Hiện nay, nhiều người lao động chọn cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Nhưng liệu việc rút BHXH 1 lần có thật sự hỗ trợ người lao động về mặt tài chính. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì? Rút ở đâu? Tất cả sẽ được giavang.com giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé.
Mục Lục
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Hiện nay, bảo hiểm xã hội có 2 hình thức: tự nguyện và bắt buộc. Tùy thuộc vào hình thức nào mà có cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần khác nhau. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người lao động cần hiểu rõ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần.
Trường hợp là người tham gia bắt buộc
Người lao động sẽ có 3 trường hợp để xác định số tiền BHXH 1 lần nhận được:
Trường hợp 1: Thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng chế độ BHXH 1 lần sẽ bằng 22% mức lương đã đóng BHXH. Tối đa người lao động có thể nhận được là 2 tháng lương bình quân đóng BHXH.
Trường hợp 2: Thời gian đóng BHXH trên 1 năm thì sẽ dựa vào số năm người lao động đã đóng để xác định, số tiền mỗi năm được tính như sau:
- Đóng tiền BHXH trước năm 2014: số tiền nhận được sẽ là 1.5 tháng mức bình quân đóng BHXH.
- Đóng tiền BHXH từ năm 2014 trở đi: số tiền nhận được sẽ là 2 tháng mức bình quân đóng BHXH.
Trường hợp 3: Đối với các đối tượng là quân nhân, học viên sĩ quan, người làm công tác cơ yếu… chưa đóng đủ 1 năm thì mức nhận được sẽ bằng số tiền đã đóng và tối đa là 2 tháng mức bình quân đã đóng BHXH.
Trường hợp là người tham gia tự nguyện
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện thì cách tính rút bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:
- Đóng tiền BHXH trước năm 2014, số tiền sẽ được xác định bằng 1.5 tháng mức bình quân đã tham gia đóng BHXH.
- Đóng tiền BHXH sau năm 2014, số tiền sẽ bằng 2 tháng bình quân mức bình quân đã tham gia đóng BHXH.
Với trường hợp người tham gia tự nguyện đóng chưa đến 1 năm, thì số tiền nhận được sẽ là số tiền đã đóng, tối đa 2 tháng mức bình quân đã tham gia đóng BHXH.
Công thức tính BHXH 1 lần
Mức hưởng = (1,5 x Mức bình quân đã tham gia đóng x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2x Mức bình quân đã tham gia đóng x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
Trong đó:
- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = Số tháng tham gia BHXH * Tiền lương đóng BHXH hàng tháng * Mức điều chỉnh/ Tổng số tháng tham gia BHXH.
- Mức điều chỉnh được quy định tại Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH theo từng năm.
Ví dụ: Chị A tham gia bảo hiểm từ tháng 7/2013, đến tháng 10/2015. Trong đó, lương từ 7/2013 đến tháng 7/2014 là 4.5 triệu, từ 7/2014 đến 10/2015 là 5.5 triệu.
Tổng thời gian tham gia BHXH của chị A là 2 năm 3 tháng, thì số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhận được sẽ là:
Mức lương bình quân = [(5*4.5*1.25) + (7*4.5*1.2) + (5*5.5*1.2) + (10*5.5*1.19) / 27= 6.09 triệu đồng/tháng.
Mức BHXH 1 lần nhận = (1.5*1+2*1.5)*6.09=27.405 triệu
Chú ý về thời gian đóng bảo hiểm
Khi tính bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần lưu ý:
- Trường hợp tính thời gian tham gia BHXH xuất hiện tháng lẻ: Nếu số tháng lẻ từ 1 – 6 tháng thì thời gian đóng tính là nửa năm, Nếu từ 7 – 11 tháng thì tính sẽ là 1 năm.
- Nếu thời gian đóng BHXH có cả trước và sau mốc thời điểm là ngày 01/01/2014 và có tháng lẻ, thì những tháng lẻ trước ngày 01/01/2014 sẽ được chuyển sang giai đoạn sau ngày 01/01/2014 để tính BHXH 1 lần.
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần cần giấy tờ gì?
Muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Sổ bảo hiểm xã hội và các tờ rời (Bản gốc).
- Đơn đề nghị rút bảo hiểm xã hội 1 lần, theo mẫu Mẫu số 14 – HSB (Bản gốc).
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (Bản gốc và phô tô để đối chiếu).
