SEC (Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái) một trong những cơ quan quan trọng trên thị trường Crypto. Liệu những quyết định của các cơ quan này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Crypto? Cơ cấu hoạt động của SEC được tổ chức ra sao? SEC trực tiếp tham gia kiểm soát những đối tượng nào? Để giải đáp vấn đề này, chúng ta hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về SEC
SEC là gì?
SEC hay còn được nhắc đến với tên gọi đầy đủ là Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ. Là một cơ quan quản lý độc lập trực thuộc của Chính phủ liên bang. SEC đóng vai trò khá quan trọng trên thị trường tài chính hiện nay cũng như thị trường Crypto đầy biến động. Vừa tham gia xây dựng các điều luật vừa đảm bảo tính công bằng minh bạch trên thị trường này.
- Ellipsis (EPS) là gì? Nên đầu tư vào EPS coin hay không?
- Liệu Btcst coin có đang bị định giá quá cao hay không?
- Aptos (APT) là gì? Cách lưu trữ đồng Aptos Token (APT)
- Blockstack (STX) là gì? Tiềm năng đầu tư của STX Coin trong tương lai
Bất cứ một đơn vị nào nếu phát sinh ra những vấn đề gian lận, lừa đảo, … thì chắc chắn SEC sẽ đứng ra xử lý các vi phạm này một cách nhanh chóng. Tùy vào từng trường hợp nhất định mà mức độ xử lý sẽ hoàn toàn khác biệt nhau. Có thể hiểu, những vấn đề chứng khoán được phát sinh đều phải đăng ký với SEC trước khi được niêm yết bán trên thị trường.
Tuy nhiên, tổ chức này vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức trên thị trường. Đặc biệt, các hành vi vi phạm cũng như cách khắc phục của mỗi đơn vị hoàn toàn không giống nhau.
SEC được hình thành như thế nào?
Vào năm 1920 cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra kéo theo sự ra đời của SEC. Những chiêu thức gian lận, lừa đảo gây sai lệch thông tin để thu hút nhà đầu tư chọn mua cổ phiếu xảy ra khá phổ biến tại thời điểm này. Điều đáng nói, các công ty hoàn toàn không cung cấp các báo cáo tài chính đầy đủ và minh bạch. Sự việc này khiến cho nhà đầu tư hoàn toàn không thể đánh giá được tính khách quan của các đơn vị này.
Sự kiện nổi tiếng mà anh em có thể quan tâm là Sự kiện Thứ Hai Đen (Black Monday) được diễn diễn ra vào ngày 28/10/1929 khi thị trường Chứng khoán Mỹ sụp đổ gây nên nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế.
Kể từ đó, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến thị trường Chứng khoán. Mọi cơ sở pháp lý đều được cải thiện rõ rệt nhằm tăng tính xác thực cũng như tính khuôn khổ. Quy định của SEC sẽ yêu cầu tất cả các công ty trước khi niêm yết bán chứng khoán ra thị trường phải cung cấp đủ các báo cáo tài chính.
Quá trình hoạt động của SEC
Trong quá trình hoạt động, cơ quan SEC đã gặt hái được nhiều thành công nổi bật qua các mốc thời gian sau đây:
- 1930: Sự ra đời của SEC góp phần không nhỏ giúp thị trường chứng khoán được ổn định hơn sau cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất của Mỹ.
- 1960 – 1970: Cơ quan thiết lập nên các quy định mới liên quan đến việc công khai các thông tin niêm yết, giám sát chứng khoán, …
- 1980-1990: Cải cách tăng cường khả năng giám sát trên thị trường chứng khoán.
- 2000 – 2008: Tiếp tục nâng cao chất lượng về việc giám sát thị trường và đạo luật Sarbanes-Oxley được thông qua. Năm 2008, SEC thực hiện các cuộc điều tra cũng như kiện cáo vi phạm pháp luật về chứng khoán.
- 2010: Đạo luật Dodd-Frank được thông qua tăng cường quyền lực của SEC.
- 2020: Thực hiện các cuộc điều ra về các vấn đề kiện cáo đối với nhiều công ty công nghệ lớn.
