Trong Crypto, có nhiều phương pháp đầu tư khác nhau trong đó không thể không kể đến Staking. Staking là gì? Nó là việc bạn tiến hành mua và giữ chúng trong ví điện tử một khoảng thời gian cụ thể. Để tìm hiểu rõ hơn về Staking và những ưu nhược điểm của nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Staking là gì?
- 2 Lợi ích của Staking
- 3 Hai loại hình chính của Staking
- 4 Nguyên lý vận hành của Staking
- 5 Ưu và nhược điểm của Staking
- 6 Kiếm tiền từ việc Staking
- 7 Những thông số bạn cần lưu ý khi tiến hành Staking Coin
- 8 Làm sao để tối ưu lợi nhuận khi Staking?
- 9 4 đồng coin staking có lợi nhuận tốt nhất ở thời điểm hiện tại
- 10 Kết luận
Staking là gì?
Staking được hiểu đơn giản là việc lưu trữ và khóa một số lượng coin nhất định trong ví của một dự án Blockchain trong một khoảng thời gian nhất định để nhận được phần thưởng.
Dựa vào sự đầu tư của bạn sẽ quyết định được số lượng phần thưởng bạn nhận được, bao gồm số lượng coin stake, thời lượng stake.
Việc này cũng giống như việc bạn gửi tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng để rút lãi khi đến kỳ hạn.
Nhưng, khi Staking, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò như một người hỗ trợ dự án. Việc này sẽ giúp dự án sử dụng cơ chế Proof of Stake phát triển tính bảo mật, tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng dự án. Ngoài ra, việc tham gia vào Staking không có ảnh hưởng quá lớn đến môi trường và nguồn điện tiêu thụ như cơ chế Proof Of Work.
Lợi ích của Staking
Một trong những lợi ích nổi trội mà Staking Coin mang lại không thể bỏ qua là nó sẽ loại bỏ nhu cầu liên tục mua phần cứng đắt tiền và tiêu tốn nhiều năng lượng. Hệ thống mang lại lợi nhuận được đảm bảo và một nguồn thu nhập có thể dự đoán được.
Hệ thống này hoàn toàn khác với hệ thống công việc, nơi các tiền điện tử được thưởng thông qua một quy trình toán học với xác suất thanh toán thấp.
Ngoài ra, giá trị của các đồng tiền Staking không bị giảm giá như ASIC và phần cứng khai thác khác. Biến động giá thị trường làm cho tiền cổ phần phần nào bị ảnh hưởng đến.
Hai loại hình chính của Staking
Staking có cơ chế đồng thuận PoS
Loại hình này sẽ được hoạt động và thực hiện trực tiếp đến mạng lưới Blockchain. Người dùng sẽ sử dụng một số lượng tiền điện tử nhất định để staking. Từ đó, họ sẽ có cơ hội được nhận phần thưởng cho hoạt động xác minh giao dịch.
Những dự án có cơ chế staking này như IOST, TRX, WAX, TomoChain,…
Staking bằng cách ủy thác
Loại hình này sẽ không trực tiếp tham gia vào việc xác minh giao dịch hay nhiệm vụ liên quan đến hoạt động mạng lưới. Người dùng sẽ gửi coin vào ví của nhóm phát triển dự án (không phải Blockchain riêng) và nhận lợi nhuận mỗi kỳ. Quá trình này sẽ tương tự với việc bạn đầu tư ủy thác.
Điển hình như: Bạn stake đồng KCS (Kucoin Share) trên sàn Kucoin để nhận thêm KCS. Đây được xem là phần thưởng từ lợi nhuận thu được của sàn. Và không liên quan đến việc bạn tham gia trên mạng lưới để tạo khối mới và xác minh giao dịch.
Nguyên lý vận hành của Staking
Staking là hoạt động lưu trữ tiền kỹ thuật số để nhận thưởng nhờ việc đóng góp cho những hoạt động trên Blockchain. Phương thức này được ứng dụng phổ biến trên mạng áp dụng cơ chế đồng thuận PoS hoặc các biến thể của nó như DPoS.
