Cộng hòa Séc có một lượng vàng trị giá hơn 23 tỷ USD bên dưới lòng đất. Nhưng khác với những mỏ kim loại Lithi quý hiếm, số vàng này không được lên kế hoạch khai thác.
Cụ thể, lượng vàng khổng lồ này đang nằm dưới lòng đất của thị trấn Jilove u Prahy. Vào thế kỷ 14, Jilove Prahy là nguồn cung cấp vàng quan trọng nhất của đế chế vua Charles IV (1355-1378).
Nhà địa chất của bảo tàng, Jan Vana, nói với DW: “Có khoảng 7 tấn vàng nằm dưới và xung quanh thị trấn Jilove”. Tuy việc khai thác đã kết thúc vào năm 1968. Nhưng Vana cho biết vẫn có một số trục khai thác có thể mang lại 4 gam vàng hoặc khoảng 1/8 ounce trên mỗi tấn đá. Điều này sẽ làm cho khai thác vàng trở thành một hoạt động có lãi dẫu giá vàng đã giảm mạnh trong năm 2013.
Giám đốc Bảo tàng Vùng Jilove Prahy, Sarka Jurinova cho biết: “Một phần lớn của thành phố Prahy được xây dựng từ tiền khai thác vàng. Trong đó, gồm có một số tòa nhà của Đại học Charles vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay”.
Đặc biệt, du khách khi đến Bảo tàng Vùng Jilove có thể thử đãi vàng dưới lớp cát. Họ có thể đem về bất kỳ mẩu vàng nào mà họ tìm thấy. Một số người dân địa phương lại mong muốn trở lại những ngày vàng được khai thác ở đây. Như thế, họ sẽ có thể mua vàng của Séc thay vì nhập khẩu từ Nam Phi.
Mặc dù, Jilove sở hữu trữ lượng vàng lớn như thế nhưng không thể khai thác. Bởi Jilove đang nằm trong một khu giải trí. Việc khai thác phải dùng chất kịch độc xyanua để đảm bảo sản lượng khai thác.
Khai thác vàng ảnh hưởng đến môi trường
Ở Cộng hòa Séc, khai thác vàng phải sử dụng xyanua để đảm bảo có lãi. Nhưng Bộ trưởng Môi trường Richard Brabec việc dùng chất hóa học xyanua là điều không thể chấp nhận được. Việc loại bỏ xyanua là điều kiện cần để các hoạt động khai thác vàng được nối lại. Ông hy vọng vàng vẫn sẽ nằm nguyên vẹn dưới lòng đất.
Theo quan điểm của nhà kinh tế người Séc Lukas Kovanda, hoạt động khai thác vàng vẫn chưa có lãi. Thế nên, không ai vội vàng nối lại hoạt động này.
Siêu cường Lithi
Nguyên nhân khác khiến Cộng hòa Séc chưa triển khai thác vàng vì quốc gia này sở hữu một thứ kim loại quý mà cả thế giới “thèm khát”.
Trong những năm gần đây, những mỏ Lithi lớn đã được tìm thấy ở Séc, gần Cinovec trên dãy núi Ore, gần biên giới với Sachsen, Đức. Theo ước tính, 60% khối lượng nằm ở Séc và 40% nằm ở Đức.
Theo DW, ước tính khoảng 4% trữ lượng Lithi trên thế giới nằm trong lòng đất bên dưới Cộng hòa Séc. Các mỏ gần Cinovec có đến 140.000 triệu tấn. Tuy nhiên, khai thác lithium cũng có nguy cơ ô nhiễm. Vì thế, Séc đang cân nhắc về vấn đề môi trường.
Lithi chính là “vàng trắng” có thành phần quan trọng trong sản xuất pin năng lượng. Đây là một phần trong hợp kim sản xuất máy bay, tàu điện và nhiều ứng dụng khác.
Mỏ vàng khổng lồ tại Cộng hòa Séc
Một số mỏ vàng ở Cộng hòa Séc có thể khai thác được với ước tính khối lượng lên tới 400 tấn. Theo giá vàng hiện tại, lượng vàng khổng lồ này sẽ mang lại khoảng 24 tỷ USD. Tuy nhiên, nhiều nỗ lực nối lại hoạt động khai thác vàng đã thất bại. Vì nhà nước không quan tâm và sự phản đối của cư dân ở các địa phương cũng bị bác bỏ.
Năm 2020, công ty khai thác quốc gia Diamo đã tiến hành khảo sát các mỏ vàng đã đóng cửa ở Zlate Hory, phía bắc Cộng hòa Séc. Cuộc khảo sát địa chất sẽ kéo dài ba năm. Kết quả sẽ được sử dụng để đánh giá điều kiện để mỏ vàng gần Zlate Hory có được khai thác không.
Phát ngôn viên của Bộ Công Thương, Stepanka Filipova nói với nhật báo MF Dnes: “Nghiên cứu sẽ cung cấp cho chính phủ thông tin cập nhật về khả năng khai thác vàng dự trữ”.
Nếu việc khai thác ở mỏ Zlate Hory được tiếp tục, đá chứa vàng sẽ được gửi ra nước ngoài để xử lý. Điều này có nghĩa là không có hoạt động khai thác vàng nào liên quan đến chất kịch độc xyanua được thực hiện ở Cộng hòa Séc.