Taproot được biết đến là một trong những bản nâng cấp công nghệ được mong đợi nhất của Bitcoin? Đây là một trong những phiên bản giúp khắc phục nhiều hạn chế Bitcoin. Vậy Taproot là gì? Taproot mang lại lợi ích gì cho Bitcoin? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Taproot là gì?
Taproot là phiên bản nâng cấp cho nền tảng Bitcoin. Dự án này được triển khai vào ngày 14/11/2021. Có thể nói, tính từ thời điểm giới thiệu SegWit, Taproot cùng chữ ký Schnorr một trong những bản nâng cấp công nghệ rất được mong đợi đối với Bitcoin.
Taproot được tạo ra nhằm thay đổi các tập lệnh của Bitcoin trước đó để cải thiện quyền riêng tư, khả năng mở rộng và tính bảo mật. Mục tiêu này và nhiều tính năng khác sẽ được thực hiện bằng cách kết hợp Taproot với một bản nâng cấp liên quan được gọi là chữ ký Schnorr.
Trên thị trường tiền mã hóa, quyền riêng tư, khả năng mở rộng và bảo mật là những mối quan tâm lớn. Trên thực tế, đây những vấn đề cần được giải quyết trên Bitcoin. Taproot được tạo ra nhằm giải quyết những điều đó.
Hoạt động nâng cấp Taproot của Bitcoin là gì?
Taproot là bản nâng cấp quan trọng nhất kể từ lần nâng cấp SegWit hồi năm 2017. Theo đó, các tính năng mới tại bản cải thiện lần này là tập trung vào tính riêng tư, hiệu quả và khả năng xử lý các hợp đồng thông minh của mạng lưới.
Bản nâng cấp Taproot có 3 đề xuất cốt lỗi, gồm Taproot, Tapscript và phần cốt lõi – mô hình chữ ký số mới được gọi là chữ ký Schnorr. Với bản nâng cấp mới này trên Bitcoin, người dùng có thể giảm phí giao dịch và nâng cao quyền riêng tư. Không chỉ vậy, với những giao dịch phức tạp hơn, người dùng vẫn có thể thực hiện dễ dàng, thậm chí trader có khả năng mở rộng trường hợp sử dụng để cạnh tranh với Ethereum, đặc biệt là về khả năng hợp đồng thông minh và hỗ trợ Tài chính phi tập trung (DeFi) cũng như non-fungible token (NFT) trên mạng lưới.
Nguyên lý hoạt động Taproot
Để hoàn thiện nâng cấp, Taproot hoạt động chủ yếu dựa trên 3 BIP. Trong đó mỗi BIT sẽ có vai trò khác nhau nhưng tương hỗ lẫn nhau.
Chữ ký Schnorr (BIP340)
Chữ ký Schnorr do nhà toán học và mật mã học người Đức – Claus Schnorr phát triển nhằm tạo điều kiện để xác thực giao dịch trên mạng lưới Bitcoin nhanh hơn và an toàn hơn. Để bảo vệ thuật toán, tác gia cũng đăng ký bản quyền trong nhiều năm, tuy nhiên vào năm 2008, bản quyền đã chính thức hết hạn.
Điểm nổi bật của dự án này, cho phép tạo chữ ký ngắn đơn giản và hiệu quả hơn. Sơ đồ chữ ký từng được Satoshi Nakamoto (cha đẻ của Bitcoin) sử dụng là Thuật toán chữ ký số theo đường elip (ECDSA). Việc chọn ECDSA thay vì thuật toán chữ ký Schnorr là do ECDSA đã được sử dụng rộng rãi, dễ hiểu, an toàn, nhỏ gọn và là mã nguồn mở.
Với sự phát triển của Bitcoin, sơ đồ chữ ký điện tử Schnorr (SDSS) có thể sẽ là một điểm khởi đầu cho thế hệ chữ ký mới của Bitcoin và các mạng blockchain khác.
Chính nhờ vào việc tạo chữ ký ngắn hiệu quả hơn, trong một giao dịch Bitcoin phức tạp, Schnorr đó là chúng có thể lấy được nhiều khóa và tạo ra một chữ ký đặc biệt duy nhất. Như vậy, các chữ ký từ nhiều bên tham gia giao dịch có thể được “tổng hợp” thành một chữ ký Schnorr duy nhất. Đây chính là chữ ký tổng hợp.
Trên thực tế, khi có một tập lệnh Bitcoin đã chạy, Taproot sẽ giúp che dấu việc này. Chẳng hạn, sử dụng Bitcoin với Taproot có thể khiến không ai có thể phân biệt được giao dịch đó được thực hiện trên mạng Lightning, một giao dịch ngang hàng hay là một hợp đồng thông minh phức tạp. Những người theo dõi một trong những giao dịch này sẽ không thấy gì khác ngoài một giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này không thay đổi được thực tế rằng ví của người gửi đầu và người nhận cuối sẽ bị lộ.