Không giống với các Blockchain PoW (Proof of Work) phụ thuộc vào quá trình đào tiền điện tử để xác minh và xác thực các khối mới. Những Blockchain PoS tạo ra và xác thực khối mới thông qua staking. Vì vậy, các khối được tạo ra không phụ thuộc vào các thiết bị đào (ASICs).
Các nút xác thực PoS được chọn dựa trên số lượng tiền mà họ cam kết và không cạnh tranh nhau dựa trên công việc tính toán như PoW.
Đa phần những người đóng góp cổ phần nhiều sẽ được chọn làm người xác thực cho khối tiếp theo. Nếu cơ chế khai thác của PoS yêu cầu một khoản đầu tư đáng kể vào các thiết bị phần cứng, thì staking lại đòi hỏi việc đầu tư tiền điện tử với số lượng và thời gian nhất định. Sẽ có một loại tiền điện tử đại diện cho mỗi Blockchain PoS đóng góp cho cổ phần.
Hơn hết, có chế tạo khối thông qua staking giúp nâng cao khả năng mở rộng mạng lưới. Đó là lý do vì sao mạng Ethereum quyết định chuyển sang PoS trong bản Ethereum Casper nâng cấp.
Ngoài ra, có nhiều chuỗi áp dụng mô hình DPoS. Việc này cho phép người dùng thông báo sự hỗ trợ của mình qua những người người tham gia khác. Nghĩa là một người tham gia được ủy quyền có thể thay mặt những người dùng khác đưa ra quyết định.
Người xác thực được ủy quyền là người xử lý các hoạt động chính và quản lý tổng thể mạng Blockchain. Họ tham gia vào mọi quá trình để có được sự đồng thuận và xác định của các tham số quản trị quan trọng.
Ưu và nhược điểm của Staking
Ưu điểm
Dễ dàng khai thác
Với staking, bạn không cần chuẩn bị dàn máy đào cầu kỳ. Người dùng dễ dàng mua coin rồi trữ chúng trong ví điện tử. Công đoạn tiếp theo là “trở thành người xác nhận” và chờ nhận thưởng.
Giảm chi phí đầu tư
Đây được xem là ưu điểm nổi bật nhất của staking. Quá trình khai thác coin của bạn không cần thông qua thiết bị máy móc đắt tiền và tốn kém như GPU hay ASIC. Việc này giúp các trader dễ dàng tham gia mà không bỏ ra nhiều chi phí ban đầu hay phí bảo quản trong quá trình đào.
Thân thiện với môi trường
PoS không làm bạn tốn nhiều năng lượng điện và ảnh hưởng đến hệ sinh thái như PoW. Với staking cũng thế, bạn không cần bỏ ra quá nhiều năng lượng và khiến chúng gây hại môi trường.
Không đòi hỏi kiến thức kỹ thuật chuyên sâu
Staking không đòi hỏi vốn kiến thức kỹ thuật sâu rộng. Bạn không cần đối diện với bộ máy đào tạo phức tạp như POW. Vì vậy, khi tham gia staking, bạn có thể hoàn toàn thoải mái và tự tin.
Lợi nhuận cao
Khi đầu tư với hình thức này, bạn vừa làm tăng giá trị coin trong ví, vừa nhận được phần thưởng tương ứng của mình khi xác nhận các giao dịch.
Hạn chế
Chịu rủi ro nếu coin mất giá
Nếu tiền điện tử bạn khóa trong ví bị mất giá, bạn sẽ không kịp thời bán chúng đi nếu còn nằm trong thời hạn khóa. Vì thế, bạn sẽ đối diện với việc đồng coin của mình bị mất giá.
Không thể dùng tiền trong ví
Thời gian giữ tiền trong ví đồng nghĩa với việc số coin này đang tạm khóa.Vì vậy, bạn không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào với số coin này. Chẳng hạn, bạn muốn đầu tư vào dự án tiềm năng, bạn cũng không dùng số coin này để tham gia được, dù chúng vốn thuộc quyền sở hữu của bạn.
