Đối với những nhà đầu tư lâu năm thì cụm từ hệ sinh thái Crypto chắc có lẽ đã quá quen thuộc. Đây là một hệ thống chuỗi liên kết các sản phẩm và hỗ trợ lẫn nhau. Hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết về hệ sinh thái trong Crypto hiện nay nhé!
Mục Lục
Khái quát hệ sinh thái Crypto
Định nghĩa hệ sinh thái
Trước khi đi sâu phân tích về hệ sinh thái Crypto thì chúng ta hãy tìm hiểu về định nghĩa chung “hệ sinh thái” nhé!
Hệ sinh thái có thể được hiểu là một hệ thống chuỗi gồm những thứ liên kết với nhau nhằm mục đích hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển.
Ví dụ 1 như Apple sẽ có điện thoại, máy tính, máy nghe nhạc, đồng hồ,…và tất cả sẽ được sử dụng chung một hệ điều hành iOS (hệ sinh thái). Và mọi thiết bị được kết nối với nhau thông qua các tài khoản của Apple. Từ đó Apple tạo ra một vòng tròn khép kín về công nghệ và những ai sử dụng Apple sẽ không muốn chuyển sang hãng khác vì bất tiện.
Ví dụ 2 Tập đoàn Vingroup. Họ đang muốn người ta ở nhà Vin, đi xe Vin, học trường Vin, mua đồ ở Vin…Điều này nghĩa là tập đoàn Vingroup đang muốn tạo ra một hệ sinh thái cho riêng mình.
Hệ sinh thái Crypto là gì?
Tương tự như hệ sinh thái chung, hệ sinh thái Crypto là một hệ thống gồm nhiều sản phẩm kết nối và hỗ trợ lẫn nhau dưới một nền tảng blockchain nào đó.
Có thể hình dung Blockchain như một nơi để chứa tất cả các thành phần của hệ sinh thái với mục đích giúp hệ sinh thái ngày càng phát triển đầy đủ và mạnh mẽ.
Các thành phần không thể thiếu của hệ sinh thái Crypto
Một hệ sinh thái Crypto hoàn hảo là khi hệ sinh thái đó không thiếu những thành phần sau đây:
Transactions & Payment Services (Giao dịch & thanh toán)
Nhu cầu cơ bản của một blockchain đó là phải giao dịch và thanh toán được. Giống như đồng coin đó phải mua và bán được trên sàn. Những mảnh ghép nhỏ bên trong gồm Token, Smart Contracts hay Wallet.
DeFi (Tài chính phi tập trung)
Có thể nói DeFi là mảnh ghép được đa phần Blockchain tập trung phát triển đầy đủ nhất. DeFi cung cấp cho người dùng nhu cầu về giao dịch, vay, cho vay, gửi tiết kiệm,…mà không có sự can thiệp của bên trung gian thứ 3. Các thành phần chính của DeFi sẽ bao gồm Stablecoin, DEX, Lending/Borrowing, Synthetic,…
Social, Entertainment (Tương tác cộng đồng và giải trí)
Tiếp theo, nhu cầu không thể thiếu sẽ là tương tác cộng đồng và giải trí, trong mảng này những thành phần chính sẽ là NFT, Games, Gambling,…
Enterprise blockchain solutions (Giải pháp thực tế)
Nghe thì có vẻ khó hiểu nhưng đơn giản là làm cách nào để có thể đưa hệ sinh thái vào trong thực tiễn chứ không chỉ là giao dịch như tiền ảo thôi. Những ứng dụng của Blockchain vào thực tế, vào một số lĩnh vực như Finance, Supply Chain, Healthcare, Education,…
Một hệ sinh thái mạnh là khi được xây dựng đầy đủ bốn thành phần kể trên.
Tại sao lại cần có hệ sinh thái Crypto?
Đối với người dùng
- Một hệ sinh thái sẽ phục vụ đầy đủ tất cả các nhu cầu của người dùng.
