Stablecoin là một loại đồng tiền lớn, có giá trị ổn định và được kết nối với Fiat. Vậy cụ thể, Stablecoin là gì và có nên đầu tư hay không. Để biết thêm những thông tin liên quan đến Stablecoin thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Lịch sử hình thành và phát triển của Stablecoin
Theo dữ liệu từ CoinGecko cung cấp, hiện nay trên thị trường có 67 dự án Stablecoin khác nhau.
Vào năm 2014, Stablecoin lần đầu tiên được ra mắt với 7 dự án. Thế nhưng đến tận năm 2018 thì Stablecoin mới thật sự phát triển mạnh mẽ với hơn 36 dự án.
50% các dự án Stablecoin đang hoạt động được phát triển trên mạng Ethereum. Việc các dự án này sử dụng tiêu chuẩn token ERC-20 cho phép dễ dàng tương tác với các ví phần cứng và phần mềm tương thích Ethereum khác. Điều này phản ánh mô hình Ethereum là nền tảng phát triển phổ biến nhất cho các dự án blockchain.
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê thì các Stablecoin được hỗ trợ bởi hàng hóa như vàng và bạc có tỷ lệ thất bại cao nhất.
Stablecoin là gì?
Stablecoin còn được gọi là đồng tiền mang tính ổn định. Đây là một loại tiền kỹ thuật số được phát triển trên Blockchain và có giá trị ổn định.
Mục đích của nó là làm giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Giá của Stablecoin được neo vào một tài sản ổn định khác như vàng hoặc tiền pháp định (USD, EUR, VND). Stablecoin được xem là giải pháp triển vọng có thể thay thế được các hệ thống thanh toán truyền thống.
Hiện tại, giá trị của các đồng Cryptocurrencies, đặc biệt là Bitcoin luôn dao động mỗi ngày. Tuy nhiên, Stablecoin lại đảm bảo mức giá ổn định và có tính toàn cầu, không phụ thuộc vào một ngân hàng trung ương nào.
Đặc tính cần thiết của Stablecoin
- Giá cả ổn định.
- Có khả năng mở rộng.
- Tính bảo mật cao, được bảo trợ và kiểm tra nghiêm ngặt.
- Phi tập trung.
Tại sao lại cần Stablecoin?
Stablecoin được hình thành và phát triển nhằm mục đích giải quyết những vấn đề mang tính to lớn hiện có trong thị trường tiền điện tử. Một trong những vấn đề nhức nhói đó là biến động về giá (volatility).
Do đó, có thể nói rằng Stablecoin là cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền mã hóa được dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự xuất hiện của Stablecoin.
Những vấn đề mà Stablecoin đã giải quyết được
hị trường tiền mã hóa có một vấn đề rất lớn đó là biến động mạnh. Vì vậy, sự ổn định của Stablecoin giúp giải quyết vấn đề này và cũng là cầu nối giữa thị trường tiền mã hóa và thị trường tài chính truyền thống.
- Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ: Nếu họ lo sợ các đồng coin/token trên thị trường biến động mạnh thì có thể chuyển sang các đồng Stablecoin thay vì chuyển sang tiền tệ.
- Đối với các công ty, doanh nghiệp: Sẽ rất khó để một doanh nghiệp chấp nhận một đồng coin biến động 20% – 30% chỉ trong thời gian rất ngắn. Vì vậy, Stablecoin sẽ là lựa chọn thanh toán hợp lý hơn.
- Đối với người lao động: Nhiều doanh nghiệp muốn trả lương cho người lao động bằng tiền mã hóa. Tuy nhiên, phần lớn người lao động không thể nhận lương bằng hình thức này vì nhận lương hôm nay ngày mai có thể mất đi 10% – 20% giá trị. Vì thế, Stablecoin có lẽ là một sự lựa chọn khả quan hơn.