Cấu trúc hệ thống của cơ quan SEC
Cấu trúc chung của SEC
Cơ quan SEC được thiết lập từ những đội ngũ chuyên trách có chuyên môn cao như sau:
- Chủ tịch SEC là người đứng đầu ban lãnh đạo được bổ nhiệm bởi Tổng thống và xác nhận bởi Thượng viện. Có trách nhiệm giám sát các hoạt động của SEC đảm bảo được thực hiện một cách công bằng nhất.
- 5 thành viên Ủy ban được bổ nhiệm bởi Tổng thống và cũng được chính Thượng viện xác nhận. Họ có trách nhiệm trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến các công tác quản lý của SEC,
- Cơ quan chức năng của SEC có trách nhiệm giám sát các hoạt động chứng khoán bao gồm: Văn phòng Thanh tra, Văn phòng Điều tra, Văn phòng Kế toán và Văn phòng Tư vấn pháp lý.
- Ủy ban có SEC đảm nhận vai trò đưa ra lời khuyên về các chính sách bao gồm: Ủy ban Thị trường Mở, Ủy ban Chứng khoán và Ngân hàng Đầu tư, Ủy ban Tài chính Quốc tế và Ủy ban Tư vấn Chính sách.
- SEC còn có sự góp mặt của những cơ quan chuyên trách khác như Giám đốc điều hành, Phó giám đốc điều hành.
Cấu trúc các bộ phận văn phòng
Hiện nay, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) được kiểm soát trực tiếp bởi 1 Chủ tịch và 4 Ủy viên đi kèm. Trong đó sẽ có 6 Bộ phận, 24 văn phòng và gồm 11 văn phòng nhỏ được bố trí tại các địa phương khác. Mỗi bộ phận này sẽ đảm nhận các vai trò giám sát, quản lý đầu tư, đánh giá chứng khoán, tư vấn và thực hiện các quan hệ công chứng.
Ngoài ra họ còn đảm nhận việc nghiên cứu và đánh giá các chính sách được thiết lập bởi cơ quan SEC. Dưới ghế chủ tịch còn có 24 văn phòng trực thuộc với nhiều quyền hạn khác nhau.
SEC hoạt động như thế nào?
Vai trò của SEC trên thị trường
SEC đóng vai trò khá tất yếu trên thị trường tài chính hiện nay bao gồm các vai trò chi tiết như sau:
- Bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư chống lại các hành vi gian lận thao túng trên thị trường. Điều tiết thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như quy định về việc đăng ký, phê duyệt các chứng khoán mới hay các quy định về thị trường trái phiếu, …
- Đảm bảo các yếu tố về trật tự trên thị trường chứng khoán và tạo điều kiện hình thành nên các khoản vốn.
- Giám sát các hành động tiếp quản của công ty ở Hoa Kỳ cũng như tham gia phê duyệt các tuyên bố đăng ký dành riêng cho nhà cung cấp dịch vụ bookrunner giữa các đơn vị phát hành.
- Xử lý các vấn đề vi phạm pháp luật giữa các chủ thể đầu tư với nhau trên thị trường này. Gồm có các vi phạm về việc công bố thông tin, gian lận, lạm dụng tin mật hoặc các hành vi lừa đảo khác.
- Phối hợp trực tiếp với các cơ quan khác như Cục Dự trữ Liên Bang (FED), Cục Thuế Liên bang (Internal Revenue Service), Cục Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics), Tổ chức Quản lý và Hợp tác Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development).
- Tham gia các công tác đào tạo, giáo dục nhà đầu tư từ những tài liệu thiết thực nhất. Khi nhà đầu tư nắm rõ được những quy tắc này sẽ giảm thiểu tối đa những sai phạm không đáng có xảy ra.
- Đề xuất các quy định mới để nâng cao và cải thiện được các hoạt động giám sát cũng như quản lý thị trường Chứng khoán Mỹ.
