều kiện và một số tiêu chí đánh giá sau đây:
- Tổng tài sản, nợ vay ngắn hạn thấp hơn 1.1: Yếu tố này luôn có ảnh hưởng và tác động khá lớn đến tình hình tài chính của công ty trước mọi biến động của thị trường kinh tế.
- Chỉ số P/B: Chỉ số này xuất hiện khi đánh giá top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom. Chỉ số giá trị số cách P/E thấp hơn 1.2 thì rủi ro trên thị trường chứng khoán khá cao.
- Yếu tố chỉ số thanh toán lớn hơn 1.5: Chỉ số thanh toán = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn. Chỉ số càng cao cho thấy năng lực thanh toán của đơn vị càng thấp.
- Tăng trưởng EPS: Chỉ số EPS là một chỉ số thu nhập được xác định dựa trên 1 cổ phiếu dương trong thời gian 05 năm gần nhất. Mọi vấn đề rủi ro của doanh nghiệp đều được thể hiện rõ qua chỉ số này.
- Tiêu chí P/E: P/E là hệ số giá được tính trên lợi nhuận của một cổ phiếu nhỏ hơn 9. Nhà đầu tư chọn ngay cổ phiếu đó nếu chỉ số P/E nhỏ hơn 9.
- Tiêu chí chia cổ tức: Một doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn luôn có nhiều tiềm năng tăng trưởng và nguồn doanh thu tốt.
Top cổ phiếu tốt trên sàn UpCom
Cổ phiếu VNZ của CTCP VNG
Mức giá cao nhất của cổ phiếu VNZ trong ngày có thể lên đến 465,000 VNĐ/cp. Theo đánh giá tổng quát thì đây là một trong những top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom với thị giá cao nhất. Giá cổ phiếu VNZ có thể lên đến 500,000 VNĐ/cp (trong tháng 03/2024).
Kể từ thời điểm được niêm yết chính thức trên Upcom, cổ phiếu VNZ từng chạm mức 1,279,000 VNĐ/cp vào ngày 25/08/2023. Đồng thời, VNG cũng là đơn vị đồng sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Zing, Zalo và VNG được định giá 1 tỷ USD theo World Startup report (trong năm 2014).
Cổ phiếu NDC của CTCP Nam Dược
Cổ phiếu ngành dược NDC có thị giá cao nhất rơi vào ngày 27/10/2023 ở mức 256,100 VNĐ/cp. Đơn vị được thành lập ngày 01/01/2004 tại Hà Nội với nguồn vốn điều lệ khởi điểm là 3.5 tỷ đồng. Với hệ thống quy mô kinh doanh tích hợp với nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới, doanh nghiệp đã nhanh chóng sản xuất ra nhiều sản phẩm dược đạt trình độ an toán thế giới.
Hiện tại, CTCP Nam Dược đã và đang sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng gồm có thuốc tân dược, đông dược và đây cũng là địa điểm tiếp nhận nhiều dược liệu quý đến từ các kho dược liệu khác nhau, …
Cổ phiếu IDP của CTCP Sữa Quốc tế
Top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom kế tiếp mà mọi nhà đầu tư cần nên quan tâm chính là Cổ phiếu IDP. Thị giá cổ phiếu IDP ngày 23/04/2024 ở mức giá đóng cửa là 245,000 VNĐ/cp. Xét theo bảng xếp hạng cổ phiếu thị giá cao nhất sàn chứng khoán Việt thì Cổ phiếu IDP nằm ở vị trí thứ tư.
Thị giá cổ phiếu IDP từng đạt mức giá cao nhất là 309,333 VNĐ/cp vào ngày 30/06/2023. Doanh nghiệp chính thức hoạt động vào năm 2004 và tính đến thời điểm hiện tại đơn vị đã mở rộng được nhiều nhà máy sản xuất cũng như các nông trại sữa bò tại nhiều khu vực ở Hà Nội, … Tất cả các dòng sản phẩm sữa của doanh nghiệp đều đảm bảo đạt chuẩn và đã được tổ chức Trade Leaders Club trao cúp cùng giấy chứng nhận giải thưởng Cúp vàng Châu Âu về chất lượng.
Cổ phiếu CMF của CTCP Thực phẩm Cholimex
Vào ngày 23/04/2024, cổ phiếu CMF đạt mức giá đóng cao nhất sàn chứng khoán Việt là 222,9000 VNĐ/cp. Mức giá cao nhất của cổ phiếu CMF lên đến 266,879 VNĐ/cp vào ngày 18/04/2022 kể từ thời điểm được niêm yết trên sàn chứng khoán cho đến nay.
Cholimex là công ty thực phẩm chuyên sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, chế biến thủy hải sản, tương ớt, nước tương, chả giò, … Doanh nghiệp được thành lập vào năm 1983 và bắt đầu phát triển mạnh với nguồn lợi nhuận khẩu sau khi Cholimex được cổ phần hoá đổi tên từ Công ty XNK và Đầu tư Chợ Lớn thành CTCP Thực phẩm Cholimex.
Cổ phiếu NTC của CTCP KCN Nam Tân Uyên
Kể từ thời điểm được niêm yết cho đến nay, mức giá cao nhất của cổ phiếu NTC lên đến 267,763 VNĐ/cp vào ngày 18/12/2020. Mức giá đóng cửa ngày 23/04/2024 là 196,500 VNĐ/cp (cao nhất trong ngày là 199,000 VNĐ/cp, giảm 1.7% so với mức giá của ngày 22/04/2024).
