Tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm luôn là một nỗi trăn trở trong đầu của nhiều người. Để biết hình thức mua vàng hay gửi tiết kiệm sẽ sinh lời tốt nhất, các bạn hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
Mục Lục
- 1 Khái niệm về nguồn tiền nhàn rỗi
- 2 Câu chuyện muôn thuở – mua vàng hay gửi tiết kiệm
- 3 Ưu – nhược điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng
- 4 Lãi suất – hạn mức gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay
- 5 Gửi tiết kiệm ngân hàng bằng vàng có được không?
- 6 Ưu – nhược điểm của đầu tư mua vàng
- 7 Nếu đầu tư vàng thì mua vàng loại nào ?
- 8 Vậy, tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Khái niệm về nguồn tiền nhàn rỗi
Một cách đơn giản, tiền nhàn rỗi là khoản tiền mà bạn đảm bảo rằng chưa sử dụng đến trong khoảng thời gian nhất định (bao nhiêu lâu thì tùy trường hợp), khoản tiền này đã trừ đi các khoản phòng hờ cho trường hợp bất trắc ngoài ý muốn xảy ra.
- Khóa học Affiliate 299k giúp bán hàng không cần vốn
- Vàng 600 là vàng gì? Giá vàng 600 bao nhiêu một chỉ?
- Vàng 610 bao nhiêu tuổi? Vàng 610 bán có lỗ không?
- Vàng 16K là vàng gì? Nên mua vàng 16K không?
Câu chuyện muôn thuở – mua vàng hay gửi tiết kiệm
Mục đích cuối cùng của hai hình thức này đều là giữ tiền và làm tài sản sinh lời cho bạn. Tuy nhiên, mỗi hình thức đầu tư đều có những mặt tốt và mặt hạn chế của riêng nó.
Việc gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức tối ưu cho người thích sự ổn định và an toàn. Với hình thức này, bạn đem số tiền nhàn rỗi của mình gửi vào một ngân hàng nào đó. Ngân hàng sẽ có một mức lãi suất thỏa thuận ban đầu với bạn, hàng tháng tùy theo số tiền nhàn rỗi bạn gửi vào mà bạn sẽ có tương ứng số tiền lãi nhận được. Nếu chọn hình thức này, bạn sẽ được “ăn ngon ngủ yên” mà không cần phải lo về rủi ro đầu tư nhưng đổi lại mức lợi nhuận thấp.
Việc đầu tư mua vàng là hình thức từ xưa đến nay mà mọi người hay áp dụng nhất. Bất kể khi nào, nếu có một tiền dư người ta sẽ thường nghĩ ngay đến việc mua vàng để tích trữ. Hình thức này được có nghĩa là bạn sẽ bỏ ra một số tiền để mua vàng, một thời gian sau khi giá vàng tăng cao hơn thời điểm bạn mua thì bạn sẽ tiến hành đem bán ra. Dù tiền có mất giá hay lạm phát thì vàng vẫn luôn giữ được giá trị. Bạn thấy đó, hình thức này đem lại mức lợi nhuận khá cao bên cạnh đó cũng mang lại nhiều rủi ro.
Ưu – nhược điểm của gửi tiết kiệm ngân hàng
Đây là hình thức sinh lời được khá nhiều người lựa chọn. Hiện nay, các ngân hàng đều chú trọng đến việc huy động vốn với nhiều mức kỳ hạn, loại hình tiết kiệm mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ưu điểm
- Thích hợp với nhiều khoản tiền lớn nhỏ khác nhau.
- Hiện nay, tất cả ngân hàng đều có bảo hiểm tiền gửi, mang lại sự an tâm cho khách hàng.
- Có tính linh hoạt cao, khách hàng có thể lựa chọn hình thức gửi hay mức kỳ hạn gửi khác nhau tùy theo nhu cầu khách hàng.
- Khách hàng có thể rút tiền tiết kiệm ra bất cứ lúc nào muốn.
- Hình thức trả lãi đa dạng, phong phú: theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
- Đây là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả
Nhược điểm
- Mức lãi suất ngân hàng có thể bị biến động theo thời gian, không ổn định.
- Khi có lạm phát nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức gửi tiết kiệm này.
- So với các kênh đầu tư khác thì hình thức này sinh lời ít.
Lãi suất – hạn mức gửi tiết kiệm của các ngân hàng hiện nay
Các ngân hàng huy động tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất hấp dẫn, dao động từ khoảng 3% đến 7,4% tùy kỳ hạn và phương thức gửi ở ngân hàng.
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định về hạn mức gửi tiết kiệm – số tiền tối thiểu khách hàng phải có khi thực hiện gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Vì vậy, bạn cần lưu ý vấn đề này để thuận tiện cho mình. Dưới đây là hạn mức gửi tiết kiệm của một số ngân hàng:
- Ngân hàng Vietcombank: tiền VNĐ là 1 triệu đồng, tiền ngoại tệ là 20 USD
- Ngân hàng VIB: tiền VNĐ là 1 triệu đồng, tiền ngoại tệ là 50 USD
- Ngân hàng Vietinbank: tiền VNĐ là 100.000, tiền ngoại tệ là 10 USD
- Ngân hàng Techcombank; tiền VNĐ là 1 triệu đồng, tiền ngoại tệ là 100 USD
- Ngân hàng BIDV: tiền VNĐ là 500.000 đồng, tiền ngoại tệ là 100 USD
- Ngân hàng ACB: tiền VNĐ là 1 triệu đồng, tiền ngoại tệ là 100 USD
- Ngân hàng VPbank: tiền VNĐ là 1 triệu đồng
- Ngân hàng Sacombank: 50.000 vnđ
Gửi tiết kiệm ngân hàng bằng vàng có được không?