Tính bảo mật còn lỏng lẻo
Những tin tặc rất dễ xâm nhập vào ví điện tử của bạn để đánh cắp tài sản và thông tin. Sử dụng ví nóng bạn cần phải công khai thông tin cá nhân. Thế nên, việc bị lộ thông tin bởi sự xâm nhập của tin tặc là điều không mấy khó khăn.
Kiếm tiền từ việc Staking
Kiếm tiền thụ động
Đây là một lợi thế mà chỉ có tiền điện tử với cơ chế Proof Of Stake mới có. Việc của bạn chỉ cần gửi coin lên một nền tảng hỗ trợ stake, giữ nguyên ở đó, không cần phải di chuyển hay giao dịch gì cũng có thể kiếm thêm coin hàng tháng.
Stake coin trên ví chính chủ
Có những đồng tiền sẽ phát triển trên ví riêng của họ để người dùng có thể giữ, nhận và chuyển tiền cho nhau. Không những thế, ví riêng của Proof Of Stake coin cũng có tính năng Stake tích hợp.
Người dùng cần tải xuống ví, giữ coin, bạn đã có thể nhận được tiền cược.
Stake coin trên sàn giao dịch
Hiện nay, có nhiều sàn giao dịch đã chính thức ra mắt nền tảng staking, với mục đích nhằm giúp người dùng kiếm thu nhập thụ động từ việc stake coin trực tiếp trên ví sàn.
Ưu điểm của phương pháp này là bạn có thể nhanh chóng trade coin nếu thị trường có biến động mạnh, không cần chờ thời gian gửi từ ví lên sàn.
Những thông số bạn cần lưu ý khi tiến hành Staking Coin
Tỷ lệ lạm phát
Đây là tỷ lệ coin mới sinh ra so với lượng coin đang được lưu hành.
Trong Staking của cơ chế PoS, phần thưởng cho các staker đến từ 2 nguồn là phí giao dịch và block mới được sinh ra. Điều này được giải thích rằng, sẽ có lượng coin mới được sinh ra đưa vào thị trường sinh ra lạm phát.
Tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng lưu thông và giá của đồng coin đó. Đối với các coin có chơ chế PoS thì tỷ lệ lạm phát này luôn luôn có.
Thời gian lock
Đây là thời gian mà coin bị lock. Thời gian này bạn có thể chọn ngay từ đầu. Đa số các dự án sẽ cho các tùy chọn ngay từ đầu. Ví dụ như 1 tháng, 3 tháng, hay 1 năm…Sau những khoảng thời gian đã chọn ban đầu bạn sẽ nhận lại lượng coin đã tham gia stake.
Thời gian unlock
Các bạn đều có thể un-stake trước khi kết thúc quá trình stake. Nhưng bạn sẽ không thể nhận lại coin ngay sau khi nhấn nút un-stake mà thường sẽ mất một khoảng thời gian nhất định.
Lãi suất Staking
Đây là một trong những thông số nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Đây là tỷ lệ lãi suất mà các bạn nhận được sau một khoảng thời gian Staking. Con số này càng lớn thì lượng coin nhận được sau khi stake sẽ càng to.
Số lượng tối thiểu để tham gia stake
Đây là lượng coin tối thiểu để 1 user có thể bắt đầu tham gia Staking. Tùy thuộc vào những dự án khác nhau mà con số này sẽ khác nhau.
Độ tuổi coin
Là khoảng thời gian coin được đem vào stake cho đến lúc nó có thể tham gia việc Staking chính thức khoảng thời gian mà coin bắt đầu sinh lời). Tùy thuộc vào từng dự án, thời gian này có thể từ vài giờ đến vài ngày.
Weight (độ tuổi coin và số lượng coin)
Weight bao gồm độ tuổi coin và số lượng coin. Giá trị Weight này càng cao thì khả năng giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối càng lớn. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần thưởng mà bạn sẽ nhận được trong tương lai.
Làm sao để tối ưu lợi nhuận khi Staking?
Xác định phương pháp phù hợp
Đầu tiên là phân loại theo nhu cầu và lượng coin đang nắm giữ. Với những người có số lượng coin nhỏ thì sử dụng những cách sau đây:
- Phương pháp tốt nhất là tham gia voting, hoặc staking vào các Node đã có sẵn để nhận reward từ Notes đó. Hình thức này bao gồm Staking ngay trên ví, hoặc trên một số sàn hỗ trợ.
