Quyền mua cổ phiếu là một trong những thuật ngữ tài chính cơ bản mà nhà đầu tư cần nắm rõ trước khi gia nhập vào thị trường. Vậy cụ thể, quyền mua cổ phiếu là gì? Đăng ký quyền mua cổ phiếu như thế nào? Có nên đầu tư vào quyền mua cổ phiếu không? Xem ngay bài viết cùng giavang.com nhé!
Mục Lục
Quyền mua cổ phiếu là gì?
Quyền mua cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành trên thị trường bởi các công ty cổ phần. Loại hình này được thực hiện với mục đích tăng vốn chủ sở hữu và có được quyền mua ưu tiên trước khi được các cổ đông của công ty chấp thuận. Mỗi cổ phiếu sẽ có những lợi ích riêng. Người mua cổ phiếu được gọi là chủ sở hữu và có quyền mua hoặc không mua cổ phần khi đã sở hữu “quyền mua cổ phiếu” này.
Điều kiện cần là bạn phải là cổ đông của công ty cổ phần đó và sở hữu ít nhất một cổ phần. Khi đó, bạn có thể mua cổ phần với mức giá định sẵn nhưng không bị bắt buộc mua. Trước khi thực hiện lệnh mua, quyền này thường được tách biệt và giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trong đợt phát hành bổ sung của bên phát hành chứng khoán, bạn sẽ được phép mua thêm cổ phiếu khi bạn sở hữu quyền mua cổ phiếu.
Quyền chọn của người mua được sử dụng trong khoảng thời gian do nhà phát hành chỉ định, thường là 30 đến 45 ngày. Người sở hữu quyền mua cổ phiếu sẽ có quyền lựa chọn mua hoặc bán quyền của mình phù hợp với yêu cầu cá nhân của họ. Tuy nhiên, người giữ quyền chọn bán chỉ có thể quyết định bán.
Ví dụ: CTCP Chứng khoán SSI có 1.5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành và muốn phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu nữa. Khi đó mỗi một cổ phần hiện hữu sẽ được trao 1 quyền mua cổ phiếu, như vậy sẽ có 1.5 tỷ quyền mua được phát hành. Những quyền này chỉ mang đến cho cổ đông 100 triệu cổ phiếu mới, vì vậy 1.5 tỷ quyền chia cho 100 triệu cổ phiếu mới, nghĩa là cứ có 15 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới.
Đặc điểm của quyền mua cổ phiếu
Bạn cần nắm những đặc điểm cơ bản về quyền mua cổ phiếu như sau:
- Bản chất: Chủ sở hữu sẽ được cấp quyền lựa chọn mua cổ phiếu với giá chiết khấu trong khung thời gian định trước với quyền mua cổ phiếu. Chủ sở hữu có thể nắm giữ cơ hội đầu tư với tỷ lệ cổ phần lớn hơn khi sở hữu quyền này. So với các nhà đầu tư khác, quyền lợi được hưởng cao hơn đáng kể. Khi đó, quyền mua cổ phiếu cũng có thể xem là một dạng hợp đồng tái sinh.
- Đối tượng giao dịch: Mọi giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các nhà đầu tư (cổ đông công ty) với bên tổ chức phát hành chứng khoán đó.
- Tài sản giao dịch: Quyền mua cổ phiếu sẽ chỉ thực hiện giao dịch thông qua duy nhất một loại tài sản chính là cổ phiếu của công ty cổ phần phát hành.
- Thị trường giao dịch: Quyền mua cổ phiếu được xem là một thị trường dành cho các nhà đầu tư mạo hiểm. Phần lớn các giao dịch diễn ra trên thị trường thứ cấp. Hạn chế lớn nhất của loại quyền này là sẽ không có quyền lựa chọn sở hữu cổ phiếu với ưu đãi về giá. Người mua thực hiện quyền mua cổ phần có thể vì mục đích kiếm lời mà bán lại số cổ phần đó cho người khác với giá cao hơn để thu lợi từ chênh lệch.
Thực hiện quyền mua cổ phiếu bằng cách nào?
Khi tổ chức phát hành và phân phối quyền mua cổ phiếu bổ sung, các cổ đông có thể nhận quyền mua theo 3 cách:
Cách 1: Thực hiện quyền mua
Đăng ký mua cổ phiếu mới là cách để cổ đông thực hiện quyền mua của mình. Họ phải điền vào mẫu đơn và cung cấp giấy chứng nhận quyền mua cũng như thanh toán tiền mua cổ phần. Đối với việc phát hành cổ phiếu mới , họ sẽ cung cấp các giấy tờ cần thiết cho đại lý bảo lãnh phát hành.
Cách 2: Không thực hiện quyền mua
Cổ đông có thể không thực hiện quyền mua cổ phiếu cho đến khi nó hết hiệu lực. Tuy nhiên, họ sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty và mất đi nhiều quyền lợi.
