Tài chính hành vi là một trong những thuật ngữ được nhiều nhà đầu tư nhắc đến khi tham gia đánh giá, phân tích các thị trường tài chính nói chung. Vậy tài chính hành vi là gì? Các hiệu ứng trong tài chính hành vi được thể hiện như thế nào? Những loại thiên kiến nào có hại trong tâm lý đầu tư mà bất kỳ chủ thể nào cũng đều nên nắm rõ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài phân tích sau đây nhé!
Mục Lục
Tài chính hành vi là gì?
“Tài chính hành vi (Behavioral Finance) là một hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế học hành vi. Thông qua các dữ liệu phân tích này, chúng ta sẽ dễ dàng biết được các khuynh hướng sai lệch xuất hiện trong suy nghĩ của nhà đầu tư khi tham gia quản lý và đầu tư.”
- Sàn chứng khoán FPT là gì? Mở tài khoản chứng khoán sàn FPTS ở đâu?
- Sàn chứng khoán HNX là gì? Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch trên HNX
- Thông tin về sàn chứng khoán HoSE. Những quy định và thời gian giao dịch trên HoSE
- Sàn chứng khoán SSI có uy tín không? Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán SSI
Những vấn đề này sẽ được thể hiện rõ qua các tình huống/sự kiện bất thường trên thị trường tài chính (điển hình là thị trường chứng khoán). Khi giá các cổ phiếu có xu hướng tăng giảm mạnh mà không rõ nguyên nhân hoặc lý do gì cả.
Mục tiêu của tài chính hành vi
Sự xuất hiện các hoạt động nghiên cứu tài chính hành vi sẽ giúp các chuyên gia dễ dàng phân loại được các hành vi tài chính. Từ đó, họ mới có thể xác định nguyên nhân khiến một nhà giao dịch lại đưa ra quyết định đó và làm rõ mức độ ảnh hưởng của những quyết định này lên thị trường tài chính có liên quan.
Nếu nhà đầu tư và quản lý danh mục đầu tư tìm hiểu tài chính hành vi thì chắc chắn họ sẽ thu về được rất nhiều lợi ích trước khi đưa ra các quyết định đầu tư có liên quan. Theo giả định, tài chính hành vi của những chủ thể tham gia thị trường luôn có sự tác động theo một cách có hệ thống đến mọi quyết định đầu tư cũng như kết quả thị trường.
Tìm hiểu về đặc điểm của tài chính hành vi
Bản chất của tài chính hành vi là gì?
Căn cứ theo giả thuyết thị trường có hiệu quả, giá cả luôn phản ánh trực diện các thông tin có sẵn cho một thời điểm bất kỳ trong thị trường thanh khoản, hoặc nơi có người mua và người bán dồi dào. Nhưng thực tế, các hiện tượng dài hạn xuất hiện trên thị trường chứng khoán đều hoàn toàn mâu thuẫn với giả thuyết này. Chưa kể, chúng sẽ không được giải thích hợp lý theo những mô hình ý tưởng mà nhà đầu tư đưa ra dựa trên quyết định lý trí.
Tài chính hành vi giải thích và đánh giá các hành vi này thông qua việc kết hợp các thông tin khoa học về lý luận nhận thức với lý thuyết kinh tế và tài chính thông thường. Có thể xem, bản chất tài chính hành vi là nghiên cứu những thành kiến xuất hiện trong tâm lý con người.
Cho dù thành khiến đó có quan trọng thì chúng vẫn có thể gây nên nhiều quyết định đầu tư phi lý. Trong một tập thể, sự hiểu biết này sẽ giúp các chuyên gia phân tích biết rõ được lý do tại sao hiện tượng bong bóng (mua vào quá nhiều) và hoảng loạn (bán quá nhiều) lại xảy ra.
Các hiệu ứng trong tài chính hành vi
- Mental Accounting (kế toán nhận thức): Nhà đầu tư dựa trên các phán đoán, lập loạn cảm tính để đưa ra các quyết định đầu tư. Thường những hành vi cảm tính này là gán các giá trị hoặc ý nghĩa khác nhau cho một khoản tiền dựa theo cảm xúc nhất thời nên vì thế nó sẽ gây nên nhiều sự bất lợi cho bản thân.