Vai trò của Stablecoin trong Crypto
Đối với nhà đầu tư
Stablecoin cho phép người tham gia giao dịch có thể chuyển tài khoản sang Stablecoin để tránh sự biến động của thị trường tiền điện tử, đặc biệt không cần phải đổi sang Fiat.
Đối với các doanh nghiệp
Công ty khó lòng chấp nhận thanh toán bằng 1 loại Crypto với sự biến động 20-30% giá trị trong một thời gian ngắn. Chính vì điều này, việc chấp nhận rộng rãi của tiền điện tử trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Sự ra đời của Stablecoin như cầu nối gắn kết thị trường điện tử với thị trường tài chính truyền thống. Nhờ vậy, việc chuyển đổi từ Fiat sang tiền điện tử dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Phân loại Stablecoin
Stablecoin là loại coin có giá trị ổn định được neo bởi một tài sản nào đó. Hiện tại có 3 loại Stablecoin chính: Stablecoin được đảm bảo bởi tiền pháp định (fiat), stablecoin được đảm bảo bởi tiền điện tử mã hóa (crypto) và stablecoin “thuật toán”.
Stablecoin được dự trữ bởi tiền fiat
Thông thường stable coin này có giá trị tương đương với tiền pháp định theo tỉ lệ 1:1. Tức là 1 đồng stable được bảo đảm bằng 1 đồng tiền pháp định. Muốn phát hành 1 đồng stablecoin thì phải dự trữ thêm 1 đồng tiền ngoài đời thực.
- Stablecoin tiêu biểu: BUSD (Binance USD) hay USDC (USD Coin – phát hành bởi Coinbase).
- Cơ chế ổn định tỷ giá: giả sử như một đồng A (được neo với đồng USD) đang có giá vượt 1 USD, các nhà kinh doanh “ăn” chênh lệch giá sẽ chuyển USD thành đồng A để bán nó với giá cao hơn thị trường, từ đó làm tăng nguồn cung của đồng A để bán, đồng thời kéo giá của đồng A xuống lại mức cân bằng. Tương tự, nếu giá trị đồng A hạ xuống dưới mức 1 USD, các nhà giao dịch mua đồng A và chuyển đổi sang USD, kéo theo cầu tăng và nâng giá của đồng A lên lại mức được neo.
Stablecoin được đảm bảo bởi crypto
Thay vì sử dụng tiền pháp định-Fiat, nhà phát hành dùng một đồng crypto nào đó để bảo chứng như một dạng thế chấp tài sản. Vì giá tiền mã hóa hay biến động nên, stablecoin được thế chấp vượt mức (thường là 1.5 lần). VD: 100USD của đồng Stabtle B tương đương 150 USD đồng crypto bảo chứng.
- Stablecoin tiêu biểu: USDT (Tether USD)
- Cơ chế ổn định tỷ giá: khi stablecoin có giá dưới mức được niêm yết, các holders (người nắm giữ token) sẽ được khuyên trả stablecoin để lấy lại tài sản thế chấp, từ đó làm giảm nguồn cung và “ép” giá của nó phải tăng lên lại tỉ giá niêm yết. Tương tự, khi giá của stablecoin vượt mức niêm yết, người dùng sẽ được khuyến khích tạo token, tăng nguồn cung và từ đó giá token sẽ giảm để về lại mức cân bằng.
Các stablecoin “thuật toán”
Với stablecoin “thuật toán”, chúng tiếp cận theo một cách hoàn toàn khác khi loại bỏ nhu cầu dự trữ. Thay vào đó, các thuật toán và hợp đồng thông minh sẽ được dùng vào việc quản lý nguồn cung token được phát hành, tương tự như chính sách quản lý tiền tệ của các ngân hàng trung ương (central banks).
