Thiên nga đen là một thuật ngữ kinh tế hiếm khi xảy ra trên thị trường nhưng nó gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu chúng xuất hiện (đặc biệt trong thị trường chứng khoán). Vậy thiên nga đen là gì? Thiên nga đen trong chứng khoán sẽ gây nên những chiều hướng tiêu cực gì? Nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này và cách giải quyết như thế nào? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Thiên nga đen là gì?
“Thiên nga đen (Black Swan) dùng để chỉ định những hiện tượng không thể dự đoán và lường trước được. Nó gây nên nhiều hệ lụy đáng quan ngại cho toàn bộ nền kinh tế trên toàn cầu từ thị trường tài chính đến thị trường chứng khoán. Thuật ngữ này được đặt ra bởi Nassim Nicholas Taleb – cựu thương nhân phố Wall (giáo sư tài chính).”
- Repo là gì? Rủi ro khi thực hiện hợp đồng Repo trên thị trường
- Tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
- ECB là ngân hàng gì? Nhiệm vụ của ngân hàng Trung ương châu Âu
- Phí bán cổ phiếu bao nhiêu? Phí mua bán chứng khoán VNDIRECT cao hay thấp?
Black Swan sẽ giải thích rõ được vai trò không cân xứng của các sự kiện hiếm gặp (nằm ngoài phạm vi của những kỳ vọng thông thường trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, khoa học, công nghệ, …).
Các sự kiện thiên nga đen nổi bật
Vụ tấn công ngày 11/9
Một sự kiện thiên nga đen khá nổi bật được xem là một trong những ngày bi thảm nhất của nước Mỹ chính là vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Hơn 2.900 người đã thiệt mạng khi những kẻ khủng bố cướp một chiếc máy bay chở khách và đâm vào Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.
Ngay sau đó, Mỹ đã phải bắt đầu chiến dịch chống khủng bố quy mô lớn. Sau thảm họa, một số người bắt đầu tranh luận rằng sự kiện ngày 11 tháng 9 có thể đã được báo trước.
Bong bóng dot-com
Năm 2001, sự kiện bong bóng dotcom đã làm sụp đổ thị trường công nghệ khiến thị trường chứng khoán sụt giảm và suy thoái kinh tế. Bong bóng được gây ra bởi sự gia tăng cổ phiếu của các công ty Internet (Mỹ) cũng như sự xuất hiện của nhiều công ty Internet mới. Cổ phiếu của các doanh nghiệp hứa hẹn tích hợp công nghệ Internet tăng nhanh về giá trị.
Tuy nhiên, nhiều ý tưởng kinh doanh mới lại thất bại dẫn đến phá sản trên diện rộng. Các nhà đầu tư đã mất khoảng 5 nghìn tỷ USD từ đầu những năm 1990 đến những năm 2000 do đầu cơ và đặt niềm tin sai chỗ.
Khủng hoảng tài chính ở Châu Á
Trong cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998, nhiều nước Đông Nam Á đã trải qua tình trạng đồng tiền mất giá, ngân hàng phá sản và kinh tế trì trệ. Tuy nhiên, các quốc gia như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, được thúc đẩy bởi vay nước ngoài và chính sách tiền tệ tự do của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Những sự kiện này khiến cho nền kinh tế tại các quốc gia Châu Á rơi vào tình trạng tín dụng quá mức gây nên nhiều tổn thất nghiêm trọng.
Thiên nga đen trong chứng khoán là gì?
Thiên nga đen trong chứng khoán là một sự kiện hiếm gặp khó lường trước được và mang nhiều ý nghĩa lớn đối với thị trường tài chính. Nhiều nhà đầu tư đưa ra dự đoán về biến động giá trong tương lai dựa trên lịch sử giá cả. Tuy nhiên, có một số đánh giá về những sự kiện bất thường này có thể xảy ra mà không dự đoán trước được do sự thay đổi của thị trường.
Mặc dù, thị trường đang hoạt động tích cực nhưng một số sự cố đã đảo lộn mọi thứ gây ra thiệt hại kinh tế đáng kể. Đây gọi là hiện tượng thiên nga đen trong chứng khoán và nó gắn liền với những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.
