Tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn là hai loại tài sản quan trọng để duy trì hoạt động doanh nghiệp. Vậy tài sản dài hạn là gì? Đặc điểm ra sao? Làm thế nào để phân biệt tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn? Hãy cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây để trả lời cho những thắc mắc trên nhé!
Mục Lục
Tài sản dài hạn là gì?
Từ tiếng Anh của tài sản dài hạn là long-term assets. Những tài sản có giá trị cao, có thời hạn sử dụng và thu hồi trên một năm (10 triệu đồng trở lên). Mục tài sản này trong bảng cân đối kế toán cho một doanh nghiệp bao gồm:
- Tài sản cố định (tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định cho thuê tài chính)
- Các khoản phải thu dài hạn
- Đầu tư dài hạn (đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh…)
- Bất động sản đầu tư
- Tài sản dở dang dài hạn
- Các loại tài sản dài hạn khác
Trong đó:
- Tài sản cố định hữu hình có nghĩa là những loại tài sản có hình thái vật chất cụ thể, có nguyên giá tài sản từ 30 triệu đồng trở lên, trong quá trình sử dụng tài sản đó bị hao mòn đi, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng hình thái vật chất ban đầu vẫn được giữ nguyên chẳng hạn như: nhà cửa, máy móc, phương tiện vận tải,…
- Tài sản cố định vô hình là một lượng giá trị nhất định của doanh nghiệp đầu tư vào tài sản, và phải thỏa mãn các điều kiện của tài sản cố định hữu hình. Tài sản cố định vô hình đề cập đến các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể chẳng hạn như: bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả,…
- Tài sản cố định thuê tài chính được hiểu là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê từ những đơn vị cho thuê tài chính, khi sử dụng tài sản cố định thuê tài chính thì doanh nghiệp sẽ cần tiến hành trích khấu hao với tài sản này. Đến khi thời hạn thuê kết thúc, doanh nghiệp được quyền chọn mua lại hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện thỏa mãn hợp đồng thuê tài chính.
- Bất động sản đầu tư là những loại bất động sản mà doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát với mục đích cho thuê hoặc chờ tăng giá rồi mới bán với mục đích kiếm chênh lệch, sinh ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các bất động sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc bất động sản được bán trong kỳ sản xuất kinh doanh không phải là bất động sản đầu tư, mà là tài sản cố định.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm toàn bộ phần giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo với các khoản chi phí đầu tư dài hạn như: đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, hoặc đầu tư góp vốn liên doanh,…để sinh lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu dài hạn tức là các khoản phải thu khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho đơn vị bán, cung cấp,…Các khoản phải thu dài hạn là biểu hiện cho quyền đòi nợ của doanh nghiệp với con nợ, hoặc những đơn vị nợ trong thời hạn trên 12 tháng.
- Tài sản dở dang dài hạn là tiêu chí để đánh giá, phản ánh giá trị chi phí sản xuất kinh doanh đang dở dang hoặc chi phí xây dựng cơ bản dài hạn dang dở tại thời điểm báo cáo.
Như vậy, tài sản phải đảm bảo những yếu tố sau mới được coi là tài sản dài hạn:
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm hoặc sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh.
- Mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp từ việc đầu tư vào tài sản.
- Nguyên giá tài sản tài sản được xác định tin cậy và có giá trị trên 10 triệu đồng.
Doanh thu là gì? 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
Thị trường ngách là gì? 5 bước đơn giản xác định thị trường ngách
Đặc điểm của tài sản dài hạn
- Tính thanh khoản thấp: Tài sản dài hạn sẽ khó để chuyển đổi thành tiền mặt. Giá trị cũng sẽ bị biến động do thời gian luân chuyển dài.
- Kỳ vọng đem lại lợi nhuận trong dài hạn: Các khoản đầu tư dài hạn hoặc bất động sản đầu tư được doanh nghiệp nắm giữ với mục đích tạo lợi ích trong tương lai dài hạn.
- Vốn đầu tư và chi phí duy trì cao: Bởi lẽ tài sản dài hạn có giá trị lớn, nên doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra vốn đầu tư cao. Bên cạnh đó các tài sản như xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất đòi hỏi tốn thêm chi phí để bảo trì.
- Khó thích nghi với sự thay đổi kinh doanh: Các khoản đầu tư vào tài sản dài hạn sẽ rất lớn và khó thu hồi trong ngắn hạn. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi hoạt động kinh doanh thì rất khó để chuyển đổi các tài sản này nhanh chóng.