CTCP KCN Nam Tân Uyên hiện đang kinh doanh, đầu tư và xây dựng các kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, nhà ở, cho thuê, các công trình thủy lợi, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, … Đây cũng là một trong những thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).
Cổ phiếu HLB của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long
Tính từ thời điểm năm 2017 cho đến nay, cổ phiếu HLB đã tăng đáng kể hơn 95% từ con số 13,711 VNĐ/cp. Từ ngày 15/04/2024 đến ngày 23/04/2024, thị giá cổ phiếu HLB đã được điều chỉnh tăng 9.05% so với ngày 10/04/2024 ngay mức 300,000 VNĐ/cp.
Tiền thân của CTCP Bia và Nước giải khát Hạ Long là Nhà máy liên hợp thực phẩm Hòn Gai. Mãi đến sau này đơn vị mới dần chuyển đổi mục đích hoạt động theo thị hiếu của khách hàng và sử dụng tên gọi như bây giờ. Mọi cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp đều được nâng cấp và cải tiến thường xuyên góp phần không nhỏ tạo nên vị thế vững mạnh cho doanh nghiệp.
Một số mã cổ phiếu tốt trên sàn Upcom
Bên cạnh top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom đã được liệt kê tại các danh mục nêu trên, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc tham khảo thêm một vài mã cổ phiếu tiềm năng khác trên sàn Upcom sau đây:
- Mã RGC – Thuộc công ty đầu tư PV-inconess
- Mã BCM – Thuộc tổng công ty Becamex
- Mã LPB – Ngân hàng bưu điện Liên Việt
- Mã VGI – Thuộc tổng công ty đầu tư Viettel
- Mã MCH – Thuộc công ty cổ phần Masan
- Mã ABBANK – Thuộc cổ phiếu ngân hàng An Bình
- Mã FOX – Thuộc công ty cổ phần viễn thông FPT
- Mã MML – Thuộc công ty cổ phần Masan MeatLife
- Mã PTO – Thuộc công ty cổ phần xây dựng công trình Bưu Điện
Danh sách cổ phiếu sắp lên sàn Upcom
Theo các số liệu thống kê, sàn Upcom tiếp tục chào đón hơn 7 mã cổ phiếu mới và 3 mã chờ ngày chuyển từ sàn Upcom sang sàn Hose. Tất cả các mã cổ phiếu này thuộc các doanh nghiệp có mô hình hoạt động đa dạng như bưu chính, ngành phát điện, vận tải, … Nhóm cổ phiếu chuyển sàn từ UPCoM lên HoSE có khối lượng đạt 1,28 triệu cổ phiếu.
Sàn UPCoM cũng vừa đón thêm 8,85 triệu cổ phiếu NEM đến từ Công ty CP Thiết bị Điện Miền Bắc (cổ phiếu này được giao dịch trên sàn Upcom từ ngày 5/1 với giá tham chiếu 10.200 đồng/cổ phiếu). Top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom mang tên TAL cũng đã được niêm yết từ ngày 9/1.
Có nên mua cổ phiếu sàn UpCom hay không?
Để đưa ra quyết định có nên đầu tư vào cổ phiếu trên sàn Upcom, nhà đầu tư cần nên biết được top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom cũng như đánh giá được tiềm năng của cổ phiếu Upcom. So với các sàn giao dịch khác thì giá cổ phiếu trên sàn Upcom thường thấp hơn. Nhưng nếu nắm được các top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom thì cơ hội đạt giá hời là điều hiển nhiên. Do đó việc có nên đầu tư cổ phiếu trên sàn Upcom hay không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào các chiến lược đầu tư của từng cá nhân.
Hiện nay, thời gian giao dịch của sàn Upcom thường được diễn ra như sau:
- Buổi sáng từ 9h đến 11h30
- Buổi chiều từ 13h30 đến 15h
Kinh nghiệm đầu tư các mã cổ phiếu trên sàn Upcom
Để đầu tư các mã cổ phiếu trên sàn Upcom một cách có hiệu quả và có nhiều khả năng sinh lời nhất. Nhà đầu tư cần nên nắm rõ những kinh nghiệm/chiến lược đầu tư hiệu quả sau đây:
- Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp có tất cả các thông tin rõ ràng và đảm bảo uy tín.
- Không nên chọn đầu tư các cổ phiếu có mức độ biến động cao vì khi đó nhà đầu tư phải thiết lập nên các phương án phòng ngừa rủi ro cũng như cắt lỗ hợp lý.
- Nắm rõ được các biên độ giao dịch giá trên sàn Upcom, cụ thể các cổ phiếu trên sàn này thường có giá giao động trong biên độ từ ∓15%.
- Xác định rõ thời điểm mua cổ phiếu, hãy ưu tiên mua các loại cổ phiếu có giá bán thấp, …
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về top cổ phiếu tốt trên sàn Upcom mà tất cả các nhà đầu tư đều cần nên quan tâm. Mong rằng những nội dung nêu trên sẽ giúp mọi nhà đầu tư dễ dàng đưa ra được quyết định có nên mua cổ phiếu trên sàn Upcom hay không. Cũng như nắm rõ được những cổ phiếu sắp lên sàn Upcom.
Một số bài viết có liên quan