Chu kỳ T0 T1 T2 trong chứng khoán được xem là những ngày giao dịch cơ bản và quan trọng. Những ngày giao dịch này tác động đến quyết định mua và bán của nhà đầu tư. Vậy T0 T1 T2 trong chứng khoán là gì? Lướt T0 là gì? Nhà đầu tư có nên tham gia hình thức giao dịch chứng khoán T0 hay không? Hình thức này có những quy định và lợi ích gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tổng quan về T0 T1 T2 trong chứng khoán
Ngày giao dịch trong chứng khoán vô cùng quan trọng. Tùy vào mỗi chu kỳ T khác nhau mà T0 T1 T2 trong chứng khoán sẽ quy định thời gian trao đổi lẫn thanh toán cụ thể thể tương ứng.
T0 T1 T2 là gì trong chứng khoán?
T trong chứng khoán được viết tắt từ tên Tiếng Anh “Transaction” nghĩa là giao dịch trong chứng khoán. Đây là ký hiệu dùng để chỉ ngày diễn ra các giao dịch trên thị trường dành cho các cổ phiếu với mức giá xác định.
T0 là gì trong chứng khoán?
T0 (ngày giao dịch) là ngày đầu tiên mà nhà đầu tư thiết lập lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thành công. Nếu giao dịch thành công, ta sẽ có những ngày làm việc tiếp theo sau T0 là T1, T2, T3.
T1 là 1 ngày làm việc tiếp theo sau ngày T0. Trong chứng khoán còn gọi là chu kỳ T+1.
T2 là 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày T1. Trong chứng khoán còn gọi là chu kỳ T+2.
T2 là 3 ngày làm việc tiếp theo sau ngày T2. Trong chứng khoán còn gọi là chu kỳ T+3.
Trong chứng khoán, sở dĩ có những ngày này là thời gian dành để bảo trì, sửa chữa các lỗi hệ thống. Bởi không phải lúc nào quá trình mua bán, thanh toán cũng diễn ra trơn tru mà tiềm ẩn không ít rủi ro. Đây là khoản thời gian để hệ thống khắc phục những lỗi này.
Không chỉ vậy, trình tự thời gian trong giao dịch chứng khoán cũng đảm bảo theo quy định nhất định như sau:
- Mua cổ phiếu: Trong quá trình mua cổ phiếu, nhà đầu tư thực hiện lệnh thành công vào ngày T0, thì cần phải đợi đến 16h30 ngày T2 (T+2) cổ phiếu mới chính thức được chuyển về tài khoản. Và đến ngày hành chính T3 (T+3) mới có thể tiến hành các giao dịch đối với các cổ phiếu này.
- Bán cổ phiếu: Đối với hoạt động bán cổ phiếu, nhà đầu tư thực hiện lệnh thành công vào ngày T0, thì cần phải đợi đến 16h30 ngày T2 (T+2) tiền bán cổ phiếu mới chính thức được chuyển về tài khoản. Và đến ngày hành chính T3 (T+3), nhà đầu tư mới có thể sử dụng số tiền này để tiến hành các giao dịch khác.
Lưu ý: Các khoản thời gian T0 T1 T2 trong chứng khoán không tính cho các các ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ khác theo quy định chung. Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu vào ngày thứ sáu, thì đến 16h30 ngày thứ Ba, cổ phiếu mới về tài khoản.
>>Chu kỳ thanh toán T+2 là gì? Tại sao là là chu kỳ thanh toán T+2?
T0 trong chứng khoán
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, hoạt động giao dịch T+0 trong chứng khoán cũng được quy định cụ thể gần đây một số điều kiện nhất định. Ở thị trường Việt Nam, T0 cũng được quy định như sau:
Lướt T0 là gì?
Lướt T0, hay giao dịch T0 trong chứng khoán là việc nhà đầu tư có thể mua bán, giao dịch cổ phiếu ngay ngày T0 chớ không cần phải đợi đến 2 ngày làm việc tiếp theo (T+2) mới có thể thực hiện được giao dịch.
Quy định về điều kiện giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, để có thể tiến hành các giao dịch chứng khoán T0, nhà đầu tư cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện sau:
- Thực hiện ký hợp đồng giao dịch chứng trong ngày với các công ty đã được cấp phép dịch vụ cho vay chứng khoán.
- Các bên phải nêu rõ điều khoản liên quan đến việc công ty chứng khoán được quyền thực hiện giao dịch vay/ mua trong hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày. Mục đích của quy định này nhằm hỗ trợ thanh toán trong việc chuyển giao theo quy định bù trừ nếu bị thiếu hụt trong quá trình giao dịch chứng khoán.
- Không chỉ vậy, cần liệt kê ra rõ các chi phí mà nhà đầu tư phải thanh toán cho công ty chứng khoán trong trường hợp xảy ra rủi ro, thiệt hại.
Quy định về nguyên tắc khi tiến hành giao dịch T0 ở Việt Nam
Nguyên tắc giao dịch chứng khoán trong ngày theo Thông tư số 120 năm 2020 dành cho nhà đầu tư và công ty chứng khoán như sau:
- Đối với công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán cần tách bạch, hạch toán rõ ràng giữa tài khoản giao dịch trong ngày và các tài khoản chứng khoán khác của nhà đầu.
- Đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản tại công ty chứng khoán. Tài khoản lướt T0 phải là tài khoản được quản lý riêng, tách biệt và hạch toán dưới dạng tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán chính mà nhà đầu tư mở ở trên.
- Hoạt động lướt T0 không dành cho những chứng khoán là lô lẻ hoặc các giao dịch chứng khoán thỏa thuận.