Cách 3: Bán quyền mua
Do quyền mua cũng được xem như chứng khoán giao dịch. Vì vậy mà các cổ đông có thể bán chúng trên thị trường thứ cấp để thu lợi nhuận.
Có nên đầu tư vào quyền mua cổ phiếu?
Các nhà đầu tư có thể cân nhắc việc tìm kiếm các kênh và giải pháp đầu tư phù hợp dựa trên nhu cầu và nguồn vốn sẵn có của mình. Nếu bạn muốn tăng quyền hạn của mình trong một doanh nghiệp thì quyền mua cổ phiếu là sự lựa chọn lý tưởng.
Bạn có thể đánh giá có nên thử quyền mua cổ phiếu hay không dựa vào tình hình kinh doanh doanh nghiệp, giá trị cổ phiếu và khả năng sinh lời của đơn vị đó. Một khi doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng thì loại cổ phiếu này cũng sẽ mạnh lên. Ngay lúc này, bạn sử dụng quyền mua cổ phiếu để được ưu tiên và sở hữu thêm nhiều cổ phiếu. Sau đó, bạn có quyền giữ hoặc bán để kiếm lời từ sự chênh lệch giá.
Lưu ý khi thực hiện quyền mua cổ phiếu
Để thực hiện quyền này hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Lựa chọn cổ phiếu, doanh nghiệp đầu tư
- Để tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai, doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh mạnh
- Doanh nghiệp có đội ngũ quản lý xuất sắc có thể đưa doanh nghiệp tiến xa và họ sẵn sàng chia sẻ lợi ích với cổ đông nhỏ;
- Định giá cổ phiếu hấp dẫn.
Cần lưu ý mỗi ngành chỉ nên chọn 1-2 doanh nghiệp tiêu biểu để có thể quản lý rủi ro tốt hơn và phân bổ vốn cho các mục đích sử dụng khác tốt hơn.
Lên kế hoạch đầu tư
Để xác định số tiền bạn cần tích lũy, bạn nên đặt mục tiêu lớn và sau đó chia nó thành các phần nhỏ hơn. Có ba cách để giải quyết tình huống nếu gánh nặng tài chính quá lớn: giảm mục tiêu, tìm cách tạo thu nhập hoặc rút ngắn thời gian đầu tư.
Đặt ra mục tiêu, giới hạn đầu tư
Cần đặt ra mục tiêu đầu tư trong bao lâu. Trong trường hợp cần thiết thì nên chốt lời (bán cổ phiếu hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá) hay cắt lỗ (bán cổ phiếu chịu lỗ từ chênh lệch giá) như thế nào, giới hạn chốt lời, cắt lỗ là bao nhiêu.
Nắm rõ những quy định chung về giao dịch, thực hiện quyền mua cổ phiếu
Để giảm thiểu rủi ro, trước khi tham gia thị trường tài chính nhà đầu tư cần nắm rõ những quy định về giờ giao dịch, lệnh giao dịch, thông tin của doanh nghiệp, website, cách chia – nhận cổ tức,…
Đặc biệt là quy định về ngày giao dịch không hưởng quyền của cổ phiếu. Nhà đầu tư cũng nên dành thời gian tìm hiểu về các ngành, thị trường, tin tức kinh tế xã hội và cộng đồng nhà đầu tư chuyên nghiệp để mở rộng chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm.
So sánh quyền mua cổ phiếu và chứng quyền
“Quyền mua cổ phiếu” và “chứng quyền” là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau, đặc biệt là những người mới gia nhập vào thị trường chứng khoán. Dưới đây là bảng tổng hợp phân biệt hai khái niệm đầu tư này:
Điểm khác nhau | Quyền mua cổ phần | Chứng quyền |
Bản chất | Là hợp đồng phái sinh giữa công ty phát hành và cổ đông, cho phép sở hữu thêm cổ phần trong công ty | Chứng quyền (CW – Covered Warrant) là một loại chứng khoán cho phép nhưng không bắt buộc người nắm giữ có thể mua/bán một chứng khoán cơ sở tại một mức giá xác định ở một thời điểm xác định trong tương lai. |
Đối tượng giao dịch | Công ty phát hành và cổ đông | Công ty phát hành hoặc tổ chức tài chính và mọi nhà đầu tư chứng khoán |
Tài sản giao dịch | Chỉ là cổ phiếu của công ty phát hành | Đa dạng, có thể bao gồm tiền tệ, cổ phần, chứng khoán, … |
Thị trường giao dịch | Giao dịch trên thị trường thứ cấp | Giao dịch trên thị trường sơ cấp |
Yêu cầu đối với nhà đầu tư | Bắt buộc ký quỹ trong vị thế bán quyền chọn mua cổ phần | Không yêu cầu ký quỹ |
Lời kết
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về quyền mua cổ phiếu và cách thực hiện như thế nào? Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin. Theo dõi giavang.com để xem được nhiều thông tin bổ ích về đầu tư tài chính nhé!
Xem thêm: