Rủi ro lãi suất luôn là một trong những vấn đề khó có thể tránh khỏi trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vậy nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất là gì? Làm thế nào để quản lý rủi ro lãi suất một cách hiệu quả nhất? Liệu khe hở lãi suất có tác động như thế nào đến các vấn đề này? Cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Rủi ro lãi suất là gì?
Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk) là những thực trạng giảm lợi nhuận hoặc các tổn thất tài sản do sự thay đổi lãi suất gây ra. Những rủi ro này sẽ xuất hiện phổ biến nhất khi có sự mất cân đối giữa kỳ hạn của các tài sản và nợ. Một khi lãi suất trên thị trường biến động sẽ gây nên nhiều hệ lụy sau:
- Ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng khiến cho nguồn thu nhập bị giảm đi. Các khoản chi phí phát sinh sẽ tăng cao ảnh hưởng xấu đến biên lợi nhuận.
- Giảm giá trị tài sản của các khoản đầu tư đặc biệt là trái phiếu, quỹ đầu tư, cổ phiếu.
- Khi lãi suất tăng kéo theo các khoản chi phí vay cũng tăng theo và ngược lại. Điều này có thể tăng nguy cơ không thể trả nợ đối với những cá nhân vay vốn. Từ đó, rủi ro mà các tổ chức và cá nhân mất tiền là điều có thể xảy ra.
Cách tính lãi suất ngân hàng chính xác nhất
So sánh lãi suất của các ngân hàng hiện nay
Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất của các ngân hàng
Phân loại rủi ro lãi suất ngân hàng
Rủi ro lãi suất ngân hàng
Rủi ro lãi suất ngân hàng xảy ra khi lãi suất huy động và lãi suất cho các khoản vay có sự chênh lệch với nhau. Chi phí huy động sẽ tăng nếu lãi suất tăng cao nhưng lãi suất cho vay vẫn được giữ nguyên. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi khiến cho lợi nhuận bị giảm đi và nhiều rủi ro tài chính xuất hiện.
Rủi ro lãi suất trái phiếu
Lãi suất và giá trị trái phiếu luôn có xu hướng tỷ lệ nghịch với nhau. Giá trị trái phiếu sẽ giảm nếu lãi suất tăng và ngược lại. Nhà đầu tư trái phiếu luôn phải đối mặt với những loại rủi ro này khi lãi suất thị trường biến động. Đặc biệt đối với những trái phiếu có kỳ hạn dài không có tính thanh khoản cao.
Rủi ro hiển nhiên
Rủi ro hiển nhiên xảy ra khi có sự thay đổi của một trong những yếu tố cụ thể sau:
- Đường cong lãi suất
- Các kỳ hạn khác nhau có xu hướng thay đổi không đồng nhất
Rủi ro đường cong lãi suất
Rủi ro này phát xảy ra khi hình dạng của đường cong lợi suất thay đổi. Lãi suất của kỳ ngắn hạn mặc nhiên sẽ cao hơn lãi suất của kỳ dài hạn trong trường hợp nếu đường cong lợi suất bị đảo ngược. Điều này khiến cho các nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro mất tiền khá cao.
Rủi ro cơ bản
Khi các cơ sở lãi suất khác nhau thay đổi một cách không nhất quán sẽ gây nên các rủi ro cơ bản. Ví dụ như LIBOR và SIBOR khi mà bên tài sản có cho vay và bên tài sản nợ đi vay dựa trên các cơ sở lãi suất khác nhau.
Một số loại rủi ro lãi suất khác
Nếu căn cứ vào các giá trị rủi ro lãi suất thì khi đó lãi suất sẽ được chia thành 2 loại sau đây:
- Rủi ro về thu nhập: Bản chất của loại rủi ro này là khiến cho các chi phí huy động vốn và lượng lãi thu được từ các khoản cho vay theo những cách thức khác nhau bị thay đổi. Có nghĩa rằng, thu nhập lãi ròng sẽ giảm đi khi lãi suất thị trường thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của chính ngân hàng đó.
- Rủi ro giảm giá trị tài sản: Loại rủi ro này khiến cho tài sản nợ và giá trị của tài sản ngân hàng thay đổi khác nhau. Đây là nguyên nhân chính khiến cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu thay đổi.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
- Nguồn và tài sản không phù hợp: Nguồn và tài sản luôn có kỳ hạn khác nhau. Khi được gắn với lãi suất, ngân hàng sẽ phải thiết lập các kỳ hạn đặt lại lãi suất sao cho tương thích với từng kỳ hạn khoản vay. Nhưng kỳ hạn này thường được quyết định bởi người đi vay và người gửi tiền. Do đó, việc duy trì sự tuyệt đối này là điều rất khó khăn.
