Trong lĩnh vực DeFi, Sushiswap được biết đến là một nền tảng tạo lập thị trường tự động nổi trội. Chúng không những thừa hưởng các tính năng từ Uniswap V2 mà bên cạnh đó còn mang đến những cải tiến và tính năng độc đáo khác. Vậy Sushiswap là gì? Giữa Sushiswap và Uniswap giống và khác nhau ở những điểm nào? Tiềm năng của giao thức này trong tương lai ra sao? Tất tần tật những thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể thông qua bài viết sau đây!
Mục Lục
- 1 SushiSwap là gì?
- 2 Sản phẩm của SushiSwap
- 3 Token SUSHI của SushiSwap
- 4 Cách kiếm và sở hữu SUSHI token
- 5 Sàn giao dịch và ví lưu trữ SUSHI Token
- 6 Lộ trình phát triển của dự án
- 7 Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
- 8 So sánh SushiSwap với Uniswap
- 9 Có nên đầu tư vào SushiSwap (Sushi token) không?
- 10 Lời kết
SushiSwap là gì?
SushiSwap (SUSHI) về cơ bản là sàn giao dịch tiền mã hóa phi tập trung (DEX) trên blockchain Ethereum, vận hành dựa trên cơ chế trình tạo lập thị trường tự động phi tập trung (AMM – Automated Market Maker). Mặc dù giao thức này luôn bị xem như là một bản fork không hơn không kém của sàn DEX Uniswap thế nhưng trên thực thế thì SushiSwap cũng có mở rộng thêm cho mình nhiều tính năng độc đáo khác, vượt xa khuôn khổ của một sàn giao dịch thông thường.
Lý do dẫn đến sự ra đời của Sushiswap được cho là vì người dùng không muốn nắm trong tay một nhóm người cụ thể như Uniswap. Họ muốn có một giao thức phi tập trung và chúng thuộc quyền sở hữu của cộng đồng. Thoạt đầu, lượng thanh khoản của Sushiswap được lấy từ Uniswap thông qua việc áp dụng một phương pháp mới có tên gọi là vampire attack. Ở phương pháp này, người dùng sẽ được trả thưởng bằng SUSHI token để khuyến khích việc chuyển từ Uniswap sang SushiSwap.
>>Tham khảo thêm
- Uniswap là gì? Hướng dẫn giao dịch chi tiết từ A-Z
- Sàn DEX là gì? Đánh giá sàn DEX
- Ethereum là gì? Bật mí 3 cách sở hữu coin Ethereum cực dễ
- AMM là gì? Hiểu đúng về lợi ích và hạn chế của AMM
Sản phẩm của SushiSwap
Trên vai trò là một AMM DEX, một số các sản phẩm cơ bản chẳng hạn như swap, pool, lending,…thì SushiSwap đều đáp ứng được đầy đủ. Bên cạnh đó, dự án này còn bổ sung thêm những sản phẩm khác như:
- BentoBox: Là một Smart Contract trung tâm cho toàn bộ hệ sinh thái Sushi. Ngoài ra, những dự án trong tương lai mà Sushi dự định phát triển thì BentoBox còn đóng vai trò như là lớp cơ sở cho tất cả các công cụ tài chính.
- Trident: Ra mắt vào tháng 7/2021, đây là một dự án AMM mới do chính Sushiswap tự tay phát triển. Trident tương thích được hoàn toàn với BentoBox và chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.
- Onsen: Là một nhánh để cung cấp tính thanh khoản cho Sushiswap.
- Mirin: Là tính năng kết nối với thanh khoản của các sàn CEX.
Ngoài những sản phẩm nêu trên, Sushiswap còn có 2 sản phẩm khác nữa đó chính là Kashi (lending) và MISO (launchpad). Tuy nhiên, vào đầu năm 2023 thì 2 sản phẩm này đã chính thức bị cho ngừng hoạt động.
Token SUSHI của SushiSwap
SUSHI Token là gì?
SUSHI là token gốc của hệ sinh thái Sushi. Token này được sử dùng vào những mục đích như sau:
- Phần thưởng cho liquidity mining: Khi tham gia Liquidity Mining và cung cấp thanh khoản ở một vài pool, người dùng sẽ nhận được một phần thưởng là token SUSHI.
