Kiểm soát tâm lý trong giao dịch là một trong những yếu tố quyết định thành bại của một trader. Hôm nay, hãy cùng giavang.com tìm hiểu về tâm lý trader khi giao dịch và làm cách nào để kiểm soát tốt tâm lý của bản thân trong bài viết dưới đây!
Mục Lục
- 1 Tâm lý trader khi giao dịch là gì?
- 2 Tầm quan trọng của kiểm soát tâm lý giao dịch
- 3 Các tâm lý giao dịch thường gặp ở các Trader
- 4 10 cách kiểm soát tâm lý trong giao dịch
- 4.1 1. Hãy tự đặt ra quy tắc cho bản thân
- 4.2 2. Không nên dán mắt vào màn hình
- 4.3 3. Hãy giao dịch đúng điều kiện thị trường
- 4.4 4. Tránh giao dịch khi thị trường bất lợi
- 4.5 5. Dừng giao dịch khi liên tiếp thua
- 4.6 6. Hạn chế giao dịch khi thắng liên tiếp
- 4.7 7. Đặt ra nhật ký giao dịch và chiến lược giao dịch
- 4.8 8. Tối ưu hệ thống giao dịch
- 4.9 9. Học cách quản lý vốn
- 5 Kết luận
Tâm lý trader khi giao dịch là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tâm lý giao dịch là cụm từ dùng để chỉ mọi cảm xúc của một trader trong quá trình giao dịch trên thị trường. Các cảm xúc đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực.
Việc kiểm soát tâm lý trong giao dịch là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của một trader. Tuy nhiên, những trader mới thường lãng quên vấn đề này và coi nó không thật sự cần thiết.
Tâm lý FOMO nguy hiểm thế nào?
Tầm quan trọng của kiểm soát tâm lý giao dịch
Ngoài kiến thức chuyên môn thì việc hiểu rõ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân là vấn đề vô cùng quan trọng đối với một nhà giao dịch.
Hãy tưởng tượng bạn mất $1 hay $50 thì chuyện đó không ảnh hưởng gì, nhưng nếu bạn mất đi hàng ngàn đô la thì không thể tưởng tượng cảm xúc lúc đó của bạn sẽ ra sao.
Hoảng sợ, lo lắng hay phấn khích là những cảm xúc vô hình chung khiến các nhà giao dịch hành xử mất kiểm soát. Khi bạn có thể nắm được và kiểm soát chúng một cách tốt nhất thì bạn sẽ thành công hơn trong đầu tư.
Ông Mark Douglas – Chuyên gia hàng đầu về tâm lý giao dịch & Tác giả quyển sách nổi tiếng “Trading in the Zone”, từng phát biểu rằng:
“If your goal is to trade like a professional and be a consistent winner, then you must start from the premise that the solutions are in your mind and not in the market.” – Mark Douglas
(Tạm dịch: Nếu bạn muốn giao dịch như một chuyên gia và luôn thắng trong mọi giao dịch, thì bạn phải bắt đầu từ tiền đề giải pháp nằm trong tâm trí bạn chứ không phải trên thị trường”)
Đối với một nhà giao dịch thành công, họ sẽ có cách để quản lý cảm xúc của mình hiệu quả trong khi đám đông hoảng loạn đi chăng nữa.
Các tâm lý giao dịch thường gặp ở các Trader
Khung bậc cảm xúc trong đầu tư
“Hãy tham lam khi người khác sợ hãi, và hãy sợ hãi khi người khác tham lam”. Đây là một câu nói mà tỷ phú Warren Buffett với phương pháp đầu tư giá trị từng phát biểu.
Bất kỳ ai đang giao dịch hay chuẩn bị bước vào đều phải ghi nhớ câu nói này. Nhưng trên thực tế thì không phải trader nào hiểu và áp dụng được.
Dưới đây là chuỗi cung bậc cảm xúc mà trader cần biết:
- Tâm lý lạc quan: loại tâm lý này sẽ xuất hiện ở đa số trader khi mới bước vào đầu tư.
- Niềm tin: Bên cạnh lạc quan, yếu tố niềm tin của các trader luôn được biểu hiện rõ rệt khi thị trường Uptrend.
- Hưng phấn: đây là loại tâm lý cần cảnh báo nhất cho trader. Vì khi bạn đang hưng phấn thì mọi quyết định đầu tư được xem là phi lý trí. Đôi khi còn xảy ra tình trạng mua bất chấp và nhồi lệnh vô tội vạ.
- Lo lắng: loại tâm lý này sẽ xuất hiện khi trader bắt đầu ngờ vực về số tài sản mình đang nắm mỗi khi cảm thấy nguy cơ thua lỗ đang đến gần.
- Sợ hãi: Tâm lý này xảy ra khi thị trường bị biến động, xảy ra những điều khó lường trước. Lúc này, trader sẽ e dè, sợ hãi đặt lệnh và bắt đầu suy nghĩ kỹ lưỡng hơn.
- Tuyệt vọng: Sau cảm xúc sợ hãi thì loại tâm lý tiếp theo sẽ là tuyệt vọng. Họ rơi vào trạng thái không còn cách nào để hành động với số tài sản mà họ đang nắm giữ và mọi thứ cứ theo chiều hướng đi xuống và đôi khi họ sẽ hành động thiếu suy nghĩ.
- Hoảng loạn: Khi đã cạn kiệt suy nghĩ, các nhà đầu tư chuyển sang bán tháo, bán lỗ bằng mọi cách.
- Tức giận: Sau khi trải qua các giai đoạn, hoảng loạn và tuyệt vọng thì tiếp đến nhà đầu sẽ dễ bị kích động và nóng giận. Họ thua lỗ, liên tục đổ lỗi cho thị trường, cho sàn môi giới, cho khả năng lãnh đạo của cơ quan cấp cao. Từ đây một loạt các Trader rời khỏi thị trường.
Nguyên nhân của các vấn đề tâm lý trong giao dịch
- Ảnh hưởng từ đám đông: Đó là việc trader không quyết định theo lý trí bản thân mà dựa vào đám đông để mua bán, ví dụ như người khác mua vào thì mình cũng mua vào và ngược lại.
- Thiếu hiểu biết: Gần đây, các trader bị dụ dỗ bởi những lời mời hấp dẫn của broker lừa đảo được đưa tin rất nhiều. Do đó, kiến thức và kinh nghiệm là một nền tảng vững chắc trong giao dịch.
- Hiệu ứng FOMO: nghĩa là luôn lo sợ bỏ lỡ khi mua cổ phiếu hay tiền mã hóa dẫn đến tình trạng ồ ạt mua theo một cách mù quáng. Nhưng kết quả nhận được chỉ là hai từ thua lỗ.
- Quá tự tin hoặc tự ti: Việc tự tin sẽ tạo nên sự chủ quan và tự ti sẽ tạo nên tính e dè trong đầu tư. Tự tin quá khi họ muốn thể hiện bản thân chẳng thua một ai và liên tục mua bán, nhồi lệnh. Tự ti là khi họ không đủ tự tin để bám sát vào chiến lược và kế hoạch giao dịch đã đề ra.
10 cách kiểm soát tâm lý trong giao dịch
1. Hãy tự đặt ra quy tắc cho bản thân
Trước khi thực hiện giao dịch, trader nên dành thời gian để suy nghĩ và lên kế hoạch các quy tắc của riêng bạn để làm theo trong quá trình giao dịch. Việc này giúp bạn có thể theo đúng tiến độ và một phần kiểm soát được cảm xúc chính mình.
Những quy tắc đó bao gồm mức rủi ro hoặc phần thưởng để vào và ra khỏi giao dịch, thông qua các mục tiêu lợi nhuận hoặc dừng lỗ.
Thế nhưng, không ít trader quên mất việc này và không xem đây là việc cần thiết phải làm.
