Tương tự như ROS, ROE, ROA, chỉ số ROI trong chứng khoán giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi giúp nhà đầu tư có thể đánh giá mức hiệu quả của một khoản đầu tư này so với một khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, có không ít nhà đầu tư nhầm lẫn ROI với những chỉ số khác. Vậy chỉ số ROI là gì? Trong chứng khoán, chỉ số ROI bao nhiêu là tốt. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mục Lục
ROI là gì?
ROI (lợi tức đầu tư) là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư được dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của một khoản đầu tư cụ thể so với những khoản đầu tư khác. Đây là một công thức sử dụng để xác định lợi nhuận tài chính trong quá khứ và tiềm năng trong tương lai. ROI là tên được viết tắt từ tên tiếng Anh Return on Investment.
Trong kinh doanh, những khoản đầu tư luôn là những nguồn lực giúp công ty cải thiện hoạt động kinh doanh. Ví dụ như tiền bạc và thời gian. Lợi tức chính là những khoản tiền thu hồi từ kết quả của các khoản đầu tư thành công. Như vậy, theo định nghĩa, ROI được hiểu là lợi nhuận ròng chia cho tổng chi phí đầu tư. Chính vì vậy, chỉ số ROI thường được sử dụng để đánh giá mức độ quản lý của công ty hay đo lường hiệu quả đầu tư đối với các chiến dịch hay dự án quan trọng.
Chỉ số ROI còn được dùng trong việc mô tả phần lợi tức mà các nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư và một công ty hay “chi phí cơ hội”. Giả sử, một doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán, họ luôn kỳ vọng mức lợi nhuận hàng năm ít nhất là 10%. Và khi bỏ số vốn tương tự để đầu tư vào một doanh nghiệp, chủ sở hữu cũng mong đợi chỉ số ROI tương tự hoặc đạt được ở mức cao hơn.
Ý nghĩa của chỉ số ROI
Cũng giống như những chỉ số khác, chỉ số ROI trong doanh nghiệp cũng mang những ý nghĩa nhất định. Chỉ số ROI cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin sau:
- Tỷ lệ ROI càng cao, càng chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Nếu bạn phải đau đầu khi chọn lựa một trong hai dự án tiềm năng, thì có thể cân nhắc dự án nào có chỉ số ROI cao hơn.
- Chỉ số ROI thường được các doanh nghiệp dùng để đánh giá các khoản đầu tư trước đó để xem xét khoản đầu tư nào là tốt hơn.
Trong chứng khoán, một số nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp thường bằng lòng với chỉ số ROI thấp hơn nhằm hướng đến việc đầu tư ít rủi ro hơn. Còn đối với những khoản đầu tư tốn nhiều thời gian để thu hồi vốn, chỉ số ROI thường cao hơn để có thế thu hút nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư cũng có thể dựa vào chỉ số ROI để đánh giá về khoản đầu tư cá nhân mà mình bỏ ra. Bên cạnh đó, có thể sử dụng để so sánh một khoản đầu tư như cổ phần trong một công ty nhỏ so với một khoản đầu tư khác trong danh mục đầu tư của mình hay cổ phiếu đang nắm giữ.
Ưu điểm và nhược điểm của chi số ROI
Ưu điểm
- Chỉ số ROI có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực và có công thức xác định vô cùng đơn giản.
- Chỉ số ROI có thể giúp việc đối sánh dữ liệu giữa các dự án một cách dễ dàng.
- Giúp quá trình khảo sát và đánh giá các dự án đầu tư ngắn hạn hiệu quả.
- Chỉ số ROI cho bạn thấy tầm quan trọng của các hình thức marketing như Google Ads, SEO, Facebook Ads,…
- ROI cung cấp bức tranh toàn cảnh thông qua tỷ suất hòa vốn. Từ đây, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không?
Nhược điểm
- Ngược lại với dự án ngắn hạn, chỉ số ROI không đưa ra được kết quả tối ưu khi đánh giá những dự án dài hạn.
- Phải kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ đo lường khác mới có được độ chính xác cao.
- ROI chỉ mang tính chất tương đối.
- Không chỉ ra được vì sao chỉ số ROI cao/ thấp.
- ROI không phải chỉ số duy nhất quyết định có nên đầu tư hay không.
Phân biệt giữa chỉ số ROS và ROI
Trên thực tế, có nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa ROI và ROS. ROS thể hiện hiệu suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh, trong khi đó, ROI phản ánh hiệu suất lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại.
Hai chỉ số này không có quan hệ gì với nhau, nhưng vẫn có thể kết hợp chúng để đưa ra lựa chọn đầu tư thích hợp. Ta có hai trường hợp sau:
- Khi ROI > 0: Doanh nghiệp đang đạt lợi nhuận từ một khoản tiền đầu tư, lúc này chi phí đầu tư thấp hơn doanh thu bán hàng.
- Khi ROI < 0: Doanh nghiệp đang bị lỗ vốn vì tổng doanh thu bán hàng trong đợt đầu tư này đang thấp hơn chi phí bỏ ra.
Hướng dẫn tính chỉ số ROI
Ta có công thức tính chỉ số ROi như sau:
ROI (%) = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%
Ví dụ: Giả sử bạn có một tiệm bánh ngọt trên một đường phố và sau hàng tháng kinh doanh bạn nhận thấy mức thu nhập vẫn còn thấp. Bài toán bạn cần giải quyết là tìm ra nguyên nhân và làm sao để tăng thu nhập. Lúc này, bạn nhận ra lò nướng bánh của mình không đạt chất lượng nên bánh không ngon và bạn quyết định đầu tư chiếc lò mới.
Chiếc lò mới này có giá 10.000.000 VND. Đến cuối năm, tiệm bánh ngọt đã kiếm được nhiều hơn 40.000.000VND so với năm trước.
Lợi tức đầu tư cho năm nay được tính như sau:
ROI = (40.000.000/10.000.000) x 100 = 400%
Chỉ số ROI trong chứng khoán bao nhiêu là tốt?
Trong kinh doanh, chỉ số ROI hằng năm xấp xỉ 7% hoặc cao hơn được xem là mức ROI tốt cho khoản đầu tư vào cổ phiếu. Đây cũng là lợi nhuận trung bình hàng năm của S&P 500, tính đến lạm phát.
Tuy nhiên, thực tế mà nói không có mức ROI cố định bao nhiêu là tốt. Đối với chỉ số ROI, thường có hai mức độ biểu hiện: ROI > 0, biểu thị giá trị dương chứng tỏ hoạt động đầu tư đã sinh lời, chỉ số ROI càng cao, lợi nhuận càng nhiều và ngược lại.
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số ROI là một trong những chỉ số quan trọng phải ảnh mức lợi nhuận đầu tư của một công tư so với các khoản đầu tư khác. Dựa vào chỉ số ROI, nhà đầu tư có thể đánh giá một doanh nghiệp có quản lý và kinh doanh hiệu quả hay không. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp chỉ số ROI với nhiều công cụ tài chính khác để đánh giá doanh nghiệp một cách chuẩn xác. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hay về chỉ số ROI. Chúc các bạn giao dịch thành công.