Ví dụ về thiên nga đen trong chứng khoán
Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2007-2008 có lẽ là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lớn nhất hiện nay. Trong năm 2008, các chỉ số S&P 500 (bao gồm 500 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ) giảm mạnh 38,49%. Sự kiện này đã khiến cho Ngân hàng Lehman Brothers bị suy thoái và phải nộp đơn xin phá sản. Cuộc khủng hoảng gây nên nhiều hệ lụy đáng quan ngại như:
- 25 nghìn người mất việc làm.
- Thị trường chứng khoán toàn cầu thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ USD.
Kể từ tháng 4 năm 1997 vào ngày 9 tháng 3 năm 2009, Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones đóng cửa ở mức thấp nhất giảm 20% trong sáu tuần. Mặc dù thị trường Nhật Bản ổn định nhưng các chỉ số Nikkei lại chạm mức thấp lịch sử vào tháng 10/2008 (VN-Index giảm 70% tại Việt Nam trong thời gian này).
Khi lạm phát lên đỉnh điểm, Zimbabwe đã trải qua hiện tượng thiên nga đen vào năm 2008 chiếm khoảng 79,6 tỷ phần trăm. Điều này gây ảnh hưởng khá nặng nề đến nền kinh tế của toàn quốc gia và có thể xem sự kiện này là bất khả năng đối với Zimbabwe.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng thiên nga đen
Có rất nhiều yếu tố gây nên hiện tượng thiên nga đen bao gồm cả kinh tế – chính trị, xã hội – môi trường và thậm chí là công nghệ. Đồng thời, hiện tượng này cũng có thể xuất hiện bởi những yếu tố khác như sau:
- Tính ngẫu nhiên và bất định của thế giới: Tính bất định của thị trường chứng khoán – nơi sở hữu hàng tỷ dữ liệu được cập nhật liên tục và chúng diễn ra theo một quy luật ngẫu nhiên không trùng lặp với các dữ liệu quá khứ. Điều này đồng nghĩa, hiện tượng thiên nga đen sẽ xảy ra trước khi bạn nhận biết vấn đề này.
- Tâm lý đám đông gây nên những nỗi lo sợ: Yếu tố này thể hiện rất ro qua sự kiện bong bóng Dotcom khi người dùng đổ xô đầu tư vào các công ty công nghệ vì cho rằng những đơn vị đó sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Nhưng thực tế, nếu bản thân không tìm hiểu và có những biện pháp dự phòng rủi ro thì khả năng mất trắng tài sản là điều có thể xảy ra.
- Không chú trọng đến các mô hình dự báo/phân tích: Tất cả các kênh đầu tư đều tiềm ẩn nhiều vấn đề rủi ro nên việc dùng các mô hình dự báo là một kỹ năng rất quan trọng giúp bạn quản trị tài chính một cách tốt nhất. Nhưng thực tế, biến động của thị trường hoàn toàn không thể lường trước được và các dự báo hoàn toàn không bao quát được tình hình thị trường, …
Giải pháp hạn chế thiệt hại do hiện tượng thiên nga đen
Để hạn chế tối đa những thiệt hại gây nên bởi hiện tượng thiên nga đen trong chứng khoáng, mỗi nhà đầu tư cần nên lưu ý các vấn đề sau:
- Đa dạng hóa các khoản đầu tư cho nhiều loại tài sản khác nhau nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro.
- Việc xuất hiện các sự kiện xấu là một điều hiển nhiên trên thị trường tài chính đầy biến động. Do đó, nhà đầu tư hãy chấp nhận với hiện tượng này ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
- Hiện tượng thiên nga đen sẽ tạo nên những đợt giảm cổ phiếu và nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm này để lựa chọn đầu tư vào những công ty uy tín. Cơ hội thu lại nguồn lợi nhuận là điều chắc chắn nếu các doanh nghiệp lớn phục hồi sau khủng hoảng. Lưu ý, để tránh rủi ro tín dụng về sau thì bạn không nên vay quá nhiều cho các mục đích đầu tư.
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến hiện tượng thiên nga đen cũng như những nguyên nhân gây nên hiện tượng này trên thị trường chứng khoán. Để hiểu rõ được cách thức hoạt động của hiện tượng này đòi hỏi các nhà giao dịch phải tìm hiểu kỹ các sự kiện thiên nga đen đã xảy ra trước đó.
Xem thêm