Scam NFT là gì? Trong bối cảnh thị trường NFT phát triển mạnh mẽ, các vụ lừa đảo liên quan đến NFT ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của mình, việc hiểu rõ về các hình thức scam NFT và cách phòng tránh chúng là vô cùng cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hình thức scam NFT là gì, các chiêu thức lừa đảo phổ biến và cung cấp những mẹo hữu ích để bảo vệ bạn khỏi những kẻ lừa đảo trong không gian NFT.
Mục Lục
Scam NFT là gì?
NFT là gì?
NFT (viết tắt của Non-Fungible Token) là một loại tài sản kỹ thuật số duy nhất và không thể thay thế được lưu trữ trên nền tảng blockchain. Khác với các loại tiền mã hóa thông thường, mỗi NFT đều sở hữu những đặc điểm riêng biệt, không thể sao chép hay làm giả, tạo nên tính khan hiếm và giá trị độc đáo cho từng NFT.
Điểm nổi bật của NFT là khả năng xác minh nguồn gốc và quyền sở hữu một cách minh bạch, chính xác thông qua dữ liệu lưu trữ trên blockchain. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng kiểm tra thông tin của NFT mà không cần qua trung gian. Thông thường, NFT sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức như: token, vật phẩm trong game, các tác phẩm nghệ thuật,…
Đọc thêm: NFT là gì? Cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng nó
Scam NFT là gì?
Scam NFT chính là các hình thức lừa đảo liên quan đến các tài sản số phi tập trung (NFT – Non-Fungible Token). Đây là những hoạt động gian lận trong không gian NFT, trong đó kẻ lừa đảo thường sử dụng các chiêu thức như tạo ra NFT giả mạo, lừa đảo qua các dự án Airdrop, mạo danh các cá nhân hay dự án nổi tiếng để chiếm đoạt thông tin cá nhân hoặc tài sản của người dùng.
Tại sao Scam NFT lại trở nên phổ biến?
NFT (Non-Fungible Token) đang bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư bởi tiềm năng sinh lời to lớn. Hàng loạt NFT được giao dịch với giá hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu USD, điển hình như tác phẩm “Everydays – The First 5000 Days” của Beeple được bán với giá kỷ lục 69,3 triệu USD tại Christie’s hay bộ sưu tập 10.000 NFT CryptoPunk với giá NFT cao nhất lên đến 7,56 triệu USD.
Sức hút này cũng là miếng mồi béo bở cho những kẻ lừa đảo (Scammers) tung hoành, âm mưu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.
Sự bùng nổ của NFT cũng mở ra cơ hội cho các nghệ sĩ, dự án lớn và cả cá nhân tham gia sáng tạo và sở hữu tài sản kỹ thuật số độc đáo. Tuy nhiên, thị trường NFT còn non trẻ, thiếu quy định, dẫn đến tình trạng “nhiễu loạn” khiến nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới, khó phân biệt NFT giá trị thực và tài sản giả mạo.
Giá trị của NFT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng theo quan điểm cá nhân, tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) của cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Khi FOMO lên cao, nhà đầu tư dễ bị đánh lừa, dẫn đến mất tiền. Đặc biệt, trong bối cảnh bơm thổi, lừa đảo NFT ngày càng gia tăng, nhà đầu tư cần tỉnh táo, trang bị kiến thức đầy đủ để tránh trở thành nạn nhân.
Các hình thức Scam NFT hiện nay
Để tránh rơi vào tình trạng bị lừa đảo, điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ về scam NFT là gì và các hình thức phổ biến mà chúng thường xảy ra trên thị trường. Sau đây là những trường hợp scam NFT phổ biến nhất hiện nay:
Các Airdrop Scam
Do NFT được xây dựng trên nền tảng blockchain nên địa chỉ ví của bạn có thể được công khai cho tất cả mọi người. Kẻ lừa đảo sẽ gửi NFT vào ví của bạn như một phần thưởng từ các đợt airdrop, đánh vào tâm lý ham muốn khiến bạn dễ dàng tương tác với chúng. Điều này có thể khiến bạn vô tình cung cấp thông tin cá nhân cho kẻ xấu. Vì vậy, bạn không nên tương tác với bất kỳ NFT nào trong ví mà không rõ nguồn gốc. Cách tốt nhất là ẩn chúng đi để tránh rủi ro.
Đọc thêm: Airdrop Coin là gì? Cách làm Airdrop Coin hiệu quả
Các đường link giả mạo
Hãy cẩn trọng với những email giả mạo được gửi đến hộp thư của bạn. Các hacker có thể mạo danh các tổ chức uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch tiền ảo,… để dụ dỗ bạn nhấp vào đường dẫn độc hại. Khi bạn nhấp vào đường dẫn này, bạn sẽ được đưa đến trang web giả mạo có giao diện giống hệt trang web thật. Tại đây, hacker sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, địa chỉ ví hoặc cụm từ khôi phục. Khi đã có được những thông tin này, bọn chúng sẽ chuyển toàn bộ tài sản từ ví của bạn sang ví khác, và đương nhiên, tài sản trong ví của bạn sẽ biến mất không dấu vết.
Impersonation (Mạo danh)
Kẻ lừa đảo sẽ mạo danh tài khoản của một chủ sở hữu NFT nổi tiếng, tạo ra một tài khoản giả mạo trông rất giống tài khoản thật, chỉ khác một vài điểm nhỏ mà người dùng thông thường sẽ rất khó để nhận ra. Đặc biệt, chúng sẽ xây dựng số lượng người theo dõi giống như tài khoản chính thức.