- Chia sẻ phí cho các thợ đào SUSHI: Sushiswap sẽ dành ra 0.3% của tất cả các khoản phí giao dịch trong Pool và phân bổ đều cho các Liquidity Providers của nhóm. Trong đó, các Liquidity Providers đang hoạt động trong Pool sẽ được nhận 0.25% và 0.05% còn lại sẽ được chuyển đổi thành SUSHI và phân phối lại cho các holders.
- Quản trị giao thức: Chủ sở hữu token SUSHI sẽ được cấp quyền tham gia quản trị và đưa ra những quyết định quan trọng cho dự án.
Những chỉ số quan trọng SUSHI
- Token Name: SUSHI Token.
- Ticker: SUSHI.
- Blockchain: Ethereum.
- Contract: 0x6b3595068778dd592e39a122f4f5a5cf09c90fe2
- Token type: Utility.
- Token Standard: ERC-20.
- Total Supply: Không giới hạn.
- Circulating Supply: 192,789,255 SUSHI.
Phân bổ Token SUSHI
- Liquidity mining phase: 100,000,000 SUSHI sẽ được khai thác trong 100,000 block đầu tiên.
- Post-launch: 4 triệu SUSHI mỗi tuần làm phần thưởng pool.
- Đội ngũ phát triển: 10% tổng cung.
Bán Token SUSHI
SUSHI không có tổ chức bán token. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 7/2021, dự án đã bắt đầu có những đề xuất rằng sẽ bán một số lượng token với mức giá ưu đãi cho các quỹ đầu tư lớn, thấp hơn so với giá của thị trường. Và đề xuất này đã thu hút khá nhiều sự chú ý và thảo luận sôi nổi từ cộng đồng người dùng.
Lịch trình phát hành Token SUSHI
Với tốc độ tại thời điểm hiện tại của ETH là 6500 block/ngày thì sau một năm ra mắt, SUSHI token sẽ đạt được mức 326,6 triệu và sau 2 năm sẽ đạt gần 600 triệu.
Cách kiếm và sở hữu SUSHI token
Ngày nay, người dùng nếu muốn sở hữu token SUSHI có thể mua chúng tại các sàn niêm yết, chẳng hạn như Binance, Huobi, OKex,…Hơn nữa, để kiếm SUSHI token thì bạn cũng có thể tham gia Liquidity Mining. Một số nhóm token của Sushiswap đang được hỗ trợ trên Farming như:
- Stablecoin: USDT, USDC
- Lending: COMP, LEND
- DeFidollar: DAI, sUSD
- Synthetic Assets: UMA, SNX
- Oracles: LINK, BAND
- Delicacy: SUSHI
Sàn giao dịch và ví lưu trữ SUSHI Token
Sàn giao dịch Token SUSHI
Hiện tại, SUSHI token đang được niêm yết trên rất nhiều sàn giao dịch khác nhau. Dưới đây là một số sàn đang bán SUSHI token mà bạn có thể tham khảo;
- Binance
- Okex
- Coinbase
- Houbi Global
- Sàn Proex
- Sàn Duedex
- Sàn Bitfinex
- Sàn Saber
- Sàn Bingx
- Sàn Bithumb Global
- Sàn Binance
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng khi tham gia giao dịch, tất cả các sàn giao dịch nêu trên đều đã niêm yết giá của SUSHI token rất cụ thể. Do đó, các bạn có thể tùy thích lựa chọn những sàn giao dịch mà mình quen thuộc để mua SUSHI token.
Ví lưu trữ Token SUSHI
Vì đây là token ERC-20 nên sẽ khá dễ dàng tìm thấy một số ví như:
- Metamask
- Trust Wallet
- Myetherwallet
- Ví Sollet
- Ví Coinbase
- Ví Bitcoin
- Ví Binance Smart Chain
- Ví Ethereum
- Ví Blockchain
- Ví Coinomi
Ví Ethereum là gì? Cách tạo ví Ethereum trên các nền tảng
Ví Trust Wallet là gì? Cách cài đặt ví Trust Wallet nhanh nhất
Ví Blockchain là gì? Cách sử dụng ví Blockchain
Lộ trình phát triển của dự án
Trong tương lai, Sushi đang lên kế hoạch phát triển Franchise Pool với mục tiêu kết hợp các ưu điểm của CEX và DEX để có thể mang lợi ích cho cả đôi bên.