Taproot (BIP341)
Đây là chức năng được xây dựng từ bản nâng cấp SegWit vào năm 2017 trên blockchain Bitcoin, cùng sự kết hợp với cây tập lệnh thay thế Merkelized (MAST) để mở rộng quy mô về lượng dữ liệu giao dịch.
Các giao dịch trên mạng lưới Bitcoin do các khóa công khai và riêng tư bảo vệ. Người chi tiêu cần cung cấp chữ ký để chứng minh họ là chủ sở hữu thực sự trước khi có thể chuyển. Ngoài giao dịch yêu cầu một chữ ký, những người chi tiêu cũng có thể sử dụng nhiều tính năng như phát hành timelock, yêu cầu đa chữ ký (multisig) và nhiều tính năng khác để giao dịch Bitcoin trở nên phức tạp hơn.
Tốc độ giao dịch chậm lại, do các giao dịch đa chữ ký phức tạp này yêu cầu nhiều dữ liệu nhập vào và chữ ký để xác minh. Đồng thời, thông tin giao dịch sẽ tự động được tiết lộ trên blockchain, điều này có khả năng làm giảm tính bảo mật của người dùng.
Tuy nhiên, một giao dịch MAST có thể đại diện cho nhiều tập lệnh. Do đó, sau khi tích hợp MAST, số lượng tập lệnh và xác minh cần thiết có thể được giảm bớt. Vì vậy, khi một giao dịch Bitcoin phức tạp được gửi đến MAST, không cần cây Merkle để xử lý giao dịch. Thay vì chi tiết đầy đủ, MAST chỉ cho phép các điều kiện thực hiện của giao dịch được cam kết với blockchain. Điều này có thể làm giảm đáng kể khối lượng dữ liệu cần thiết để lưu trữ trên mạng lưới. Chức năng này không chỉ cung cấp khả năng mở rộng lớn hơn và hiệu quả cao hơn cho blockchain Bitcoin mà còn mang lại sự riêng tư cao hơn cho người dùng Bitcoin.
Tapscript (BIP342)
Tapscript là một tập hợp các opcode, hướng dẫn giao dịch dùng để chỉ định cách thức thực hiện. Đây là bản nâng cấp ngôn ngữ mã hóa cho Bitcoin Script để mở đường cho 2 BIP khác. Với nhiều không gian có sẵn hơn trong các block, Tapscript được kỳ vọng sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho các tính năng mới, đồng thời có khả năng giúp mạng lưới Bitcoin hỗ trợ và tạo các hợp đồng thông minh trong tương lai.
Lợi ích của Taproot
- Giúp giảm lượng dữ liệu được truyền và lưu trữ trên blockchain, từ đây giúp mạng lưới được cải thiện.
- hiều giao dịch hơn trên mỗi block (tỷ lệ TPS cao hơn).
- Phí giao dịch thấp hơn.
- Tăng tính bảo mật tốt hơn cho giao dịch. Chữ ký BitCoin trước đó dễ bị uốn về mặt kỹ thuật nên dễ bị thay thế. Bọn xấu hay lợi dụng điều này để tấn công các giao dịch và làm giao dịch ở trạng thái như chưa hề diễn ra. Tuy nhiên, chữ ký Taproot sẽ không còn dễ bị uốn và độ bảo mật trên mạng lưới Bitcoin sẽ cao hơn.
Ý nghĩa của Taproot
Trước Taproot, giao thức Bitcoin vẫn đang được phát triển ở Lớp 1 trong khi những giao thức khác như Ethereum đã bắt đầu khởi động ở Lớp 2 và DApp. Sau khi nâng cấp, Bitcoin mở ra con đường triển khai các hợp đồng thông minh và có khả năng mở rộng trường hợp sử dụng để cung cấp cho các thị trường NFT và DeFi thịnh hành trong tương lai. Chính vì vậy, việc kích hoạt Taproot sẽ tăng cường chức năng của mạng lưới Bitcoin để tạo điều kiện cho các giao dịch nhanh chóng và đáng tin cậy.
Khi trở nên hiệu quả hơn với phí thấp hơn, mạng lưới Bitcoin có thể khuyến khích nhiều giao dịch hơn và được áp dụng rộng rãi hơn. Đồng thời Taproot không chỉ có ý nghĩa với mạng lưới mà với người dùng, quyền riêng tư của họ đối với các giao dịch sẽ được bảo vệ tốt hơn. Từ đây, giúp BTC trở nên cạnh tranh hơn so với các coin riêng tư khác trên thị trường.
Kết luận
Nói tóm lại, Taproot là một bản nâng cấp thông minh của mạng lưới Bitcoin. Nhờ vào phiên bản này, hệ thống sẽ được bảo mật tốt hơn và giao dịch nhanh chóng hơn. Không chỉ vậy, còn giúp mở rộng mạng lưới và thực hiện nhiều giao dịch hớn. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Taproot. Chúc các bạn giao dịch thành công.