- Sổ hộ khẩu hoặc tạm trú (Bản gốc để đối chiếu).
- Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền do phòng công chứng thực hiện theo quy định (Trường hợp ủy quyền người khác lấy hộ).
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng trường hợp mà cần bổ sung thêm một số giấy tờ như sau:
- Nếu người lao động đi định cư nước ngoài thì cần cung cấp giấy tờ định cư nước ngoài.
- Trường hợp người lao động mắc các bệnh lý theo quy định: Giấy khám bệnh do cơ quan chức năng cấp.
- Trường hợp người tham gia BHXH bị tai nạn mất sức lao động: Xác nhận suy giảm sức khỏe lao động trên 81%.
Các bước nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần:
- Bước 1: Nộp hồ sơ. Có 2 cách để nộp đó là nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH tại địa phương hoặc nộp qua bưu điện.
- Bước 2: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
- Bước 3: Trả kết quả, bổ sung thêm giấy tờ nếu thiếu.
Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?
Khi hồ sơ được xét duyệt, người lao động nhận tiền trợ cấp BHXH tại:
- Trực tiếp tại cơ quan BHXH huyện nơi sinh sống.
- Cơ quan bảo hiểm xã hội Huyện lập danh sách chi trả BHXH 1 lần. Sau đó số tiền sẽ chuyển cho bưu điện Huyện chi trả trực tiếp cho người lao động.
- Qua tài khoản ngân hàng của người lao động.
(Căn cứ theo: Điểm 1.1.3, khoản 1, Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH)
Bên cạnh đó, người lao động có thể ủy quyền cho người khác nhận hộ các chế độ BHXH thông qua hợp đồng ủy quyền theo mẫu quy định.
Thời gian nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Bạn nộp hồ sơ đủ theo quy định, Bạn sẽ được cơ quan BHXH giải quyết và chi trả tiền BHXH một lần.
Ai được nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần?
Là một chính sách khá linh hoạt của Nhà nước, bảo hiểm xã hội một lần cho phép người lao động lựa chọn các phương án tài chính phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh của mình. Những trường hợp nào để được hưởng chế độ này:
- Người lao động đủ tuổi nhận lương hưu nhưng chưa đóng đủ 20 năm theo quy định. Riêng với lao động nữ chuyên trách hoặc không chuyên trách thì chưa đóng đủ 15 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
- Người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng BHXH và chưa đóng đủ 20 năm.
- Người tham gia BHXH ra nước ngoài định cư, sinh sống.
- Người lao động mắc một số căn bệnh nguy hiểm tính mạnh: U xơ, ung thư, HIV/ AIDS, lao, phong… theo quy định của Bộ Y tế.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, học viên quân đội, công an, trong các trường hợp xuất ngũ, phục viên, thôi việc… nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Luật BHXH.
Có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần không?
Hiện nay, nhiều người chọn phương án rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Tuy nhiên, họ vẫn băn khoăn có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần không? Người lao động khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong tương lai?
Rõ ràng là người tham gia sẽ được lợi ngay từ việc rút BHXH một lần, có một khoản tiền khá lớn để đáp ứng yêu cầu trước mắt. Tuy nhiên, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần về lâu dài sẽ là thiệt thòi lớn cho người lao động. Bởi vì:
- Số tiền BHXH một lần sẽ được xác định theo thời gian đóng mới gần nhất, do đó người lao động sẽ không được cộng dồn thời gian đóng. Trường hợp đóng không liên tục, rút BHXH 1 lần sẽ mất đi khoản tiền của các giai đoạn đóng trước đó. Đây là một thiệt thòi không nhỏ đối với những người lựa chọn hưởng BHXH 1 lần.
- Người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ không được hưởng lương hưu, mất nguồn thu nhập tương lai khi không còn khả năng lao động.
- Người lao động nhận bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ mất đi quyền lợi được chi trả chi phí BHYT.
- Trường hợp người lao động mất đi, thân nhân NLĐ được hưởng các khoản trợ cấp mai táng và tử tuất. Nếu tất toán bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động sẽ mất đi các quyền lợi đi kèm lương hưu này.
Lời kết
Trên đây là những chia sẻ về chính sách rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Chính sách này là một giải pháp linh hoạt hỗ trợ tài chính trong trường hợp khó khăn. Tuy nhiên, nó vẫn có một số bất lợi như mất đi một số quyền lợi và lợi ích trong tương lai. Vì thế, người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần.
Xem thêm