“Tài sản ròng” có lẽ là một thuật ngữ bạn đã từng nghe qua. Tuy nhiên, bạn chưa nắm rõ được đó là loại tài sản gì? Nó đóng vai trò như thế nào đối với lĩnh vực tài chính – tài chính. Hãy cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm hiểu cụ thể hơn về loại tài sản này nhé!
Mục Lục
Sơ lược về tài sản ròng
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là tài sản thuộc sở hữu của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp, nhà nước hoặc quốc gia khi đã lấy tổng tài sản hiện có trừ đi những khoản nợ (nợ ngân hàng, trả góp, nợ thẻ tín dụng,…)
Ví dụ về tài sản ròng: tiền mặt, bất động sản, máy móc, công nghệ, nhà xưởng hoặc nhiều khoản đầu tư khác…
Tài sản ròng sẽ là dữ liệu phản ánh tình hình tài chính của bạn. Đây cũng là một tiêu chí để đánh giá hồ sơ vay khi bạn muốn vay ngân hàng.
Thu nhập thụ động là gì? Cách đa dạng nguồn thu nhập mỗi tháng
Tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán là gì?
Tài sản ròng trong chứng khoán là giá trị của toàn bộ tài sản (tài chính hay phi tài chính) của một doanh nghiệp sau khi trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán.
Trong đó:
- Tài sản tài chính: bao gồm chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu,…
- Tài sản phi tài chính: bao gồm các máy móc, thiết bị, đất đai,…
Tài sản ròng sẽ thể hiện rõ tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ có thể hình dung được giá trị thực tế của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán dựa vào net worth.
Giá trị tài sản ròng (NAV) là gì?
Giá trị tài sản ròng (hay còn được gọi là tài sản thuần, trong tiếng Anh là Net Worth) – là phần tài sản còn lại của chủ thể sau khi lấy tổng giá trị tài sản mà chủ thể sở hữu trừ đi toàn bộ số nợ chưa được thanh toán.
Tài sản ròng của một cá nhân sẽ không cố định mà luôn luôn biến động, có lúc tăng có lúc giảm. Do đó, việc tính toán giá trị này có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng các công cụ có sẵn. Đối với những cá nhân có Net Worth cao thì có thể thuê các tổ chức tài chính để họ thống kế tính toán.
Phân loại tài sản ròng
Tài sản ròng được chia làm hai loại dựa vào thời gian sử dụng của tài sản gồm: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn sẽ bao gồm những loại tài sản có thời gian sử dụng ngắn, đa phần là dưới một năm hoặc một chu kỳ cụ thể trong doanh nghiệp. NAV (Net Asset Value) sẽ khá thấp và thay đổi liên tục trong quá trình sử dụng:
Ví dụ về tài sản ngắn hạn: tiền và tài sản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho hoặc các khoản ký quỹ khác,…
Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn gồm những tài sản có thời gian sử dụng trên 12 tháng hoặc trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản này sẽ có Net Worth lớn và ít bị biến động trong quá trình sử dụng.
Tài sản dài hạn bao gồm:
- Tài sản cố định: Loại tài sản có giá trị lớn và có khấu hao trong suốt quá trình sử dụng. Tài sản cố định tồn tại dưới hai dạng: hữu hình (chẳng hạn nhà cửa, đất đai, máy móc, nhà xưởng sản xuất,…) và vô hình (chẳng hạn bản quyền, giấy phép kinh doanh hoặc khai thác, giấy chứng nhận,…)
- Đầu tư tài chính dài hạn: liên kết đầu tư, cho vay dài hạn, liên doanh góp vốn,…
- Bất động sản: các khoản đầu tư của doanh nghiệp và nhà, đất nhằm sinh lợi nhuận.
- Các khoản phải thu dài hạn: những tài sản bị các bên chiếm dụng với thời gian nắm giữ trên 1 năm.
- Các hình thức tài sản khác: ký gửi dài hạn, chi phí phải trả trước,…
Cách tính tài sản ròng đơn giản nhất
Cách tính tài sản ròng dựa trên sổ sách
Giá trị tài sản ròng (Net Worth) = Tổng tài sản sở hữu – Tổng nợ phải trả |
Trong đó:
- Tổng tài sản sở hữu: Bao gồm các khoản đầu tư, tài sản cá nhân, tài sản lưu động, các khoản cho vay, vàng, đất đai, xe cộ, cơ sở vật chất,
- Tổng nợ phải trả: Bao gồm các khoản vay như vay thế chấp, vay trả góp, vay tín dụng, vay cá nhân,…
Cách tính tài sản ròng dựa trên giá trị thị trường
Công thức tính như sau:
NAV = (Tổng tài sản của doanh nghiệp – Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp)/ Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường |
Trong đó:
- Tổng tài sản của doanh nghiệp = tổng giá trị cổ phiếu theo giá trị thị trường hiện tại + tiền mặt tại đơn vị đó.
- Tổng tài sản của doanh nghiệp: bao gồm cổ phiếu, bất động sản, tài sản cố định, tổng giá trị hàng hóa,..
- NAV sẽ xác định dựa vào giá trị cổ phiếu trên thị trường.
Ý nghĩa của giá trị tài sản ròng là gì?
NAV đóng vai trò quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia bởi lẽ:
- NAV là thước đo khả năng tài chính
- Là cơ sở để nhà đầu tư hoặc ngân hàng cũng như các đối tác có thể đánh giá tiềm lực của doanh nghiệp bất kỳ
- Nếu NAV âm có nghĩa là việc kinh doanh của doanh nghiệp đang không hiệu quả, quản lý công nợ chưa tốt. Doanh nghiệp cần đổi mới cơ cấu quản lý để có thể cải thiện tình hình này
- Doanh nghiệp sẽ có kế hoạch với nghĩa vụ nợ của mình hơn thông qua việc đánh giá cả báo cáo tài chính và tài sản ròng.
- Đối với một quốc gia nếu NAV dương cho thấy tình hình kinh tế tốt, tài chính khỏe. Còn nếu NAV âm thì quốc gia đó sẽ cần đề ra biện pháp giảm chi tiêu ngân sách Nhà nước.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về tài sản ròng và giá trị của nó. Mong rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết cùng giavang.com.
Bài viết liên quan:
Tiêu sản là gì? Sự khác nhau giữa tiêu sản và tài sản
Dầu Brent là gì? Phân biệt dầu Brent và dầu WTI