- Trong một hệ sinh thái những sản phẩm sẽ được đồng bộ hóa, tương tác với nhau, khi sử dụng sẽ dễ dàng và không có khó khăn hay trở ngại gì.
Đối với Blockchain
- Hệ sinh thái sẽ giúp dự án mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng được chuỗi giá trị của công ty, từ đầu vào đến đầu ra.
- Tận dụng được những mảnh ghép đã có sẵn ví dụ như cơ sở hạ tầng, dữ liệu từ người dùng,…
- Đặc biệt, khi dự án đã phát triển một hệ sinh thái đầy đủ, người dùng sẽ ở mãi với họ, họ không cần hoặc không có nhu cầu phải sử dụng gì ngoài hệ sinh thái đó. Khi đã có người dùng, công ty có thêm các Insight, qua đó có thể cải thiện và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình.
3 cấp bậc của hệ sinh thái Crypto
Hiện tại, trong Crypto có rất nhiều hệ sinh thái. Nhìn chung, thì các Blockchain hiện nay được chia làm 3 tầng chính:
- Tầng 1: Bao gồm Ethereum và BSC, đây là hai hệ sinh thái lớn mạnh hiện tại, đã tích hợp khá đầy đủ các mảnh ghép và chúng ta sẽ lấy đó làm tiêu chuẩn để so sánh những dự án nhỏ khác.
- Tầng 2: Bao gồm Solana, Avalanche và Polkadot, đầy là những hệ sinh thái tiềm năng nhưng vẫn còn thiếu một vài ghép để phát triển hoàn chỉnh.
- Tầng 3: Các hệ sinh thái rất mới, hầu như chưa có gì, bao gồm Near, Cardano, Dfinity.
Các hệ sinh thái Crypto số 1 hiện nay
Hệ sinh thái Ethereum
Ethereum là một hệ sinh thái có quy mô lớn, nhiều thành phần và sản phẩm được kết nối với nhau an toàn và nhanh chóng. Hiện tại, hệ sinh thái Ethereum có những cơ sở hạ tầng sau:
- Dịch vụ tên Ethereum (ENS)
- Swarm và IPFS: lưu trữ nội dung phi tập trung mà các giao dịch chuỗi khối Ethereum sau đó có thể tham chiếu thông qua ID băm.
- Oracle frameworks
- Whisper
- Infura nodes
- Ví Ethereum
- Hợp đồng thông minh
Đây là hệ sinh thái được nhiều đơn vị phát hành tiền điện tử khác sử dụng và tạo ra các đồng coin chạy trên nền tảng Ethereum.
Hệ sinh thái Binance Smart Chain
Binance Smart Chain (BSC) được mệnh danh là một hệ sinh thái đầu đời và cũng đang giữ vị trí là hệ sinh thái lớn nhất.
Binance chain có những đặc điểm nổi bật như sau:
- Sàn giao dịch Binance: Sàn giao dịch lớn nhất thế giới, có lượng người tham gia đầu tư lớn. Hỗ trợ hơn 300 đồng tiền có sẵn để gửi và rút.
- Coinmarketcap: Hệ thống tin tức, dữ liệu về tiền điện tử lớn nhất thế giới.
- Ví Truswallet: Ví lưu trữ coin được đánh giá là an toàn và linh hoạt nhất hiện nay về việc lưu trữ, chuyển đổi cũng như chuyển khoản nhanh chóng.
- BNB: Đây là đồng tiền điện tử được Binance phát hành, sử dụng trong hệ sinh thái này.
Hiện tại, BSC là một trong hệ sinh thái có tốc độ phát triển nhanh chóng, tích hợp được đầy đủ các mảnh ghép một cách toàn diện. BSC mong muốn sẽ xây dựng được một blockchain tốc độ cao và có thể kết nối được các blockchain trên thị trường để việc lưu thông các loại tài sản có thể thuận tiện hơn.
Hệ sinh thái Pokadot
Theo tìm hiểu, hệ sinh thái Pokadot sẽ tập trung vào DEX, Lending và Borrowing.
