Dù chiến lược giao dịch của bạn có lợi hại đến đâu nhưng thiếu Tokenomics coi như cũng bằng không. Vậy Tokenomics là gì? Khi đầu tư, cần chú ý đến các yếu tố nào của Tokenomics? Tokenomics được cầu tạo từ những yếu tố nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
Tokenomics là gì?
Thuật ngữ Tokenomics được cấu thành từ hai âm tiết “token” và “econocmics”, dùng để chỉ lý do tại sao, và những yếu tố nào một token có giá trị và đạt đến mức hiện tại. Như vậy, Tokenomics có thể hiểu là phương pháp, cách thức nghiên cứu, phân tích một token của một đồng Coin nào đó để xem xét có nên đầu tư vào tiền điện tử đó hay không. Nhìn chung, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của token — bao gồm cả chính token đó được xem là Tokenomics.
Tầm quan trọng và ý nghĩa của Tokenomics
Thực tế mà nói, việc tham gia thị trường Crypto cũng giống như việc chúng ta đang chơi một trò chơi. Trong đó những Market Maker, Builder/Developer và những quỹ đầu tư lớn sẽ là người tạo ra cuộc chơi này. Và các ICO, IEO, IDO, NFT, GameFi được tạo ra nhằm quảng bá cho dự án Crypto này. Token sẽ là nhân tố để trò chơi hoạt động. Vì đây sẽ là những sản phẩm giao dịch trên sàn. Người tham gia sẽ thực hiện mua token và đặt niềm tin vào nó. Tuy nhiên, token sẽ do những developer, builder, market maker tạo nên. Chính vì vậy, để mang về lợi nhuận từ trò chơi này bắt buộc người chơi phải nắm rõ sự vận hành của Token, hay nói cách khác, đó chính là Tokenomics.
Các yếu tố cấu thành Tokenomics
Coin/ Token Supply (Tổng cung của một Token)
Mỗi Token sẽ 3 loại cung:
- Total Supply (Tổng cung): Đây là tất cả số lượng Token đang lưu thông và đang bị khóa (không tính những Token đã bị đốt)
- Max Supply (Cung tối đa): Tổng cung tối đa mà một Token sẽ phát hành trên thị trường.
- Circulating Supply (Cung lưu thông): Tổng số lượng Token đang lưu hành trên thị trường.
MarketCap & Fully Diluted Valuation
Market Capitalization (MarketCap): Đây là số lượng Token đang lưu thông và vốn hóa của dự án trên thị trường tại thời điểm đó. Ta có công thức tính như sau:
Market Cap = Token Price (thị giá) x Circulating Supply (cung lưu thông).
Giả sử, có hai token giống nhau về yếu tố cơ bản và thị giá chung. Tuy nhiên, token nào có vốn hóa thấp hơn sẽ có sức phát triển về sau tốt hơn (tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn) vì nó có liên quan đến Token Supply (tổng cung) của một token
Fully Diluted Valuation (FDV): Đây là giá trị vốn hoá sau khi full bão hoà. Giá trị này sẽ được xác định bằng công thức: FDV = Token Price (thị giá) x Total Supply (tổng cung)
Governance Token (Token quản trị)
Governance Token: Đây là những Token được dùng để bỏ phiếu trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến dự án.
Token Allocation
Đây là những Token được phân bổ theo tỷ lệ phần trăm (%). Chẳng hạn, nhà tạo lập sẽ được bao nhiêu phần trăm, nhà phát triển sẽ được bao nhiêu và các quỹ khác là bao nhiêu?… Tùy vào loại app mà Token sử dụng và mục đích hướng đến là gì sẽ có tỷ lệ phân chia khác nhau. Không chỉ vậy, việc phân bổ Token cho từng nhóm khác nhau sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Team: Đây là nhóm gồm các Developer, Founders, Employees, Advisors của dự án. Nhóm này thường được phân bổ từ 5% đến 20%. Vì nếu dưới 5%, nhóm sẽ không có động lực phát triển dự án lâu dài, còn cao hơn 20% thì sẽ khiến cho dự án mất cân bằng. Điều này, khiến cho cộng đồng không có động lực tham gia Hold Token.
- Foundation Reserve: Với nhóm này, tỷ lệ Token phân bố chiếm khoảng 20% – 40%. Vì đây là khoản dự trữ để phát triển dự án cũng như các tính năng mới trong tương lai.