2. Không nên dán mắt vào màn hình
Việc dán mắt xuyên suốt vào màn hình là một thói quen xấu cần loại bỏ của các trader. Thói quen này không những trader mới mà cả những trader lâu năm cũng vướng phải.
Đa số trader có thói quen sẽ theo dõi lệnh khi giao dịch từ khi nó được đặt cho đến khi nó được hoàn thành.
Không thể trách các trader được vì đây là vấn đề tâm lý chung. Chúng ta có thói quen theo dõi nó trên đường đi khi quyết định một vấn đề gì đó.
Vậy việc giám sát lệnh liên tục như thế có thật sự giúp bạn xử lý các giao dịch của bạn tốt lên không? Câu trả lời là không, nếu có thì rất hiếm.
Tóm lại, việc dán mắt xuyên suốt trên màn hình liên tục chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn mà thôi vì lúc nào bạn cũng bồn chồn lo lắng và mất kiên nhẫn khi nhìn thấy thị trường biến động lên xuống và có khi sẽ đi đến những hành động thiếu lý trí.
Việc bạn cần làm là đôi khi hãy ra ngoài, đi dạo hoặc tập thể dục để giữ cho tâm trí của bạn được thoải mái, tránh xa màn hình máy tính.
3. Hãy giao dịch đúng điều kiện thị trường
Tránh xa các điều kiện thị trường không thuận lợi cũng là một điều cần thận trọng. Không giao dịch khi bạn không ‘cảm thấy thích nó’ là một ý tưởng tốt. Đừng nhìn vào thị trường để làm cho bạn cảm thấy tốt hơn; Nếu bạn không muốn giao dịch, giải pháp đơn giản có thể là bỏ qua nó.
4. Tránh giao dịch khi thị trường bất lợi
Như bạn đã biết, thị trường luôn biến động không ngừng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến biến động thị trường như kinh tế, chính trị hay môi trường…và cũng có những yếu tố nằm ngoài dự đoán của chúng ta.
Một ví dụ mới đây nhất sẽ khiến bạn rõ hơn là sự kiện ông Donald Trump được bầu làm tổng thống và thị trường Forex đã bị “chếnh choáng” và “chao đảo” trước những tweet bất ngờ của ông Trump.
Nếu bạn là trader mới thì bạn không nên giao dịch khi thị trường biến động liên tục. Tại thời điểm này, tốt nhất bạn hãy dừng giao dịch và chờ đợi thị trường bình ổn trở lại cũng không muộn.
5. Dừng giao dịch khi liên tiếp thua
Thật vậy, bất cứ phương pháp nào cũng có những sai số cơ bản vì vậy việc dừng giao dịch khi liên tiếp thua là một cách hữu hiệu để bình ổn tâm lý bạn lại.
Bạn đừng quá lo lắng, tất cả những trader ngoại hối lâu năm trên thế giới đã trải qua chuỗi thua lỗ liên tiếp. Hiểu một cách đơn giản thì giao dịch forex như cuộc chơi của xác suất.
Có thể bạn đang sử dụng một hệ thống giao dịch có 80% cơ hội chiến thắng và đã được chứng minh trong một thời gian dài. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không gặp phải một loạt 5 hoặc 10 giao dịch thua lỗ liên tiếp, thậm chí lâu hơn thế.
Nghiêm túc mà nói, khi bạn có một hệ thống giao dịch tuyệt vời với tỷ lệ thắng lên tới 80%, điều đó có nghĩa là với 100 giao dịch, bạn chỉ mất 20. Nhưng anh không biết, 20 giao dịch. Đâu là tổn thất trong số 100 lệnh giao dịch.
Thị trường luôn có những thời điểm khác nhau. Tại một số thời điểm, các điều kiện thị trường không thuận lợi cho hệ thống giao dịch của bạn khiến bạn nhận được một loạt các khoản lỗ liên tiếp và rơi vào khủng hoảng.
Chúng ta chỉ là con người bình thường, hầu hết trong số đó chúng ta cảm thấy khó khăn để ở trong trạng thái bình tĩnh và chỉ muốn đòi lại những gì đã mất, ngay lập tức.