Hệ sinh thái Polkadot: Chưa hoàn thành phần cốt lõi là cơ sở hạ tầng mặc dù đã đầy đủ những mảnh ghép.
Một số đặc trưng nổi bật của Pokadot không nên bỏ qua:
- Có khả năng mở rộng: Nhờ có cầu nối Bridge, có thể kết nối được với các blockhchain khác như Bitcoin hay Ether. Tương tác với các Dapps trong hệ sinh thái.
- Có khả năng nâng cấp cao hơn: Không cần sự phân tách, các ứng dụng trong hệ sinh thái cũng có thể nâng cấp một cách tốt hơn.
- Tự quản trị: Nếu người dùng nắm giữ DOT coin của Pokadot thì bạn có thể nắm quyền quản lý hệ sinh thái theo mong muốn của bản thân bạn.
Một số ứng dụng nổi trội trong hệ sinh thái Pokadot:
- Mạng máy tính Pokadot: Cho phép chia sẻ dữ liệu hoàn toàn phi tập trung
- Acala: Đây là một stablecoin
- Chainlink: Nền tảng cung cấp dữ liệu Defi
- Stafi: Giao thức tạo thanh khoản đối với tài khoản đang được Stake
- Zenlink – là một sàn giao dịch phi tập trung cross-chain.
- Polkaswap: Công cụ tạo lập thị trường tự động AMM
Hệ sinh thái Solana
Khá tương đồng với Bitcoin và Ethereum, Solana cũng là hệ thống mạng lưới Blockchain. Tốc độ giao dịch nhanh (lên đến 50.000 giao dịch mỗi giây) là điểm vượt trội khiến nhiều nhà đầu tư chú ý đến.
Ưu điểm:
- Tốc độ nhanh chóng: đây là điểm nổi trội hàng đầu của hệ sinh thái. Solana tuyên bố rằng họ hỗ trợ hơn 50.000 TPS được bảo mật bởi chỉ 200 nút.
- Khả năng mở rộng lớn: Kết nối với các ứng dụng khác ngoài hệ sinh thái
- Hiệu quả về chi phí: trung bình là 0,00025 đô la Mỹ cho mỗi giao dịch, đây là hệ sinh thái rẻ nhất dành cho những nhà phát triển và DeFi
Tuy nhiên, những thông tin được công bố ở trên còn đang trong quá trình thử nghiệm.
Hệ sinh thái Avalanche
Vào tháng 9/2020, Avalanche chính thức đưa vào hoạt động. Tại thời điểm đó, họ huy động được 6 triệu đô la trong các vòng gọi vốn và 48 triệu đô la sau các đợt mở bán token.
Avalanche dần dần hoàn thiện những mảng ghép của họ với hơn 150 dự án đang xây dựng trên hệ sinh thái. Một số mảnh ghép trên Avalanche Ecosystem: Infrastructure, Tooling, Oracle, AMM-DEX, DeFi, NFT, Game.
Hệ sinh thái Near
Near được xem là một blockchain phân mảnh, bằng chứng cổ phần, có lớp thứ nhất đơn giản để sử dụng, an toàn và có thể mở rộng.
Hệ sinh thái này cung cấp cho những doanh nghiệp các giải pháp ứng dụng và bảo mật các tài sản có giá trị cao như tiền hoặc danh tính.
Hiện nay hệ sinh thái khá lớn, xây dụng được chuỗi các ứng dụng kết nối với nhau với tốc độ nhanh chóng nhất.
- Cơ sở hạ tầng: Gồm Rainbow Bridge, Octopus Network, Aurora – an EVM built on the NEAR Protocol,
- Oracle: Flux , ChainLink và Band Protocol
- Stablecoin / Fiat; Metapool
- Lending & Borrowing; OIN Finance
- AMM DEX
- IDO Platform; NearPad, Skyward Finance
- NFTs and Application: Mintbase, Paras, Pluminite
- Game: Shroom Kingdom
Hệ sinh thái Cardano
Đây là hệ sinh thái blockchain phân quyền, mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển có thể tạo hợp đồng thông minh. Với mã thông báo ADA, hệ sinh thái này càng phát triển, càng mở rộng thì mọi người sẽ chứng kiến được sự tăng giá nhanh chóng của đồng tiền này.