- Liquidity Mining: Liquidity Mining là phần Token được Mint ra để dùng để thưởng cho các users cung cấp thanh khoản cho các giao dịch DeFi. Đây là khoản phân bổ nhiều nhất của các dự án trong thời gian gần đây, nhất là khi DeFi bùng nổ.
- Seed/ Private/ Public Sale: Đây là số lượng Token được mở ra bán nhằm huy động vốn cho các dự án thông qua ba giai đoạn: Seed Sale, Private Sale và Public Sale.
- Airdrop / Retroactive: Đây là phương thức thường được dùng giúp dự án có thể tiếp cận được nhiều nhà đầu tư hơn.
Token Sale
Phương thức Token Sale thường được dùng để các nhà tạo lập gọi vốn giúp dự án đó phát triển. Quá trình gọi vốn này gồm ba giai đoạn sau:
- Seed Sale: Đây là giai đoạn Token được bán ra rẻ nhất. Thường sẽ bán cho các thành viên trong gia đình (Family) hay các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor). Mặc dù mua với mức giá rẻ nhưng kèm theo tỷ lệ rủi ro rất lớn.
- Private Sale: Giai đoạn này, các dự án đã ra mắt và chứng minh được một số thành công nhất định ở vòng Seed Sale. Giá bán Token sẽ cao hơn. Token lúc này sẽ được bán cho các quỹ, nhà đầu tư hay các tổ chức lớn hơn (Investment Capital, Venture Firm).
- Public Sale: bán cho cộng đồng (Community) chúng ta. Giá bán cao nhất.
Giai đoạn Seed và Private là giai đoạn gọi vốn chính. Nhóm phát triển sẽ xác định, họ cần bao nhiêu để phát triển dự án. Token lúc này sẽ bán với giá cao sao cho thu hồi được lại đúng số tiền đó. Từ đó họ có vốn để thực hiện được những bước tiếp theo.
Token Schedule Release
Đây được hiểu là lịch giải ngân Token ra ngoài thị trường. Việc giải ngân sẽ có thời gian ấn định. Lịch giải ngân rất hay vì đó là lúc mà các nhà đầu tư hay những người mua Token sớm sẽ biết được họ nhận Token trong bao lâu, dân Developer nhận Token trong bao lâu.
Token Use Case
Đây là những trường hợp Token được sử dụng. Dựa vào đây, có thể giúp người chơi ước tính số lượng của một token trên thị trường.
Các token thường được sử dụng với những mục đích như:
- Staking: Việc này tương tự như việc gửi ngân hàng với lãi suất thả nổi. Nhờ vào cơ chế Staking, giảm đi mức độ lạm phát cho tài sản token của dự án.
- Liquidity Mining (Farming): Việc này giúp nhà đầu tư mang lại giá trị thặng dư cho các nhà đầu tư.
- Phí mạng lưới: Mỗi mạng lưới blockchain sẽ có một native token riêng dùng để trả phí cho mạng lưới (thường là các dự án hoạt động trong lĩnh vực blockchain platform).
- Governance: Các dự án phát triển với tầm nhìn trở thành giao thức phi tập trung đều cho phép holders của mình tham gia vào quá trình biểu quyết trước các quyết định đề xuất thay đổi, phát triển của dự án.
Khi đầu tư nên chú ý đến những phạm vi nào của Tokenomics?
Tổng Nguồn Cung Và Vốn Hóa Thị Trường
Tổng cung của một loại tiền điện tử rất quan trọng. Tổng cung của một đồng Coin càng hạn chế sẽ có giá trị ngày càng tăng trong tương lai. Điều này xảy ra bởi vì sự khan hiếm gây ra sự thiếu hụt trên thị trường. Sự thiếu hụt đòi hỏi giá phải tăng để đạt được trạng thái cân bằng.
Ngược lại, giá trong tương lai có thể không tăng nhiều khi nguồn cung không giới hạn.
Nguồn cung tiền mã hóa có mối quan hệ chặt chẽ với vốn hóa thị trường.Vốn hóa thị trường là một yếu tố quan trọng cần xem xét trước khi bạn đầu tư. Vốn hóa thị trường thấp hơn có thể có nghĩa là tiền điện tử đó có nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Phân Bổ Và Phân Phối
Trước khi ra mắt một đồng Coin, việc phân bổ token công bằng có thể được thực hiện thông qua việc ra mắt token hoặc khai thác trước.
