Quỹ thành viên là một trong những khoản đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư. Vậy quỹ thành viên là gì? Quỹ thành viên được thành lập như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Tổng quát quỹ thành viên
Quỹ thành viên là gì?
Luật chứng khoán 2019 có quy định về Quỹ thành viên như sau: Quỹ thành viên (hay quỹ đầu tư cá nhân) là quỹ được góp vốn từ 02 – 99 nhà đầu tư chứng khoán và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Như vậy, có 2 điều kiện xác định một quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ thành viên:
- Số lượng thành viên: từ 2 – 99 thành viên.
- Tiêu chuẩn đối với nhà đầu tư: thành viên của quỹ phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Lợi thế khi đầu tư quỹ SCA, cách giao dịch ở quỹ SCA
Quỹ VNFIN LEAD là gì? Hướng dẫn cách mua quỹ
Phát hành trái phiếu là gì? Quy trình phát trái phiếu
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp ai?
Luật chứng khoán 2019 có quy định như sau: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là những nhà đầu tư có chuyên môn về đầu tư chứng khoán hoặc có khả năng về tài chính, có thể là các tổ chức hoặc cá nhân.
Nhà đầu tư cá nhân được đánh giá là chuyên nghiệp khi đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Danh mục đầu tư chứng khoán niêm yết với giá trị từ 02 tỷ trở lên
- Có thu nhập chịu thuế năm gần nhất từ 01 tỷ đồng trở lên
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề chứng khoán chuyên nghiệp
Nhà đầu tư là tổ chức được xem là chuyên nghiệp khi đáp ứng một trong các đối tượng sau:
- Công ty có vốn điều lệ trên 100 tỷ
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam,
- Công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, , công ty tài chính, công ty quản lý quỹ /công ty đầu tư/ quỹ đầu tư chứng khoán, tổ chức tài chính quốc tế, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, tổ chức tài chính nhà nước
Bên cạnh đó, cần phải có đơn vị chịu trách nhiệm xác thực tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Ta có hai hai trường hợp xác thực như sau:
- Công ty chứng khoán mà nhà đầu tư mua chứng khoán thực hiện xác thực, nếu chứng khoán được giao dịch tập trung tại sở giao dịch chứng khoán.
- Tổ chức đăng ký, lưu ký có trách nhiệm xác thực, nếu chứng khoán chưa được giao dịch tập trung.
Điều kiện thành lập quỹ thành viên
Điều 13, Luật chứng khoán 2019 có quy định về điều kiện thành lập quỹ thành viên như sau:
- Mức góp vốn: Vốn góp phải tối thiểu là 50 tỷ đồng.
- Số lượng thành viên: 02 – 99 thành viên.
- Điều kiện thành viên: thành phiên phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
- Công ty quản lý: Quỹ thành viên phải được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Lưu ký tài sản của quỹ: Được thực hiện tại một ngân hàng hoàn toàn tách biệt với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
Phân biệt quỹ thành viên và quỹ đại chúng
Quỹ thành viên | Quỹ đại chúng | |
Nguồn vốn | Từ nhóm nhà đầu tư nhất định | Từ việc phát hành quỹ ra công chúng. |
Tính thanh khoản | Thấp | Cao |
Quyền lợi nhà đầu tư | Tham gia vào các hoạt động kiểm soát quỹ. Tuy n | Nhà đầu tư khi tham gia vào quỹ hạn chế được rủi ro, giảm bớt chi phí và có khả năng thu được hiệu quả cao. |
Đặc điểm của quỹ thành viên
Danh mục đầu tư của quỹ thành viên
Điều 9, Thông tư 224 năm 2012 có quy định về danh mục tài sản đầu tư như sau:
- Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
- Tiền gửi các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật ngân hàng;
- Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
- Quyền phát sinh gắn liền với chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ;
- Các chứng khoán và tài sản khác theo quy định của pháp luật.
- Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ quỹ đại chúng;
- Trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn;
Phân phối lợi nhuận của quỹ thành viên
Theo những điều lệ quy định của quỹ thành viên, lợi nhuận sẽ được phân bổ theo các nguyên tắc như sau:
Một là, lợi nhuận sẽ được phân bổ bằng chứng chỉ quỹ hoặc bằng tiền.
