Testnet có thể bạn đã được nghe rất nhiều nhưng bạn không biết dùng để làm gì và nó như thế nào. Khi tham gia vào thị trường Crypto, những thuật ngữ này rất cần thiết nên bạn cần phải nắm rõ. Vì vậy, hôm nay trong bài viết dưới đây giavang.com sẽ chia sẻ những kiến thức về thuật ngữ Testnet này. Hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé
Mục Lục
Testnet là gì?
Testnet hay còn gọi là mạng thử nghiệm. Nó như là phần mềm nền tảng để các lập trình viên hay những nhà phát triển dự án của mình chạy thử nghiệm hệ thống họ làm xem đúng hoặc chuẩn chưa.
Testnet là một giai đoạn thử nghiệm, những dữ liệu chưa chính thức lưu trữ trên blockchain nên có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa linh hoạt nếu xuất hiện các lỗi bảo mật, giao dịch không thành công,…
Ví dụ, một dự án ICO bắt đầu chuẩn bị phát triển phần mềm hay những dự án trên đó. Sau khi lập trình xong những công nghệ hoặc nền tảng của mình thì sẽ cần một nơi để chạy thử nghiệm phần mềm/ứng dụng của mình viết ra đã đúng chưa. Nhờ vào việc chạy thử nghiệm này cũng có thể tìm ra những lỗi còn sai sót để hoàn thiện phần mềm trước khi đưa lên nền tảng blockchain để sử dụng.
Mục đích của Testnet là giúp hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra trước khi đưa vào hoạt động.
Mainnet là gì?
Trái ngược với Testnet, Mainnet là thuật ngữ dùng biết đến như mạng chính thức, là phiên bản hoàn chỉnh của Blockchain sau khi đã trải nghiệm thành công ở Testnet.
Nếu đã ở giai đoạn Mainnet thì Blockchain đó có quyền phát hành một đồng coin nào đó riêng mà không phụ thuộc vào blockchain nào khác.
Ngoài ra, các giao thức được xây dựng trên blockchain nền tảng thứ ba và họ chính thức sao lưu dữ liệu trên Mainnet của Blockchain nền tảng đó, cũng có thể gọi là Mainnet.
Ví dụ về Chainlink (LINK): Chainlink thực hiện Mainnet trên nền tảng của Ethereum, tức là sau khi Mainnet, dữ liệu của giao thức ChainLink sẽ được ghi lại trên chuỗi khối của Ethereum.
Tầm quan trọng của Testnet và Mainnet
Hai bước này cực kỳ quan trọng trong khâu cuối cùng của dự án.
Testnet là nơi để các nhà phát triển hoặc cộng đồng chạy thử nghiệm sản phẩm của mình, góp ý để phát triển thêm các tính năng hoặc báo cáo lỗi.
Sau khi các lỗi được chỉnh sửa và chính thức đưa vào hoạt động thì đây là lúc Mainnet ra đời.
Kể từ năm 2020 trở lại đây, Testnet còn đóng vai trò thú vị khác, đó là giúp dự án tìm ra được người dùng thật sự quan tâm đến sản phẩm, sau đó airdrop, gửi cho họ một phần thưởng (thường là token dự án) khi tìm ra bug hoặc gửi về những phản hồi có giá trị.
Cách thức hoạt động của Testnet
Không như những bản cập nhật đầy lỗi của Windows, các mạng lưới blockchain lớn mạnh đang hoạt động, chỉ một lỗi nhỏ về thanh toán, hàng triệu người sử dụng trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng.
Việc này sẽ khiến nhiều thứ trở nên tồi tệ như:
- Người sử dụng sẽ mất niềm tin vào đội ngũ phát triển.
- Ảnh hưởng đến tương lai phát triển của dự án coin.
- Khiến giá trị của coin bị ảnh hưởng.