Vai trò của tài sản dài hạn trong vận hành doanh nghiệp
Giúp phản ánh tiềm lực kinh tế
Những tài sản như cơ sở vật chất, nhà xưởng máy móc sẽ thể hiện tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh sự phát triển cũng như quy mô của một doanh nghiệp.
Ví dụ:
- Những doanh nghiệp kinh doanh ô tô sẽ luôn đầu tư showroom để trưng bày các sản phẩm của mình thật sang trọng, hoành tráng.
- Các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thường sẽ đầu tư mạnh cho trụ sở, các chi nhánh,…
Ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh
Có thể thấy rằng tài sản dài hạn là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, bất động sản, ngân hàng,…thì tài sản dài hạn lại càng quan trọng.
Một doanh nghiệp sản xuất sẽ không thể thiếu nhà xưởng, máy móc và dây chuyền sản xuất,…Một doanh nghiệp bất động sản sẽ chẳng thể thiếu các công trình, dự án, khu chung cư,…Do đó, nếu quản lý tài sản dài hạn hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn.
Cơ sở để đánh giá doanh nghiệp
Nhà đầu tư có thể dựa vào tài sản dài hạn để đánh giá về doanh nghiệp. Chẳng hạn trường hợp dòng tiền đột ngột sụt giảm do doanh nghiệp đầu tư tài sản trong dài hạn. Nếu nhà đầu tư tìm hiểu và lý giải được thì sẽ không bị ảnh hưởng do động thái này.
Phân biệt tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn
Điểm giống nhau
Hai loại tài sản này đều có giá trị thuộc sở hữu của cùng một doanh nghiệp và đều có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (tức là đều có tính thanh khoản).
Điểm khác nhau giữa hai loại tài sản
Tiêu chí so sánh | Tài sản dài hạn | Tài sản ngắn hạn |
Thời hạn | Bao gồm những tài sản có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng | Bao gồm những tài sản có thể bán hoặc sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường. |
Phân loại | Các khoản phải thu dài hạn
| Tiền và các khoản tương đương tiền
|
Tính thanh khoản |
|
|
Tính thích nghi | Loại tài sản dài hạn sẽ khó để thích nghi với những thay đổi của hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng. Bởi lẽ những khoản đầu tư tài sản dài hạn có thể khó thu hồi trong ngắn hạn và sẽ tốn kém. | Tài sản ngắn hạn sẽ dễ thích nghi với những thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ những khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn có thể dễ dàng thu hồi và không tốn quá nhiều chi phí. |
Mục đích sử dụng | Mục đích để mang lại lợi ích trong tương lai dài hạn cho doanh nghiệp (lớn hơn một năm hoặc 1 chu kỳ hoạt động). | Mục đích giúp cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và không bị gián đoạn. |
Khấu hao | TSDH mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp nên cần được tính khấu hao để có thể phân bổ chi phí trong khoảng thời gian dài hạn. | TSNH có thời gian thu hồi trong vòng một năm tài chính hoặc một chu kỳ cho nên không bị tính khấu hao. |
Ghi nhận giá trị | Được ghi nhận theo phương pháp giá gốc | Cần được đánh giá lại hàng kỳ do thời gian thu hồi trong vòng 1 năm, đồng thời tài sản ngắn hạn bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường. |
Những khó khăn khi đầu tư vào tài sản trong dài hạn
Tài sản dài hạn là loại tài sản này đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, làm thế nào để đầu tư vào tài sản dài hạn là một vấn đề thách thức. Chủ sở hữu của doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn đáng kể vào. Nếu việc đầu tư không đem lại hiệu quả thì sẽ rất dễ gia tăng khoản nợ cho doanh nghiệp.
Biến động là không thể tránh khỏi vì giá trị của loại tài sản này dàn trải trong nhiều năm. Việc dự trù kế hoạch khai thác, tính khấu hao là việc cần làm. Doanh nghiệp thường sử dụng những chỉ tiêu như: tỷ lệ vòng quay tài sản cố định, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản,…và các chỉ số tài chính khác, từ đó phân tích tình hình sử dụng tài sản trong dài hạn. Điều này giúp đảm bảo các kế hoạch đầu tư tài sản đem lại lợi ích tối đa.
Kết luận
Bài viết trên chia sẻ những thông tin chi tiết về tài sản dài hạn. Đồng thời so sánh tài sản dài hạn với tài sản ngắn hạn để bạn có thể phân biệt hai loại tài sản này. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Bao gồm những gì?
Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? 4 bước tránh bẫy chi phí chìm