Đó là khi tâm lý giao dịch của bạn dần mất kiểm soát. Thay vào đó, hãy bước ra ngoài, đi vài vòng để bình tĩnh và không bao giờ bật máy tính cho đến khi bạn cảm thấy tốt.
6. Hạn chế giao dịch khi thắng liên tiếp
Đến đây, có lẽ nhiều người thắc mắc là khi mình đang thắng liên tục thì tại sao phải dừng lại? Tâm lý chung của con người là khi thắng được một chuỗi lệnh liên tục, chúng ta thường cảm thấy tự tin và dần chuyển sang tự mãn, bạn cảm thấy rằng hệ thống giao dịch của bạn là ưu việt nhất.
Điều này sẽ dẫn đến một tâm lý chủ quan khi bạn giao dịch, để rồi khi vì một lý do nào đó dẫn đến thua, bạn sẽ quay lại trạng thái cay cú, không cam tâm.
Hơn nữa, lúc này chắc hẳn bạn sẽ đặt ra một câu hỏi, lệnh này mình đặt đã thắng được liên tiếp thì tại sao không đặt lệnh lớn hơn?
Đang trong trạng thái hưng phấn sẽ khiến bạn không còn sáng suốt khi đặt các lệnh. Vì vậy, hãy nghỉ ngơi một chút, xem xét lại những lệnh bạn đã đặt và lý do mình thắng được.
7. Đặt ra nhật ký giao dịch và chiến lược giao dịch
Nhật ký giao dịch không đơn thuần là là một bản tóm tắt mà còn là nơi ghi chép những cảm xúc và hành động cụ thể mà trader đã thực hiện. Những nội dung cần ghi chép là:
- Mật độ giao dịch
- Từng giao dịch thành công như thế nào
- Các tài sản đầu tư nào đang sinh lời tốt hơn
- Ghi chép cảm xúc và hành động cụ thể trong từng giao dịch
Soạn thảo một kế hoạch giao dịch là bước đầu tiên trong việc kiểm soát tâm lý giao dịch ngoại hối, nhưng thật không may, kế hoạch giao dịch sẽ không loại bỏ hoàn toàn các tác động của những cảm xúc này.
8. Tối ưu hệ thống giao dịch
Nghe có vẻ không liên quan nhưng thật chất tối ưu hệ thống giao dịch thì liên quan chặt chẽ đến ổn định tâm lý giao dịch.
Bạn không nghe nhầm đâu! Khi bạn có một hệ thống giao dịch tốt hơn, bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Bạn có thể thấy các chuyển động của thị trường, bạn có thể thấy những tình huống như vậy sẽ dẫn đến kết quả như thế nào, điều đó khiến bạn không còn cảm thấy thất vọng và thất vọng khi đưa ra quyết định vội vàng, hầu hết trong số đó không còn tốt nữa.
Ngược lại, với một hệ thống giao dịch sơ sài, tỷ lệ thắng thấp gây khó khăn cho việc kiểm soát tâm lý.
Bởi vì rất khó để giữ tâm lý bình tĩnh và ổn định khi hệ thống liên tục đưa ra tín hiệu nhập sai, khiến bạn gặp phải một loạt các lệnh mất.
Do đó, luôn ghi âm và đánh giá để cải thiện hệ thống giao dịch cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp bạn kiểm soát tâm lý của mình.
9. Học cách quản lý vốn
Quản lý vốn ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý giao dịch. Nó là cơ sở để bạn cảm thấy an toàn và tự tin khi giao dịch. Một khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng và quản lý vốn hợp lý, bạn sẽ không bị khủng hoảng mỗi khi thua lệnh, bù lại là một tâm lý vô cùng điềm tĩnh để tiếp tục chiến lược giao dịch đã đề ra.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên bạn hiểu được tâm lý trader khi giao dịch quan trọng như thế nào và 9 cách để kiểm soát tâm lý trong giao dịch hiệu quả. Chúc các bạn thành công!