- Nguy hiểm hơn, những lỗi này có thể tạo điều kiện cho hacker tấn công đánh cắp tài sản.
Do đó, khi Testnet được sinh ra để thực hiện thử nghiệm và không gây ảnh hưởng đến Mainnet.
Kiểm tra các dự án hoặc các cập nhật, thử nghiệm xem dự án và những thử nghiệm, cập nhật có ảnh hưởng như thế nào, các nhà phát triển sẽ sử dụng thử nghiệm.
Trong quá trình thử nghiệm, các chỉ số, các lỗi sẽ được phân tích ra để xem các lỗi đó sẽ ảnh hưởng như thế nào. Ngoài ra, có rất nhiều nhà phát triển ủng hộ người dùng tham gia thử Testnet để hỗ trợ tìm lỗi bằng những phần thưởng.
Khi đã hoàn tất việc sửa hầu hết các lỗi, các nhà phát triển sẽ cập nhật lên Mainnet.
Mức độ quan trọng của Testnet
Đối với nhà phát triển
Testnet như một công cụ giúp các nhà phát triển yên tâm hơn khi phát triển các chức năng cho Mainnet hay phát triển một coin mới. Với Testnet, các nhà phát triển sẽ có thể thỏa sức tận hưởng khai thác tối đa các tính năng để thử nghiệm một mạng blockchain. Điều này rất quan trọng để giúp các nhà phát triển sáng tạo hơn.
Ví dụ: Trên Ethereum Testnet, các nhà phát triển có thể muốn kiểm tra các smart contract và triển khai dApp của họ trước khi chạy chúng trên mainnet. Bằng cách này, các nhà phát triển có thể hưởng lợi từ việc hiểu giao thức của blockchain trước khi quyết định xây dựng ứng dụng cho nó.
Đối với miner
Đối với các miner, những thợ đào mỏ họ có thể thỏa sức thử nghiệm các phương pháp đào và cấu hình cách thức khai thác khác nhau trên blockchain trước khi đưa vào “thực chiến”.
Đối với người dùng
Đây được xem là nơi quan trọng để giúp người dùng có thể thử nghiệm trước khi bỏ tiền thật ra để mua tiền ảo.
Testnet sẽ cung cấp những tính năng có giá trị như một đồng coin thật để người dùng trải nghiệm. Do đó, người dùng có thể tìm hiểu cách thức hoạt động, cách sử dụng của đồng tiền ảo ra sao, cách để giao dịch một đồng coin sẽ như thế nào,…
Trên Testnet, khi bạn tìm được lỗi trong một dự án và đóng góp thì sẽ có cơ chế thưởng nữa.
So sánh Testnet và Mainnet
- Testnet là phiên bản thử nghiệm, trong khi mainnet là blockchain chức năng chính của một dự án.
- Testnet và mainnet là hai blockchain hoàn toàn độc lập và sử dụng đồng token riêng của chúng.
- Trong một số bản testnet, các token không có giá trị thương mại và không có chức năng như một đơn vị tiền tệ. Ngược lại, trong mainnet, mọi hoạt động được thực hiện trên blockchain đều yêu cầu một khoản phí dưới dạng token có giá trị nhất định.
- Mainnet và testnet có ID network khác nhau. Ví dụ: ID network chính của Ethereum là 1, trong khi các testnet được sử dụng phổ biến nhất khác có ID mạng là 3, 4 và 42.
- Trên testnet, các lập trình viên tạo ra các khối genesis hơi khác một chút so với thông thường. Cụ thể, một điểm đánh dấu được tạo ra trong các khối và các token. Điều này ngăn chúng được thêm vào mainnet và giúp tách biệt hai blockchain với nhau. Do đó, người dùng không thể chuyển token từ mainnet sang testnet và ngược lại.
- Testnet cho phép người dùng chạy node của mình trên blockchain thử nghiệm. Điều này giúp quá trình khai thác tiền điện tử dễ dàng hơn nhiều. Trong khi đó, trên mainnet, việc khai thác khó khăn hơn do có nhiều thợ đào và cạnh tranh là rất cao.