Gửi tiết kiệm bằng vàng là hình thức mà mọi người sẽ dùng tiền để mua vàng của ngân hàng nhà nước sản xuất, số tiền gửi sẽ được quy đổi thành số lượng vàng. Sau một thời gian, khi đến kỳ hạn thì ngân hàng sẽ hoàn lại vốn gốc tương ứng với mức giá tại thời điểm mua vàng. Còn tiền lãi sẽ được áp dụng theo lãi suất do ngân hàng quy định và tính theo giá mua, lãi suất sẽ được thanh toán bằng tiền mặt.
Mặc khác, mọi người mua vàng để trong nhà nhưng sợ trộm cắp có thể đến ngân hàng để ký gửi, nhờ ngân hàng giữ hộ vàng. Đây là hình thức giữ vàng an toàn nhưng không có lãi, ngược lại còn phải đóng phí giữ hộ cho ngân hàng.
Ưu – nhược điểm của đầu tư mua vàng
Hình thức đầu tư này cũng khá phổ biến, được đại đa số người nghĩ đến đầu tiên khi tìm hình thức đầu tư. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Ưu điểm
- Dù đất nước có xảy ra lạm phát đi chăng nữa thì vàng vẫn giữ nguyên giá trị.
- Tính thanh khoản cao, bạn có thể bán ở bất cứ đâu.
- Giá vàng luôn được công khai và điều chỉnh khi có biến động.
- Đầu tư vàng thì không cần nhiều vốn, bạn có thể chia nhỏ rủi ro bằng cách vừa đầu tư vàng vừa đầu tư vào kênh khác.
Nhược điểm
- Bạn cần dành thời gian nghiên cứu thị trường vàng để mua vào được giá thấp, bán ra được giá cao
- Khả năng cao dễ bị trộm cắp vì vàng có giá trị kinh tế cao, bạn nên cất vàng trong két sắt.
- Giá vàng trong nước chênh lệch nhiều so với giá vàng thế giới nên sẽ dễ biến động.
Nếu đầu tư vàng thì mua vàng loại nào ?
Hiện nay, trên thị trường vàng có hàng chục loại khác nhau. Nhiều người vẫn không biết nên mua loại vàng nào để tiết kiệm sẽ tốt hơn. Nếu bạn có tiền nhàn rỗi nhưng không muốn gửi tiết kiệm mà muốn đầu tư mua vàng thì chúng tôi khuyên bạn nên mua vàng 24K như vàng nhẫn hoặc vàng miếng.
Nếu bạn mua vàng để tiết kiệm thì bạn có thể lựa chọn vàng miếng sẽ dễ dàng cất trữ, hạn chế rủi ro thất thoát tài sản. Còn nếu bạn muốn mua vàng vừa làm trang sức vừa để dành tiết kiệm thì bạn nên mua vàng nhẫn sẽ hợp lý hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu thông tin biến động giá vàng trên thị trường và tìm địa chỉ uy tín để mua bán vàng.
Vậy, tiền nhàn rỗi nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?
Với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được mình nên mua vàng hay gửi tiết kiệm khi có khoảng tiền nhàn rỗi là 100 triệu hay 200 triệu rồi đúng không. Trên thực tế, việc đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm nó còn phụ thuộc rất lớn vào sở thích cá nhân và suy nghĩ của mỗi người chứ không nhất thiết phải rập theo khuôn mẫu được.
Nếu như bạn không có nguồn thu nhập ổn định thì mua vàng tích trữ có lẽ là lựa chọn tối ưu. Vàng được xem là hàng rào lạm phát từ xưa đến nay. bên cạnh đó vàng có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, đầu tư vàng thì phải thực hiện theo hình thức đầu tư dài hạn. Mặc dù vàng sẽ mang lại lợi nhuận nhưng phải chờ một thời gian dài để vàng tăng giá chạm đỉnh mới bán, chứ không phải một ngày hai ngày là thu lại lợi nhuận ngay.
Còn đối với hình thức gửi tiết kiệm thì ngược lại, đây là hình thức đầu tư khá an toàn, bạn không cần phải thấp thỏm lo âu sợ kẻ trộm đánh cắp hay tìm nơi cất giữ an toàn như vàng. Khi bạn gửi tiết kiệm thì lãi suất nhận được cao hay thấp tùy thuộc vào kỳ hạn gửi của bạn.
Một điều bạn cần lưu ý, không nên rút tiết kiệm trước kỳ hạn đã cam kết ban đầu với ngân hàng vì lúc đó lãi suất áp dụng sẽ rất thấp, thông thường là 0,1%.
Tóm lại, hai hình thức đầu tư mua vàng hay gửi tiết kiệm đều có những ưu – nhược điểm riêng biệt. Theo như những chuyên gia tài chính, bạn nên cân nhắc chia số tiền nhàn rỗi của mình ra để có thể vừa đầu tư vàng, vừa gửi tiết kiệm.