- Stablecoin tiêu biểu: UST – Terra
- Cơ chế ổn định tỷ giá: Để hiểu đơn giản, hệ thống stablecoin thuật toán sẽ “ép” giảm nguồn cung token nếu giá giảm xuống dưới giá loại tiền pháp định mà nó được neo, bằng cách stake (giữ và khóa), burn (đốt) hoặc mua lại. Trong trường hợp giá trị vượt quá đơn vị fiat được neo, token mới sẽ được phát hành, lưu thông để kéo giá trị của nó về lại mức đã định.
Mặc dù ý tưởng về stablecoin thuật toán khá là thú vị, đây là loại stablecoin vấp phải nhiều chỉ trích và hoài nghi, đặc biệt là sau thảm kịch Terra vừa diễn ra trong nửa đầu tháng 5.2022.
6 đồng Stablecoin lớn nhất hiện tại
Rất khó để đánh giá chính xác liệu Stablecoin nào là “tốt nhất” trên thị trường hiện nay, nhưng đây là top 6 các Stablecoin được xếp hạng hàng đầu trên CoinGecko vào thời điểm này 29/09/2021. Thực tế, danh sách các đồng tiền ổn định này sẽ không theo một thứ tự giá cả, vì giá của chúng luôn ổn định.
Tether Stablecoin – USDT
Nơi mua/bán USDT Stablecoin
Tether được biết đến là đồng tiền điện tử ổn định nổi tiếng hiện nay được hỗ trợ bằng Fiat. Đặc biệt, Tether được hỗ trợ bởi loại tiền tệ phổ biến nhất là USD theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là giá trị của Tether tương đương với giá trị của USD.
Đồng tiền Tether được xếp ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng Coins trên CoinGecko kể từ ngày 26 tháng 05 năm 2022 với vốn hóa thị trường cao khoảng ₫1.699.097.303.031.831 VND., có tỷ lệ chấp nhận cao. Tether được phát hành bởi công ty Tether có trụ sở tại Hồng Kông.
Dù được sử dụng rộng rãi, nhưng gần đây vẫn có một số tranh cãi xung quanh việc Tether dễ dàng thao túng tiền tệ thế chấp Fiat và phát hiện ra rằng Bitfinex – một sàn giao dịch phổ biến đứng sau USDT cũng là một Token ERC20.
Hiện tại, bạn có thể mua bán Tether trên các sàn giao dịch niêm yết đồng tiền này như: Binance, OKEx, HitBTC, Huobi Global, Gate.io, KuCoin, ZB, Kraken, Sushiswap,…
Ưu điểm
- Tiện lợi, dễ dàng thiết lập và hỗ trợ đầy đủ cơ sở hạ tầng cho người tham gia.
- Tính thanh khoản cao trên thị trường Stablecoin.
Nhược điểm
- Phát hành Tether nhưng tổ chức chưa bao giờ có cuộc kiểm toán công khai chính thức nào cả, thiếu tính minh bạch.
- Các sàn tính phí rút tiền khá cao. Ví dụ như Remitano là 10 USDT, Houbi là 5 USDT cho mỗi lần rút.
Coinbase Stablecoin – USDC
Nơi mua/bán USDC Stablecoin
USDC là một Stablecoin được phát hành bởi Circle – Startup công nghệ thanh toán Peer-to-Peer thành lập vào năm 2013 và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Stablecoin này được công bố lần đầu tiên tại hội nghị Consensus của CoinDesk vào tháng 5/2018. Hiện tại, USDC được bảo chứng hoàn toàn bởi USD với tỷ giá 1:1.
Tính đến thời điểm ngày 26/05/2022, USDC xếp vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng của CoinGecko với nguồn vốn thị trường khoảng ₫1.240.622.580.100.511 VND trong 30 ngày qua.
Bạn có thể mua bán USDC trên một số sàn giao dịch niêm yết đồng tiền này như: Kraken, Binance, LBank, Sushiswap, OKEx, Uniswap, HitBTC, Huobi Global, Bitrue, KuCoin, CoinEx, Bittrex,…
Ưu điểm
- Phát hành bởi công ty nổi tiếng, được kiểm toán bởi Grant Thorton LLP – 10 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.