- Giao dịch T0 chỉ áp dụng đối với các mã đã được công ty chứng khoán thông báo trên trang thông tin điện tử, không áp dụng đối với tất cả các mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch.
- Số lượng chứng khoán được đặt lệnh bán phải được đảm bảo bằng với số lượng đặt lệnh mua trong cùng ngày giao dịch T0 và ngược lại. Nếu có sự chênh lệch số lượng lệnh giữa bán và mua, công ty chứng khoán sẽ cần phải đại diện nhà đầu tư để trả số tiền hoặc số chứng khoán bị thâm hụt tại thời điểm thanh toán.
- Trong trường hợp phát sinh các chi phí liên quan đến việc mua bắt buộc, vay tiền hoặc vay chứng khoán nhằm hỗ trợ thanh toán cho nhà đầu tư, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm đối với công ty chứng khoán về các khoản bồi thường thiệt hại, các khoản thanh toán chi phí. Các hoạt động hỗ trợ thanh toán bao gồm nhà đầu tư không đủ số lượng cổ phiếu hoặc không đủ tiền thanh toán để chuyển giao vào ngày thanh toán, như trong hợp đồng đã thỏa thuận với công ty chứng khoán và các bên có liên quan.
- Khi ký kết hợp đồng, công ty chứng khoán được quyền yêu cầu các nhà đầu tư phải ký quỹ một khoản tiền hoặc số lượng chứng khoán nhất định, thì mới được phép thực hiện các giao dịch trong ngày.
Có nên giao dịch chứng khoán T0 không?
Trước khi quyết định tham gia hình thức đầu tư nào, nhà đầu tư nên tìm hiểu và nắm rõ về những lợi ích, rủi ro, cũng như giữa được và mất của hình thức này mang lại. Sau đây, những thế mạnh và hạn chế của hình thức giao dịch chứng khoán T0, nhà đầu tư có thể tham khảo:
Xét về lợi ích, hình thức giao dịch chứng khoán T0 mang lại cho nhà đầu tư những ưu điểm vượt trội sau:
- Do được tiến hành ngay trong cùng một ngày, nhà đầu tư có thể tiến hành mua bán chứng khoán với mức giá kỳ vọng một cách nhanh chóng. Lợi ích này xuất phát từ thực tế giá cổ phiếu trên thị trường biến động liên tục trong ngày. Nếu theo quy định phải đợi đến T+3 tiến hành giao dịch sẽ tồn tại nhiều rủi ro về biến động giá không như mong muốn của nhà đầu tư.
- Nếu chọn việc đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư sẽ có thể tiến hành các giao dịch nhanh chóng, thuận tiện và chớp được các thời cơ kiếm lời.
- Thứ ba, với việc giao dịch mua bán cổ phiếu được tiến hành ngay trong ngày, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán nhìn chung sẽ được tăng lên. Qua đó, tạo tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường đi lên.
Mặc dù hình thức giao dịch chứng khoán T0 mang lại nhiều lợi nhuận và lợi ích, song, nhà đầu tư cũng sẽ đối mặt với những rủi ro nhất định như sau:
- Tạo điều kiện cho hiện tượng bán khống trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị tác động bởi tâm lý sợ hãi, khi thị trường có các biến động lớn về giá cổ phiếu và thường chọn việc bán khống.
- Tạo ra hiệu ứng đám đông, gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là các Newbie. Khi thị trường bị tác động quá mạnh bởi tâm lý đám đông sẽ dễ tạo ra các sự biến dạng thị trường, các hiệu ứng domino làm ảnh hưởng mạnh đến toàn bộ thị trường.
- Nhà đầu tư dễ bị mất tiền nếu có các hành vi bán khống do sự biến động giá không theo chiều hướng kỳ vọng của nhà đầu tư.
Từ các lợi ích và rủi ro trên, giao dịch chứng khoán T0 áp dụng cho các trường hợp:
- Các nhà đầu tư muốn tham gia với hình thức lướt sóng: Hình thức lướt sóng T0 phù hợp với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và thời gian để theo dõi diễn biến thị trường liên tục. Từ đó, có thể chốt các giao dịch đúng thời điểm.
- Giá cổ phiếu có nhiều dấu hiệu thể hiện biến động mạnh: Về bản chất, hoạt động này rất rủi ro vì thường những cổ phiếu biến động mạnh sẽ có chiều hướng thay đổi giá một cách khó lường. Song, mục đích chính của lướt T0 là để kiếm lời nhanh chóng theo diễn biến thị trường. Do đó, nhà đầu tư giao dịch chứng khoán T0 cần quan sát kỹ, để thu lợi nhờ chênh lệch giá. Tuy nhiên,.
- Nhà đầu tư cần bán gấp cổ phiếu: Lướt T0 là cách hiệu quả giúp bán và được thanh toán ngay trong ngày thay vì phải đợi đến ngày T+2, nếu nhà đầu tư cần chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt hoặc cần bán gấp.
Kết luận
Nói tóm lại, T0 T1 T2 trong chứng khoán là những khoản thời điểm giao dịch quan trọng mang tính quyết định đến việc mua và bán của nhà đầu tư. Trong quá trình giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư nên chú ý đến những khoản thời gian này để đưa ra quyết định gia dịch phụ hợp. Riêng đối với lướt sóng T0, nhà đầu tư khi áp dụng hình thức này cần chú ý đến những quy định nhất định trong việc ký hợp đồng cũng như tìm hiểu lợi ích và rủi ro. Đặc biệt, quan sát thị trường thật cẩn trọng để tìm về cơ hội lợi nhuận cho chính bản thân mình. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc kiến thức hay và thông tin bổ ích về T0 T1 T2 trong chứng khoán. Chúc các bạn giao dịch thành công.