Đồng Coin sẽ được phân bổ một cách có tổ chức sau khi phát hành để ra mắt công chúng. Các token được phân bổ thông qua khai thác và số lượng khai thác thường phụ thuộc vào sức mạnh tính toán của các nút mạng trong blockchain.
Mặt khác, khai thác trước là phân bổ tiền điện tử trước khi chúng được niêm yết trên sàn. Điều này được thực hiện thông qua ICO để huy động thêm nguồn vốn thực hiện.
Nếu một loại tiền điện tử được ra mắt công bằng, những người đầu tư nhiều vào khai thác sẽ được hưởng nhiều hơn những người đầu tư ít. Trên thực tế, khi phân bổ công bằng, hoạt động phân phối sẽ tập trung hơn vào các nút mạng có sức mạnh tính toán cao hơn vì họ có thể khai thác nhiều token hơn.
Nếu tiền điện tử được khai thác trước, các token được bán thông qua ICO thường được bán cho các nhà đầu tư tổ chức và nhóm phát triển tiền điện tử, thay vì những nhà đầu tư lẻ. Do đó, hoạt động phân phối token không cân bằng khi các nhà đầu tư tổ chức sở hữu một phần lớn hơn trong tổng cung. Do đó, các nhà đầu tư như vậy có thể thay đổi đáng kể giá của tiền điện tử bằng cách bán các token cùng một lúc.
Tranh Chấp Và Lạm Phát
Những người điều hành Crypto có thể quyết định khóa lượng tiền trong lưu thông và phát hành token dần dần theo thời gian khi tiền điện tử được khai thác trước. Những nhà đầu tư lẻ lúc này sẽ được đảm bảo rằng các token của họ sẽ không bị tổ chức nắm giữ cùng một lúc và gây mất cân bằng thị trường. Tuy nhiên, quan trọng là việc phát hành token phải hợp lý, có nghĩa là hoạt động phân phối được thực hiện với số lượng thấp qua các năm.
Lạm phát đề cập đến sự thay đổi giá trị của các token hiện có sau khi phát hành nhiều token cùng một lúc. Nếu có nhiều token trong nguồn cung, thì sẽ có thặng dư. Và bất cứ khi nào có thặng dư, giá sẽ giảm theo. Mặt khác, giảm phát ngược lại với lạm phát, trong đó khả năng nguồn cung hiện có có thể giảm – làm tăng giá của các token đang lưu hành.
Staking Và Tiện Ích
Staking được hiểu là hoạt động quá trình khóa token trong một khoảng thời gian xác định để nhận được phần thưởng từ mạng lưới hoặc thu nhập thụ động. Vấn đề với staking là không thể di chuyển các token đã stake cho đến khi thời gian staking kết thúc.
Nếu token được stake với số lượng lớn, thì nguồn cung sẽ bị hạn chế hơn trong thời gian staking. Giá của tiền điện tử vì thế sẽ bị ảnh hưởng. Có một số loại tiền điện tử có thời gian staking thấp hơn hoặc hoàn toàn không có thời gian staking. Do đó, các đợt tăng hoặc giảm giá lớn có thể không xảy ra vì người dùng có thể dễ dàng mua hoặc bán các token.
Tiện ích đề cập đến việc sử dụng các token. Đây là thứ khiến mọi người mua nhiều token đó hơn. Nhờ vào đó, tiền điện tử có thể tăng giá.
Đội Ngũ Và Cộng Đồng
Đây là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Nếu không có những người mua token thì một loại tiền điện tử chẳng có giá trị gì. Vì vậy, nhóm phát triển tiền điện tử cần đảm bảo rằng họ thiết lập mối quan hệ tốt với cộng đồng, cũng như cố gắng mở rộng cộng đồng đó.
Kết luận
Nói tóm lại, Tokenomics là một trong những phương thức không thể thiếu khi tham gia bất kỳ dự án Coin hay Token nào. Tokenomics giúp nhà đầu tư có thể tìm được sự án Coin tiền năng và sinh lợi trong tương lại. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Tokenomics. Chúc các bạn giao dịch thành công.