- Herd Behavior (hành động như người khác): Bắt chước hành vi của người khác thường diễn ra mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Hiện tượng này dẫn đến nhiều tình huống tăng giá hoặc giảm giá đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Emotion Gap (vấn đề cảm xúc): Thuật ngữ này thể hiện nhà đầu tư đã đưa ra một quyết định dựa trên các cảm xúc cực đoan như tức giận, lo lắng, sợ hãi hoặc thậm chí là phấn khích. Theo các nhà nghiên cứu, cảm xúc luôn là nguyên nhân hàng đầu khiến mọi nhà giao dịch đưa ra quyết định không sáng suốt.
- Anchoring (thả neo): Nhà đầu tư tận dụng các thông tin không liên quan xuất hiện trong quá khứ để làm căn cứ đưa ra các quyết định đầu tư cho thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như quyết định mua một cổ phiếu dựa vào mức giá đỉnh trong quá khứ.
- Self Attribution (tự tin quá mức): Thể hiện việc một nhà đầu tư đưa ra quyết định trên sự tự tin quá mức vào các kỹ năng cũng như kiến thức mà bản thân có được về thị trường chứng khoán.
Các loại thiên kiến có hại trong tâm lý đầu tư
Khi các chuyên gia phân tích và đánh giá đã nhận thấy nhiều thiên kiến có hại xuất hiện trong tâm lý đầu tư. Cụ thể:
- Thiên kiến xác nhận: Giả sử nếu bạn đã có một định hướng riêng về một khoản đầu tư cụ thể cho bản thân thì khi có thông báo mới xuất hiện bạn sẽ hoàn toàn không chú ý đến điều đó. Thậm chí, bạn lại có xu hướng phản bác và không đồng tình với ý kiến đó.
- Thiên kiến kinh nghiệm: Thiên hướng này thường xảy ra khi nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên các sự kiện trong quá khứ và tin tưởng nó có thể xảy ra trong tương lai gần.
- Ác cảm thua lỗ: Thiên kiến này xuất hiện khi các nhà đầu tư chỉ tập trung với việc thua lỗ hơn là các khoản lợi nhuận mà bạn sẽ thực nhận. Có thể đánh giá, họ ưu tiên việc bảo vệ số tiền hiện có cho hoạt động đầu tư nhằm tránh việc mất mát hơn là mục tiêu kiếm lời.
- Thiên kiến quen thuộc: Xu hướng này xuất hiện khi các nhà đầu tư luôn đưa ra quyết định dựa trên những điều mà họ biết rõ và nắm chắc nhất. Có thể nói nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và những kiến thức đã trải qua trước đó.
Lý giải tài chính hành vi trong chứng khoán
Vận dụng các kiến thức liên quan đến “Tài chính hành vi” đã được Giavang.com nêu rõ qua các danh mục nêu trên. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được tâm lý đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
- Hành vi thứ nhất: Dự đoán chỉ số chứng khoán VN-Index dựa theo thị trường thế giới:
- Nhà đầu tư cá nhân đã xem chỉ số chứng khoán thế giới là điểm tựa để đưa ra dự đoán chỉ số chứng khoán tại Việt Nam.
- Ví dụ: Khi NĐT theo dõi thấy chỉ số Dow Jones hôm nay tăng điểm thì họ sẽ cho rằng ngày hôm sau chỉ số VN-Index cũng sẽ tăng nên quyết định chọn mua cổ phiếu.
- Hành vi thứ hai: Quyết định đầu tư dựa theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp:
- Trên TTCK Việt Nam, NĐT cá nhân, nhỏ lẻ có xu hướng đầu tư theo các NĐT chuyên nghiệp như NĐT nước ngoài, NĐT tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân xem các đơn vị này như là một tình huống điển hình có khả năng đánh giá đúng về sự phát triển của thị trường.
- Hơn hết, họ còn việc NĐT nước ngoài hay NĐT tổ chức đưa ra quyết định mua bán chắc chắn được dựa trên một lý do đáng tin cậy nào đó.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về khái niệm “Tài chính hành vi” là gì cũng như các hiệu ứng trong tài chính hành vi. Mong rằng những nội dung mà Giavang.com chia sẻ nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung rõ được những loại thiên kiến có hại trong tâm lý đầu tư.
Giới thiệu sàn chứng khoán VPS. Công ty chứng khoán VPS mấy giờ mở cửa?