- Đối với những người có lượng coin nhỏ, xác định hold lâu dài, thì việc Staking sẽ giúp cho họ kiếm thêm 1 lượng coin trong khoảng thời gian đó.
Còn đối với những người có số lượng coin lớn:
- Họ cũng có thể áp dụng cách trên nếu muốn linh hoạt trong quá trình lock coin. Hoặc cũng có thể ứng cử làm các Node hoặc Masternodes trực tiếp tham gia xử lý giao dịch và tạo khối.
- Nếu bạn muốn nhận được nhiều reward thì cách này là một lựa chọn đúng đắn. Nhưng yêu cầu cũng sẽ cao hơn về cài đặt và kết nối phần cứng.
Các bước thực hiện
Cả hai nhóm trên đều áp dụng các bước sau:
Bước 1: Chọn loại coin có cơ chế Staking. Trước khi chọn bạn nên cân nhắc xem xét những thông số như tỷ lệ lạm phát, thời gian lock, unlock…Mục đích của việc này nhằm cân đối với nhu cầu, khoản vốn, kỳ vọng và mong muốn lãi suất của mình.
Bước 2: Bạn hãy tiến hành cài đặt ví hoặc cấu hình máy tính để chuẩn bị cho việc Staking.
Bước 3: Tiến hành nạp coin vào ví/máy tính hoặc sàn để bắt đầu Staking. Đối với các ví lạnh, bạn hãy đảm bảo rằng những ví này được kết nối với môi trường mạng 24/7.
Bước 4: Kiên nhẫn chờ coin trưởng thành và bắt đầu nhận lãi.
Lưu ý: Để tối ưu lợi nhuận khi staking, bạn hãy chú ý đến những thông số như: Lãi suất, lạm phát của coin, giá coin, weight.
4 đồng coin staking có lợi nhuận tốt nhất ở thời điểm hiện tại
Theo thống kê ngày 13/8/2021, top 5 đồng coin có lợi nhuận tốt nhất ở bảng xếp hạng của stakingreward.com
Cardano (ADA)
Cardano là một blockchain nền tảng công nghệ với nhiều ưu điểm vượt bậc như khả năng mở rộng cao, có sự tương tác tốt để cân bằng lợi ích giữa miner/node với đội ngũ phát triển. Đồng ADA là đồng tiền điện tử của Cardano đã có 13,8 tỷ ADA được thống kê vào ngày 13/8/2021.
Ethereum 2.0 (ETH)
ETH là đồng tiền điện tử chính của nền tảng Ethereum. ETH được mệnh danh như nhiêu liệu để thực thi các hoạt động liên quan đến giao dịch (phí Gas).
Muốn stake ETH, bạn cần:
- Tối thiểu 32 ETH cho mỗi trình xác thực (validator).
- Máy tính có đủ thông số kỹ thuật phần cứng.
- Kết nối Internet mạnh.
Solana (SOL)
Solana là một nền tảng blockchain mã nguồn mở có hiệu suất cao với khả năng mở rộng lên đến 700,000 số lượng giao dịch xử lý mỗi giây. SOL là đồng coin chính thức của nền tảng Solana. Theo thống kê, rủi ro khi Staking SOL gần như bằng 0.
Polkadot (DOT)
Đây là một nền tảng công nghệ chuỗi (multi-chain), nó không đồng nhất và có khả năng mở rộng cao. Polkadot cho phép các blockchain kết nối với nhau để chia sẻ dữ liệu và tạo thành một Network phi tập trung. DOT là đồng coin chính thức của blockchain Polkadot.
Kết luận
Trong thị trường Crypto, khi áp dụng Staking vào đầu tư được xem như một cách tối ưu hóa tài sản. Hy vọng với những kiến thức mà giavang.com chia sẻ bạn sẽ phần nào nắm được tổng quan về Staking là gì và biết được làm sao để tối ưu lợi nhuận khi Staking. Chúc các bạn thành công.