Hai là, thời gian thông báo phân bổ lợi nhuận tối thiểu 15 ngày trước khi tiến hành phân bổ lợi nhuận. Đồng thời, các nội dung mà công ty quản lý quỹ cần thông báo được quy định rõ trong thông tư 98 (phần phụ lục).
Ba là, nguyên tắc chi trả lợi tức quỹ thành viên được thực hiện như sau:
- Lợi tức để chia cho nhà đầu tư có thể lấy từ lợi nhuận trong kỳ hoặc lợi nhuận lũy kế sau thuế của quỹ thành viên.
- Mức lợi tức được chi trả phải đảm bảo tuân thủ theo chính sách và quy định của quỹ do đại hội nhà đầu tư đã thống nhất và phê duyệt.
- Quỹ thành viên cần phải đảm bảo nguồn vốn đủ để thanh toán nợ và các nghĩa vụ đến hạn khác sau khi phân bổ lợi nhuận. Ngoài ra, giá trị tài sản ròng của quỹ cần phải đảm bảo từ 50 tỷ đồng trở lên
- Nếu quỹ thành viên sử dụng chứng chỉ quỹ để phân bổ lợi nhuận, thì cần phải đảm bảo nguồn vốn đối ứng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối dựa trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất đã được kiểm toán.
Bốn là, phải chắc chắn rằng các thông tin về phân bổ lợi nhuận của quỹ thành viên phải được cập nhật vào bản cáo bạch sửa đổi, bổ sung.
Hướng dẫn chi tiết thành lập quỹ thành viên
Luật chứng khoán 2019 và Thông tư 224 năm 2012 có quy định về việc thành lập quỹ đầu tư như sau:
Để được cấp phép thành lập quỹ, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ, bao gồm các văn bản sau:
- Mẫu đề nghị Giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty.
- Bản trình bày về cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Bản xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định của công ty trong tài khoản phong tỏa được công ty mở tại ngân hàng đó.
- Bản dự thảo về quy định điều lệ công ty.
- Bản kế hoạch kinh doanh trong ba năm đầu tiên và các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro.
- Danh sách dự nhân sự (bao gồm cả giám đốc và nhân viên) thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, công ty cần cung cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán (bản sao).
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập và bản sao chứng minh nhân dân/ hộ chiếu (nếu cổ đông là cá nhân) và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu cổ đông là pháp nhân).
- Nếu cổ đông sáng lập là pháp nhân với mức vốn góp từ mười phần trăm trở lên, cung cấp báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của đơn vị kiểm toán độc lập.
Khi tập hợp đủ các giấy tờ trên, nhà đầu tư cần chuẩn bị thành 02 bộ hồ sơ và nộp cho ủy ban chứng khoán nhà nước theo đường bưu điện hoặc trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Sau khi hồ sơ được gửi đi, Ủy ban chứng khoán nhà nước phản hồi thông tin về việc cấp giấy phép hoạt động của quỹ, cụ thể như sau:
- Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được hồ sơ, Ủy ban chứng khoán nhà nước sẽ phản hồi đồng ý cấp giấy phép thành lập quỹ thành viên cho công ty hoặc trả lời bằng văn bản về việc từ chối cấp giấy phép và giải thích lý do từ chối.
- Trong trường hợp, có những điểm không rõ liên quan đến hồ sơ đăng ký quỹ thành viên, Ủy ban chứng khoán có quyền yêu cầu người đại diện nộp hồ sơ đăng ký tiến hành giải trình.
Ba là, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thông báo về giấy phép thành lập quỹ đầu tư cá nhân và các hoạt động của quỹ:
- Công ty chứng khoán/ công ty quản lý quỹ sẽ tiến hành công bố giấy phép và hoạt động của quỹ thông qua các phương tiện truyền thông của Ủy ban chứng khoán nhà nước và báo điện tử hoặc báo giấy trong vòng 5 ngày sau khi được cấp giấy phép.
- Các nội dung khi công bố giấy phép và hoạt động cần phải bao gồm các mục sau: (a) tên công ty chứng khoán/ công ty quản lý quỹ (b) địa chỉ trụ sở chính (c) số giấy phép thành lập, ngày cấp và phạm vi các hoạt động của quỹ (d) số vốn điều lệ của quỹ (e) thông tin về người đại diện pháp luật của quỹ.