- USDC có tính ổn định, minh bạch với mã nguồn mở cho phép người dùng có thể dễ dàng kiểm tra mọi hoạt động phát hành và số lượng USDC đang lưu thông trên thị trường.
- Người dùng có thể quy đổi USD sang USDC bất kỳ lúc nào, chỉ cần thông qua quy trình KYC/AML của nhà phát hành.
- Giao dịch dễ dàng, nhanh chóng và rẻ hơn nhiều so với giao dịch tiền Fiat truyền thống.
Nhược điểm
- Circle chỉ hỗ trợ chuyển đổi Fiat thành USDC và ngược lại trực tiếp cho công dân Mỹ. Còn lại những người chơi khác chỉ có thể chuyển đổi trên các sàn giao dịch.
- Ít cặp giao dịch hơn USDT.
Binance Stablecoin – BUSD
Nơi mua/bán BUSD Stablecoin
BUSD là đồng tiền ổn định Stablecoin được phát hành bởi Binance (hợp tác với Paxos), được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt và quản lý. Tính đến thời điểm hiện tại ngày 26/05/2022, theo thống kê trên Coingecko, BUSD xếp vị trí thứ 7 với vốn hóa thị trường khoảng $ ₫428.639.689.845.213 VND trong 30 ngày qua.
Đồng tiền ổn định này được ra mắt vào ngày 05/09/2019 với mục đích kết hợp sự ổn định của đồng đô la với công nghệ Blockchain. BUSD là loại tiền tệ Fiat kỹ thuật số, phát hành dưới dạng chuẩn ERC20, BEP-2, BEP-20 và hỗ trợ tỷ lệ 1:1 USD.
Bạn có thể mua bán BUSD trên các sàn giao dịch đã niêm yết đồng tiền này như: Binance, PancakeSwap, Coinsbit, P2PB2B, BitBNS, Hotbit, BKEX,..
Ưu điểm
- BUSD công khai, minh bạch khi được Sở Quản Lý Tài Chính New York công nhận.
- Tiết kiệm và thuận tiện cho người dùng thực hiện các giao dịch trên Binance. BUSD hứa hẹn là phương án lý tưởng để cộng đồng tiếp cận với nền kinh tế phi tập trung mà không có biến động.
- BUSD là Stablecoin đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch, thanh toán, quyết toán và tài chính phi tập trung
MakerDAO – DAI
Nơi mua/bán DAI Stablecoin
Cái tên tiếp theo trong top 6 Stablecoin lớn nhất hiện tại là DAI. Đây là một loại tiền điện tử phi tập trung ổn định được thiết lập qua hệ thống DAI Stablecoin của Makers (MKR). DAI sử dụng giao dịch ký quỹ nhằm đáp ứng với sự thay đổi bất thường của thị trường và bảo toàn giá trị của đồng tiền so với các loại tiền tệ lớn trên thế giới.
Khác với những loại Stablecoin phổ biến khác được hỗ trợ giá trị trực tiếp bởi USD, DAI thì được hỗ trợ bởi các tài sản đảm bảo tiền điện tử, các tài sản này có thể được xem công khai trên Blockchain Ethereum.
Bạn có thể mua bán DAI trên một số sàn giao dịch đã niêm yết đồng tiền này như: Binance, Sushiswap, Huobi Global, Uniswap, Kraken, FTX, Gate.io, KuCoin, OKEx, Hotbit, Quickswap,..
Tính đến thời điểm ngày 26/05/2022, DAI xếp hạng thứ 15 trên CoinGecko với vốn hóa thị trường khoảng ₫152.771.077.304.318 VND
Ưu điểm
- Được vay dựa trên Ethereum, bất cứ ai cũng có thể tạo DAI bằng ETH và kỹ thuật sử dụng dApp (ứng dụng phi tập trung).