Quyền hạn của cơ quan SEC
SEC sở hữu nhiều quyền hạn trong việc tham gia giám sát và đồng thời xử lý các hành vi vi phạm của những công ty tài chính. Tùy vào từng hoàn cảnh/trường hợp nhất định mà khi đó biện pháp áp dụng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:
- Yêu cầu công ty cung cấp thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính/chứng khoán để đảm bảo được các tiêu chí về tính minh bạch có liên quan.
- Trực tiếp kiểm tra tính hợp lệ của các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán được cung cấp bởi các công ty.
- Tùy vào từng trường hợp mà cơ quan SEC sẽ áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau.
Các biện pháp trừng phạt của SEC
Để xử lý các vấn đề sai phạm, SEC sẽ áp dụng nhiều biện pháp trừng trị khác nhau chẳng hạn như:
- Phạt hành chính dân sự (phạt tiền) hoặc trực tiếp thu hồi các khoản lợi nhuận bất hợp pháp. Số tiền phạt có thể lên đến vài trăm triệu đô tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của bản án đó.
- Ban hành các lệnh cấm vận đối với một cá nhân hoặc một cơ quan quản lý cụ thể. Thời gian cấm vận có thể được thực hiện ngay lập tức hay theo các quy định cụ thể của SEC.
Dĩ nhiên, nếu cá nhân đó hoặc công ty không đảm bảo tuân thủ theo các lệnh cấm thì họ sẽ bị phạt tiền hoặc thậm chí là bị phạt tù.
Ảnh hưởng của SEC đối với thị trường Crypto
Tác động đến Quỹ giao dịch trao đổi ETF Bitcoin
Quỹ ETF giúp các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa các khoản đầu tư một cách tối ưu nhất mà không cần sở hữu. Cũng như cung cấp các giải pháp thay thế tối ưu để thực hiện các hoạt động mua bán tài sản cá nhân. Bitcoin ETF luôn có khả năng mô phỏng theo giá trị của loại tiền ảo nổi bật nhất trên thị trường.
Nhà đầu tư có thể lựa chọn bán khống cổ phiếu thuộc quỹ ETF nếu họ cho rằng giá Bitcoin có thể giảm trong tương lai. Nếu SEC phê duyệt thành công một ETF Bitcoin thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến thị trường đồng tiền ảo hiện nay.
Nhưng thực tế các quỹ hợp đồng tương lai đều được quy định rõ trong các bộ luật hiện hành. Đối với các sàn giao dịch Bitcoin lại chưa có nhiều ràng buộc pháp lý về loại quỹ này. Điều này khiến cho cơ quan SEC khó có thể chấp thuận một quỹ ETF.
Các khoản phí tăng cao và tính “ẩn danh” bị chi phối
Việc kê khai các hoạt động cho các Sở thuế vụ của các tổ chức/cá nhân luôn khiến cho doanh nghiệp họ phải chịu thêm nhiều khoản thuế phát sinh. Từ đó kéo theo những khoản chi phí giao dịch tăng theo. Cho nên các sàn giao dịch mặc nhiên sẽ áp các mức phí dịch vụ này nhằm bù vào việc nộp cho Chính phủ.
Tính ẩn danh của DeFi luôn là một trong những vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất hiện nay. DeFi sẽ tận dụng các sức mạnh của Blockchain để minh bạch tạo nên một nền tài chính mở. Nhưng một khi SEC can thiệp vào thị trường này sẽ khiến cho tính “ẩn danh” bị mất dần.
Giảm thiểu các vấn nạn “rửa tiền”
Sự hiện diện của SEC đóng vai trò không nhỏ trong việc hạn chế các vấn nạn “rửa tiền” trên thị trường hiện nay.
Các quy định luật pháp được ban hành bởi SEC không chỉ ảnh hưởng đến thị trường Crypto ở Mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều thị trường trên thế giới. Vì bản chất của Crypto là không giới hạn các hoạt động gửi rút tiền giữa các quốc gia với nhau.
Ngoài ra, SEC còn ảnh hưởng đến thị trường stablecoin gây nên nhiều tác động đến các tài sản như USDT hay USDC.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến SEC mà mỗi cá nhân hay các công ty đều nên nắm bắt.
Xem thêm