Lưu ý khi chọn đầu tư vào quỹ đầu thành viên
- Về tính thanh khoản của quỹ: Mặc dù đây là quỹ đầu tư có vốn hóa tương đối lớn, nhà đầu tư khi tham gia có thể có quyền kiểm soát quỹ những tính thanh khoản thường thấp.
- Về tính đa dạng của quỹ thành viên: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư với mức độ rủi ro khác nhau. Do đó các nhà đầu tư cần phải tự xác định cho mình những tiêu chí để lựa chọn quỹ đầu tư lý tưởng, bao gồm hiệu quả hoạt động của quỹ, uy tín và chuyên môn của các chuyên gia trong quỹ, tính minh bạch thông tin và sự đa dạng của danh mục đầu tư.
- Về bản chất của quỹ: Quỹ thành viên thường giới hạn về số lượng và chuyên môn nhà đầu tư và được thành lập với mục tiêu đầu tư lượng vốn lớn vào các lĩnh vực tương đối mạo hiểm. Chính vì vậy, khả năng rủi ro rất cao. Do đó nhà đầu tư cần có những cân nhắc kỹ lưỡng khi có ý định đầu tư vào các quỹ này.
Các quỹ đầu tư cá nhân uy tín ở Việt Nam
Một số quỹ đầu tư thành viên nổi bật hiện nay:
- Quỹ đầu tư Việt Nam (Viet Nam Investment Fund – VIF)
- Quỹ đầu tư thành viên SSI (SSI Investment Member Fund – SSIIMF)
- Quỹ đầu tư chứng khoán con hổ (Viet Nam Tiger Fund – VTF)
- Quỹ Đầu tư Japan Asia MB Capita (JAMBF)
- Quỹ Đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank Value Discovery Investment Fund – VVDIF)
Những quy định đối hoạt động quản lý quỹ thành viên
Một là, quỹ thành viên không được đầu tư vào chính quỹ của mình
Hai là, quỹ thành viên không được sử dụng vốn của quỹ để thực hiện các hoạt động như bảo lãnh khoản vay, bảo lãnh phát hành chứng khoán, kể cả cho vay.
Ba là, quỹ thành viên chỉ được đầu tư vào các quỹ/ cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và phải tuân thủ các điều kiện như sau:
- Mức đầu tư dưới 10% tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của một quỹ đại chúng, cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Mức đầu tư dưới quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng, cổ phiếu của một công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
- Mức đầu tư dưới 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các chứng chỉ quỹ đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng
Bốn là, quỹ thành viên được vay thế chấp, thấu chi hoặc các hình thức khác từ ngân hàng lưu ký của mình trong trường hợp đã có quy định trong điều lệ quỹ thành viên, và cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Việc vay tài sản phải phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hạn mức vay do Đại hội nhà đầu tư quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng nợ và các khoản phải trả của quỹ không vượt quá 30% tổng tài sản của quỹ tại mọi thời điểm;
- Bộ phận tín dụng của ngân hàng lưu ký phải tách biệt hoàn toàn về cơ cấu tổ chức và hoạt động đối với bộ phận lưu ký tài sản của quỹ; hoạt động tín dụng là độc lập với hoạt động lưu ký và không thuộc phạm vi điều chỉnh của hợp đồng lưu ký;
- Công ty quản lý quỹ phải cung cấp thông tin về quyền lợi của ngân hàng lưu ký và khả năng xung đột lợi ích cho Đại hội nhà đầu tư xem xét, quyết định.
Năm là, công ty quản lý quỹ không được phép sử dụng các phương tiện truyền thông (thông tin đại chúng) để kêu gọi góp vốn
Sáu là, quỹ được phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với điều kiện đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc được đề ra trong luật chứng khoán.
Kết luận
Nói tóm lại, quỹ thành viên là quỹ có nguồn vốn cao và mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư. Quỹ này ảnh hưởng nhất định lên thị trường nói riêng và kinh tế nói chung. Đồng thời, tính rủi ro của quỹ rất cao, do đó nhà đầu tư cần cân nhắc khi tham gia. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về quỹ thành viên. Chúc các bạn giao dịch thành công.