- Luôn tồn tại, không có chính phủ hoặc cơ quan tập trung nào khác có thể hủy bỏ DAI.
- Cho phép trao đổi trực tiếp, bỏ qua những đơn vị trung gian.
- Mang lại sự ổn định, đáng tin cậy cho hệ sinh thái tiền điện tử dễ bay hơi.
TrueUSD Stablecoin – TUSD
Nơi mua/bán TUSD Stablecoin
TrueUSD (TUSD) là một đồng Stablecoin được bảo trợ bởi đồng USD trên nền tảng TrustToken của do TrueCoin mới phát hành.
Phát hành bởi TrueCoin – một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ, vào năm 2017, TUSD chính thức được thành lập bởi cựu kỹ sư Google Rafael Cosman và Stephen Kade, Danny An. Hiện tại, TUSD đang được quản lý bởi những người đã làm việc với các tổ chức lớn như Google, UC Berkley và PwC.
Để mua bán TUSD, người tham gia có thể tham khảo một số sàn giao dịch niêm yết đồng tiền này như: Binance, Bitrue, VCC Exchange, HitBTC, OKEx, Huobi Global, KuCoin, Upbit, PancakeSwap, Uniswap,…
Tính đến thời điểm ngày 26/05/2022, TUSD xếp hạng thứ 49 trên CoinGecko với vốn hóa thị trường khoảng ₫28.657.397.555.942 VND.
Ưu điểm
- Hoạt động và lưu trữ trên hợp đồng thông minh (Smart Contract) giúp bảo mật tài sản cho nhà đầu tư.
- Ổn định, được quy định bởi luật pháp nên đảm bảo công nhận quyền sở hữu với các tổ chức tài chính và pháp lý.
- Tỷ giá ngang với đồng USD.
- Cho phép người dùng rút tiền trực tiếp tại ngân hàng, không cần tương tác với hệ thống khi cần đổi tiền.
Gemini Stablecoin – GUSD
Nơi mua/bán GUSD Stablecoin
Gemini Stablecoin (GUSD) được biết đến là một đồng tiền mã hóa ổn định về giá do Gemini – sàn giao dịch Crypto uy tín tại Hoa Kỳ phát hành. GUSD được bảo chứng bởi đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1, phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20.
Bạn có thể mua bán GUSD trên một số sàn giao dịch niêm yết đồng tiền này như: Hotbit, BitMart, Hoo.com, Uniswap, OKEx, EXMO, XT.COM, FinexBox,…
Tính đến thời điểm ngày 26/05/2022, DAI xếp hạng thứ 124 trên CoinGecko với vốn hóa thị trường khoảng ₫6.410.923.814.514 VND
Ưu điểm
- GUSD được phát hành bởi sàn giao dịch uy tín, được cấp phép hoạt động tại Hoa Kỳ.
- Số lượng GUSD phát hành và lưu hành trên thị trường sẽ được kiểm soát bởi ngân hàng State Street và Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên Bang Hoa Kỳ.
- Số tiền gửi USD trong ngân hàng được kiểm toán thường xuyên vào hàng tháng bởi công ty kiểm toán hàng đầu Mỹ – BPM.
- Cơ chế phê duyệt ngoại tuyến trực tuyến kết hợp để phát hành Token cung cấp tính bảo mật linh hoạt.
Kết luận
Thông qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã hiểu được đồng Stablecoin là gì, sự cần thiết của nó trong thị trường tiền mã hóa cùng giá trị ổn định sẽ giúp nhà đầu tư không phụ thuộc vào tiền pháp định, nhanh chóng quy đổi sang BTC hoặc altcoin và ngược lại. Thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật những bài học hữu ích nhất về kiến thức đầu tư tài chính nói chung và tiền mã hóa nói riêng cùng thông tin mới nhất nhé.