- Thay đổi lãi suất của thị trường khác biệt so với dự kiến: Cung – cầu là yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến lãi suất. Điều này khiến cho các NHTM khó kiểm soát được mức biến động của lãi suất trên thị trường. Các ngân hàng này chỉ có thể điều chỉnh theo sự biến động của lãi suất và thị trường.
- Ngân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng vay và cho vay: Việc ngân hàng áp dụng các mức lãi suất cố định cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều rủi ro. Nếu lãi suất thị trường tăng thì chắc chắn ngân hàng phải tất toán lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Ngược lại, nó sẽ khiến cho ngân hàng không nhận được các khoản lợi nhuận từ việc giảm lãi suất.
Các yếu tố phản ánh rủi ro lãi suất
Sau khi đã hiểu rõ được bản chất của rủi ro lãi suất là gì trên thị trường tài chính nói chung hiện nay. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro lãi suất. Hiện nay, loại rủi ro này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hai yếu tố chính sau đây:
Khe hở lãi suất
Khe hở này xuất hiện khi nguồn tiền và tài sản có sự chênh lệch với nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu kỳ hạn của từng đối tượng khách hàng mà khi đó quy mô của nguồn tiền và tài sản cũng sẽ khác nhau. Không những thế, vấn đề này còn phụ thuộc vào những tiền đề sau:
- Khả năng kỳ hạn của người gửi và cho vay
- Sự chuyển hóa kỳ hạn của nguồn ra sao
Từ đó, các nhà quản lý của ngân hàng sẽ trực tiếp sử dụng các khe hở lãi suất này để quản lý được mức lợi nhuận sẽ thu được trong những trường hợp lãi suất thay đổi.
Ví dụ cụ thể:
Ngân hàng A cho vay 100 triệu đồng với mức lãi suất 10%/năm. Ngân hàng A có khoản tiền gửi 50 triệu đồng với lãi suất 5%/năm (cùng một thời điểm). Khe hở lãi suất ngân hàng A là 5%.
- Lợi nhuận công ty A tăng lên khi lãi suất tăng lên 11%, khe lãi suất sẽ được nới rộng thành 6% (11% – 5%).
- Lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm đi nếu lãi suất giảm còn 9%, khe lãi suất sẽ thu hẹp còn 4%.
Lãi suất thị trường thay đổi
Lãi suất thị trường biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khi đó chi phí huy động vốn và thu nhập từ lãi suất cũng bị mất cân bằng. Ngân hàng sẽ dự đoán về sự thay đổi của lãi suất khi họ giữ khe hở lãi suất.
- Ngân hàng được hưởng lợi từ lãi suất nếu ngân hàng vẫn duy trì khe hở dương khi lãi suất tăng (tức lãi suất tài sản và nguồn vốn nhạy cảm đều tăng đều).
- Lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi nếu lãi suất giảm mà ngân hàng vẫn duy trì khe hở âm.
Cách quản lý rủi ro lãi suất?
Đối với nhà đầu tư
- Phân bổ các khoản đầu tư đa dạng, cân nhắc đầu tư vào những khoản đầu tư có thể chịu được sự biến động của lãi suất.
- Theo dõi sự biến động của lãi suất thị trường để dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
- Sử dụng các công cụ phái sinh tài chính như hợp đồng tương lai lãi suất, các tùy chọn mua bán/bán lãi suất, hợp đồng chênh lệch lãi suất /tài sản chuyển đổi lãi suất để giảm thiểu các rủi ro.
Đối với ngân hàng
- Sử dụng các cơ chế quản lý rủi ro tích cực để dễ dàng đánh giá chính xác được mức độ rủi ro lãi suất. Từ đó có thể xây dựng nên các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát rủi ro.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay và huy động vốn để giảm thiểu việc tập trung vào một ngành nghề nhất định.
- Tối ưu hóa các công cụ phái sinh tài chính nhằm giảm rủi ro lãi suất như các tùy chọn mua/bán lãi suất.
- Mọi quy trình rủi ro đều phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo đúng lộ trình của nhà nước.
Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro lãi suất là gì trên thị trường tài chính hiện nay. Để biết thêm nhiều kiến thức ngân hàng hãy cùng đồng hành với Giavang.com nhé!
Cách gửi tiết kiệm ngân hàng để sinh lợi tối đa