- Tần suất giao dịch của testnet nhỏ hơn mainnet.
Ba mẹo khi làm Testnet
Chuẩn bị ví và nhận coin thử nghiệm
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các loại ví để kết nối với Testnet và nhận coin/token thử nghiệm của các Testnet thông qua faucet Testnet.
Tùy thuộc vào mỗi mạng lưới, dự án khác nhau, các nhà phát triển của dự án sẽ yêu cầu khác nhau.
Có thể là ví Coinbase, Ledger Nano X, Exodus, Mycelium,…Do đó, bạn nên tìm xem Testnet đó yêu cầu ví nào và chuẩn bị ví đó cho phù hợp nhé.
Trải nghiệm tính năng của dự án
Đây là bước mà giavang.com đánh giá là rất thú vị. Bởi vì bạn sẽ có thể sử dụng, trải nghiệm hầu hết các tính năng của dự án đó mà không phải tốn tiền. Khi tham gia Testnet có thể trải nghiệm hoặc thử bất cứ tính năng nào của dự án như gửi tiền vào thử, giao dịch, trở thành người đi vay, thanh khoản,.. hoặc có thể bạn sẽ trải nghiệm những tính năng mà nhà phát triển yêu cầu.
Phản hồi và đóng góp ý kiến
Đến bước này là lúc bạn sẽ ảnh hưởng đến việc bạn có được nhận thưởng hay không. Khi bạn đóng góp những ý kiến cá nhân cũng như những trải nghiệm khi sử dụng những tính năng đó. Nếu bạn tìm được những lỗi và phản hồi lại với đội ngũ phát triển thì bạn sẽ có cơ hội được nhận thưởng. Tùy theo mức độ phản hồi của bạn sẽ được các nhà phát triển trả công sức đáng.
Những lưu ý khi tham gia Testnet
Rất nhiều người dùng muốn tham gia vào Testnet nhằm mục đích để được nhận thưởng. Mặc dù vậy, không phải tất cả Testnet đều sẵn sàng tặng thưởng cho bạn. Vì thế, khi tham gia vào những dự án Testnet thì bạn cần phải lưu ý những điều căn bản sau đây:
- Bạn phải dành thời gian và đọc kỹ dự án, bởi vì cũng có các Testnet mà các token không được xem là một loại tiền tệ và tất nhiên sẽ không có giá trị thương mại.
- Tất nhiên là sẽ có một số dự án mà nhà phát triển sẽ phát thưởng trực tiếp và công khai cho những người tham gia. Và một số sẽ dự án sẽ công bố thời gian phát thưởng cụ thể.
- Có rất nhiều dự án chỉ để người dùng trải nghiệm các tính năng và không phần thưởng cho những người tham gia Testnet.
- Khi tham gia dự án thì làm vs tâm lý học hỏi dự án, nếu không được trả thưởng thì sẽ có kiến thức
- Không cung cấp mật mã 12 key hoặc 24 key của ví cho bất kì ai. Mặc dù đó là ví rác nhưng các dự án trả thưởng sẽ trả vào ví đó, mất ví là mất lun các dự án sẽ trả thưởng trong tương lai
- Ưu tiên chọn các dự án airdrop trên các nền tảng lớn như CoinMarketCap vì độ uy tín cao hơn.
- Nếu dự án yêu cầu bạn gửi tiền cho họ thì chắc chắn đó là dự án lừa đảo
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ về Testnet và những mẹo khi tham gia Testnet. Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ phần nào sẽ hữu ích cho bạn.
Kiến thức là vô hạn, hãy truy cập giavang.com để cập nhật nhiều tin tức, kiến thức mới nhất để hỗ trợ cho quá trình đầu tư của bạn. Chúc bạn thành công.