Ngoài ra, kẻ lừa đảo có thể giả danh là giám đốc điều hành dịch vụ khách hàng của các dự án NFT, với mục đích liên lạc với bạn và yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm. Bạn nên cẩn thận và xác nhận lại với những nhà sáng lập dự án trước khi cung cấp bất kỳ thông tin nào cho người lạ.
Làm thế nào để tránh Scam NFT?
Mục tiêu của bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng là kiếm tiền, nhưng để giữ được tiền cũng quan trọng không kém. Để bảo vệ tài sản của mình khỏi các thủ đoạn tinh vi của scammer, dưới đây là một số cách để phòng tránh Scam NFT hiệu quả mà giavang.com đã tìm hiểu và đúc kết được như sau:
- Đừng click chuột một cách mù quáng
Không phải bất kỳ liên kết nào được gửi từ một dự án hoặc nền tảng đều đáng tin cậy. Bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi nhấp vào, đặc biệt là các liên kết từ những trang web lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Không bao giờ nhấp vào các liên kết hoặc tệp đính kèm từ các nguồn không xác định, vì khả năng cao đó là những liên kết giả mạo do kẻ lừa đảo gửi để hack ví của bạn.
Trong trường hợp bạn gặp sự cố hoặc có thắc mắc liên quan đến giao dịch hay thông tin về NFT, hãy truy cập trang web chính thức của dự án hoặc nền tảng Marketplace để yêu cầu hỗ trợ. Tuyệt đối không nên chia sẻ màn hình hoặc nhấp vào liên kết lạ từ những người tự xưng là đại diện bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của dự án trên các phương tiện truyền thông xã hội.
- DYOR về các dự án NFT muốn đầu tư
Trong lĩnh vực đầu tư NFT, DYOR đơn giản là việc nhà đầu tư tự tìm hiểu và nghiên cứu mọi thông tin liên quan đến NFT, bao gồm dự án, lộ trình phát triển, đội ngũ sáng lập, giá trị, độ hiếm, mức giá và tiềm năng của chúng.
DYOR là một trong những phương pháp hiệu quả để tránh rơi vào bẫy Scam NFT. Quá trình này giúp nhà đầu tư tự đánh giá được độ uy tín, mức độ an toàn và tiềm năng của dự án. Những yếu tố này sẽ quyết định giá trị lâu dài của khoản đầu tư.
Đọc thêm: DYOR là gì? Tại sao DYOR lại quan trọng?
- Kiểm tra thật kỹ nguồn gốc của NFT
Khi nhận bất kỳ NFT nào vào ví của bạn, dù là qua giao dịch mua bán hay Airdrop từ dự án, hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc của chúng. Điều này giúp bạn tránh được các trường hợp lừa đảo Airdrop như đã đề cập ở phần trên. Hãy nhớ rằng trong thị trường này, bạn cần tự bảo vệ mình, vì khi mất tiền thì rất khó lấy lại.
Ngoài ra, cần cẩn trọng để không mua phải các NFT giả mạo, trông giống như tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng. Để phân biệt thật giả, nhà đầu tư cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về NFT và người sáng tạo, cũng như lịch sử giao dịch của tài sản này. Nếu không, bạn sẽ rất dễ rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo.
- Không để lộ thông tin bảo mật ví crypto
Như đã đề cập trước đó, cụm từ khôi phục (passphrase) và khóa riêng tư (private key) là thông tin quan trọng nhất của ví, bạn nên lưu giữ ở một nơi an toàn mà chỉ mình bạn biết. Tránh sao lưu trên điện thoại, máy tính hoặc các phần mềm không đáng tin cậy cũng như không chia sẻ với người khác. Để tăng cường bảo mật cho ví, bạn nên sử dụng mật khẩu khó đoán và bật xác thực hai yếu tố (2FA) như Google Authenticator hoặc Authy.
Đọc thêm: Passphrase là gì? Private Key là gì? Mẹo lưu trữ Passphrase an toàn
- Sử dụng ví lưu trữ NFT an toàn
Thị trường tiền mã hóa phát triển nhanh chóng dẫn đến sự ra đời của rất nhiều loại ví điện tử. Tuy nhiên, không phải ứng dụng ví nào cũng được đánh giá cao về độ bảo mật. Để lưu trữ NFT an toàn, bạn nên chọn một ví tiền điện tử đáng tin cậy như:
– Các loại ví nóng: Metamask, Coinbase, Trust Wallet…
– Hệ thống dữ liệu InterPlanetary (IPFS)
– Ngoài ra còn có thể lưu trữ trên ví lạnh như: Ledger hoặc Trezor
Ví nóng là gì? Top những ví nóng tốt nhất trên thị trường
Ví lạnh là gì? Mua ví lạnh ở đâu uy tín? Cách sử dụng ví lạnh
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về Scam NFT là gì, hiểu rõ các hình thức phổ biến và trang bị cho mình những cách phòng tránh hiệu quả. Để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ lừa đảo, hãy luôn giữ cảnh giác, sự tỉnh táo và sáng suốt trong mọi giao dịch. Hãy nhớ rằng, thị trường NFT tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, kiến thức và sự cảnh giác chính là chiếc chìa khóa để bạn thành công!