Theo tìm hiểu, hiện nay hệ sinh thái Cardano đã dần hoàn thành, vì nó mới được ra đời muộn so với Bitcoin hay Ethereum. Một số thông tin cần biết của hệ sinh thái:
- Cơ sở hạ tầng: Adapools
- AMM DEX: ADAX , Mirqur, SundaeSwap, Ray Wallet, Minswap
- DEX phái sinh: MatrixSwap
- Nền tảng IDO: LaunchPad, OccamFi,
- Oracle: Charli, Wolfram Alpha
- Lending / Vay mượn: MELD, Liqwid
Hệ sinh thái Cardano: Vẫn còn nhiều mảnh ghép như Stablecoin, Lending, Synthetic. Số dự án vẫn còn khá ít.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư vào một hệ sinh thái
Ưu điểm
Đầu tư vào một hệ sinh thái sẽ là lựa chọn tối ưu nhất khi bạn đang tìm kiếm cơ hội để xx tài khoản mà không muốn rủi ro như xổ số.
Đầu tư tập trung vào một hệ sinh thái sẽ phù hợp với những nhà đầu tư có ít vốn và sợ mạo hiểm.
Ngoài ra, đầu tư vào một hệ giúp các nhà đầu tư tối ưu được thời gian và công sức khi theo dõi, cập nhật tình hình. Nếu đầu tư dàn trải nhiều hệ, bạn phải luôn trong tình trạng theo dõi xem tình hình phát triển của các hệ như thế nào.
Nhược điểm
Có thể thấy việc đầu tư vào một hệ sinh thái sẽ giúp các nhà đầu tư tối ưu hiệu quả vốn nhưng không phải lúc nào điều này cũng đúng. Nó cũng chính là con dao hai lưỡi – rủi ro bỏ lỡ cơ hội.
Khi dòng tiền đổ vào hệ sinh thái sẽ thường lần lượt đi qua các hệ sinh thái từ lớn đến nhỏ. Sự dịch chuyển này ngày càng nhanh hơn. Nếu bạn chỉ tập trung vốn vào một hệ, có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội ở những hệ khác hay thậm chí là cơ hội ở những lĩnh vực khác.
Ngoài ra, nếu bạn là người mới, việc đánh giá để lựa chọn một hệ sinh thái tiềm năng hay thời điểm nào là đầu tư phù hợp là việc không hề dễ. Đôi khi mua trúng các hệ không có tiềm năng hay không đúng thời điểm cũng khiến vốn bạn bị giữ quá lâu, thiếu sự linh hoạt trong dòng vốn.
Cơ hội đầu tư ở các hệ sinh thái
Từ khi Ethereum trở nên quá tải và chất lượng giao dịch vẫn không được nâng cấp lên thì đây là một cơ hội cho những blockchain khác.
Tuy nhiên, cuộc chiến giữa các blockchain chưa bao giờ đi đến hồi kết và ngày càng khốc liệt hơn theo thời gian vì rất nhiều blockchain mới ra đời.
Muốn giữ chân được người dùng đòi hỏi blockchain đó phải thật hoàn hảo các mảnh ghép mới có thể phát triển bền vững và ngày càng mở rộng hơn.
Như vậy, cơ hội cho các blockchain mới luôn rộng mở đầu tư vào những hệ sinh thái trống hoặc thiếu mảnh ghép đang là xu hướng được áp dụng nhiều ở các nhà đầu tư hiện nay.
Kết luận
Bài viết trên đây đã trình bày về hệ sinh thái Crypto là gì và những kiến thức liên quan đến chúng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho những nhà đầu tư có gốc nhìn tổng quan nhất về hệ sinh thái Crypto. Chúc các bạn thành công.