Franchise Pool sẽ hoạt động độc lập với Trident AMM chính và mở quyền truy cập đưa các tổ chức vào Whitelist để tham gia cung cấp thanh khoản và Swap.
Song song với đó, việc triển khai Trident sẽ hỗ trợ tính năng bằng chứng lưu trữ, điều này giúp tạo ra hai snapshot giá tích lũy đồng thời thông qua TWAP.
Ngoài ra, dự án cũng đang tái định hướng việc triển khai Kashi, hiện đã hoạt động trên Polygon và đang nghiên cứu phát triển thêm các phiên bản tiết kiệm phí gas cho Ethereum. Đáng chú ý, TWAP cung cấp một lợi thế lớn khi trở thành Oracle phi tập trung hoàn toàn, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy cho tài sản.
Đội ngũ dự án, nhà đầu tư và đối tác
Về đội ngũ phát triển, dự án Sushiswap được tạo ra bởi 2 nhà phát triển ẩn danh, được biết đến trên Twitter đó chính là 0xMaki và Chef Nomi. Đến nay, Shushi vẫn chưa có bất kỳ một nhà đầu tư chính thức nào. Tuy nhiên, sau những cuộc thảo luận về việc bán token thì rất có thể rằng dự án sẽ có thêm những quỹ hỗ trợ phía sau.
Về đối tác, với mong muốn có thể giảm thiểu được về phí giao dịch cũng như tốc độ giao dịch, Sushiswap đã tiến hành thực hiện việc hợp tác với Harmony. Ngoài ra, dự án còn triển khai một chương trình kích thích có trị giá lên đến 4 triệu USD làm phần thưởng cho các hoạt động khai thác thanh khoản.
So sánh SushiSwap với Uniswap
Trong giao thức Uniswap, các liquidity providers chỉ kiếm được phí giao dịch của các pool khi nguồn vốn của họ vẫn còn được duy trì ở đó. Nếu rút toàn bộ vốn, họ sẽ không còn được hưởng nguồn thu nhập đó nữa. Ngoài ra, các liquidity providers tham gia sớm vẫn có nguy cơ bị chia lợi nhuận cho các bên liên quan khác.
Như chúng ta đã biết, vì là một nhánh của Uniswap nên Sushiswap hầu như thừa hưởng được hầu hết những thế mạnh của công ty mẹ và đồng thời cũng có các lợi thế riêng của mình. Hơn nữa, nhờ vào DeFi mà con đường phát triển của Sushiswap cũng ngày càng được rộng mở hơn.
Tuy cả hai nền tảng có thể giống nhau ở một vài khía cạnh nhưng ở mỗi nền tảng vẫn sở hữu cho mình những đặc điểm riêng biệt. Nếu Uniswap được xem là tiên phong trong việc đổi mới lĩnh vực AMM thì Sushiswap lại tập trung vào việc phát triển các sản phẩm để cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao trải nghiệm của người dùng thông qua việc mở rộng và tối ưu hóa các tính năng hiện có.
Có nên đầu tư vào SushiSwap (Sushi token) không?
Cho đến hiện nay, dự án Sushiswap đã cho người dùng nhìn thấy được nhiều tiềm năng đáng kể của chúng trong tương lai, Đồng thời, đội ngũ phát triển đứng đằng sau dự án này cũng đang nỗ lực hàng ngày để có thể cải thiện chúng ngày một tốt hơn nữa.
Ngoài ra, việc Sushiswap có thể tiếp tục cải thiện và cập nhật thêm nhiều tính năng mới ưu việt hơn hay không cũng chính là một yếu tố quyết định đến sự phát triển của dự án này trong tương lai. Bởi chỉ có như vậy mới có thể thu hút được sự quan tâm của người dùng, từ đó kéo giá trị của đồng coin SUSHI tăng lên.
Hiện tại, rất khó để có thể đưa ra nhận định rằng tương lai của Sushiswap sẽ như thế nào. Tuy nhiên, trước mắt thì dự án này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều tên tuổi lớn khác như Uniswap hay PancakeSwap,…Nhưng nếu nền tảng này có thể đổi mới và tạo ra những tính năng độc đáo khác biệt hơn thì khả năng vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực giao dịch phi tập trung là điều hoàn toàn khả thi.
Lời kết
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến Sushiswap mà Giavang.com muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng thông qua bài viết có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về dự án này để tự đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Chúc các bạn đầu tư thành công!