Quy tắc 50/20/30 là một trong những phương thức quản lý tài chính cá nhân tối ưu nhất hiện nay. Quy tắc này sẽ giúp bạn dễ dàng phân chia nguồn thu nhập thành 3 nhóm quan trọng. Vậy ý nghĩa của quy tắc 50/20/30 là gì? Cách thức vận hành quy tắc này ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Quy tắc 50/20/30 là gì?
Quy tắc 50/20/30 cho phép mọi cá nhân chia nhỏ nguồn thu nhập thành 3 nhóm chính dựa trên các nhu cầu thực tế. Ba nhóm đó là:
Nhu cầu thiết yếu 50%
Nhu cầu thiết yếu là những khoản chi quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân bao gồm các chi phí:
- Tiền thuê nhà
- Ăn uống
- Nhu yếu phẩm
- Di chuyển
- Quần áo
- Các khoản tiền dịch vụ, …
Top mẫu bảng chi tiêu cá nhân 1 tháng phổ biến nhất
6+ cách gia tăng thu nhập hiệu quả dễ dàng áp dụng nhất
Khoản tiền cho các nhu cầu thiết yếu tuyệt đối không được vượt quá 50% tổng nguồn thu nhập của bản thân. Nếu các danh mục chi tiêu này chiếm hơn 1 nửa nguồn thu thì chắc chắn bạn cần phải xem xét lại các khoản này xem đã hợp lý hay chưa. Có thể cắt giảm hoặc chọn cách thuê nhà với chi phí rẻ hơn để tối ưu hóa lại ngân sách của bản thân. Vì trong cuộc sống đôi khi bạn sẽ cần phải chi tiêu cho rất nhiều hoạt động khác.
Đầu tư tiết kiệm 20%
Các khoản đầu tư tiết kiệm có thể là các quỹ tiết kiệm, quỹ hữu trí hoặc những quỹ khẩn cấp hay đầu tư khác. Sử dụng 20% cho các danh mục này sẽ giúp bạn dễ dàng sở hữu được một khoản tiền nhất định để trang trải cuộc sống cũng như đề phòng được những trường hợp bất khả kháng xảy ra mà bạn khó có thể lường trước được.
Tiếp đó, hãy tập trung vào việc tiết kiệm đan xen với các hoạt động đầu tư sinh lời để giúp tiền đẻ ra tiền. Bạn có thể dễ dàng sử dụng số tiền này cho các dự định lớn hơn như mua nhà, mua xe, … Mặc dù, danh mục này chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng nguồn thu nhập của bạn nhưng nó thực sự rất cần thiết.
Các khoản chi cho bản thân 30%
30% trong quy tắc 50/20/30 sẽ được sử dụng cho các mục đích mong muốn cũng như sở thích của bản thân. Khoản tiền này sẽ được dùng để phục vụ cho các nhu cầu như:
- Vui chơi, giải trí
- Du lịch, mua sắm, …
Mỗi cá nhân sẽ có nhu cầu sử dụng khoản chi tiêu này khác nhau nhưng tuyệt đối không vượt quá 30%. Khi đặt ra giới hạn này sẽ giúp cho các cá nhân dễ dàng kiểm soát được khả năng chi tiêu của bản thân. Cũng như hạn chế tối đa tình trạng tiêu xài quá mức, hoang phí.
Đối tượng nên dùng quy tắc 50/20/30
Nhìn chung, quy tắc 50/20/30 dễ dàng áp dụng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Từ những người đi làm văn phòng không có các khoản nợ đi kèm cũng như những đối tượng học sinh sinh viên, … Thậm chí những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp hoặc đang trong quá trình khởi nghiệp vẫn đều có thể sử dụng quy tắc quản lý tài chính này dễ dàng.
Tuy nhiên, đối với những cá nhân đang có những khoản nợ đi kèm thì tốt nhất hãy đảm bảo thanh toán các khoản nợ này trước khi thực hiện quy tắc 50/20/30. Bạn vẫn có thể áp dụng cách thức quản lý tài chính này cho những trường hợp đó nhưng nó sẽ khiến bạn cảm thấy chật vật.
Vận dụng quy tắc 50/20/30 quản lý tài chính
Để có thể vận dụng các quy tắc 50/20/30 để quản lý tài chính, mỗi cá nhân cần nên thực hiện theo các hướng dẫn chi tiết sau đây.
Tính tổng thu nhập
Xác định tổng nguồn thu nhập là một trong những bước quan trọng nhất khi áp dụng quy tắc 50/20/30. Mỗi cá nhân sẽ có nguồn thu nhập khác nhau nên việc phân chia tổng thu nhập cũng sẽ có sự điều chỉnh tăng giảm tương ứng.
Liệt kê các khoản chi tiêu
Sau khi xác định được tổng nguồn thu nhập của bản thân cụ thể trong 1 tháng là bao nhiêu. Tiếp đó, hãy liệt kê các khoản chi tiêu cũng như thói quen tiêu dùng của bản thân như thế nào. Hãy phân tích rõ các vấn đề này vì nó sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng cũng như quản lý chi tiêu tối ưu nhất.
Ví dụ nếu bạn đang thuê nhà với giá quá cao vượt khả năng chi trả thì hãy nhanh chóng tìm ra giải pháp để khắc phục vấn đề này. Đánh giá lại các nhu cầu ăn uống xem đã phù hợp hay chưa hoặc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết. Cuối cùng hãy xác định rõ việc nào cần nên ưu tiên thực hiện và nhóm nào cần nên cắt giảm.
Xác định các chi phí có thể phát sinh
Những chi phí phát sinh hay còn được xem là những khoản chi phí không lường trước được. Chẳng hạn như sửa xe, laptop hoặc đặt cọc tiền thuê nhà, … Nếu bạn không xác định các khoản chi này thì chắc chắn khi vấn đề xảy ra bạn sẽ khó có thể xoay sở kịp.
Lên kế hoạch cho tương lai
Không chỉ tối ưu hóa nguồn thu nhập ở thời điểm hiện tại mà bạn cần phải xây dựng các kế hoạch cho tương lai. Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp cá nhân có thể dễ dàng thực hiện được những mong ước, định hướng như mua nhà, mua xe, …
Không những thế, bạn cũng cần phải có những dự định sau 30 tuổi cần phải có gì hoặc sau 50 tuổi thì phải như thế nào, … Cuối cùng, bạn sẽ tìm cách nào để có thể dễ dàng tăng nguồn thu nhập một cách tối ưu nhất.
Ví dụ về quy tắc 50/20/30
Để hiểu rõ hơn về cách áp dụng quy tắc 50/20/30, bạn có thể tham khảo ngay các ví dụ cụ thể sau đây. Giả sử, nguồn thu nhập chính của bạn hiện là 8 triệu đồng và bạn sẽ phân loại chúng theo các tỷ lệ tương ứng sau:
- 50% nhu cầu thiết yếu
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Số tiền quy định của hũ | Giải pháp |
Nhu cầu thiết yếu | Ăn uống: 1.500.000 Tiền nhà, tiền điện nước, tiền gửi xe: 2.300.000 Các chi phí cần thiết khác: 200.000 | 4.000.000 | – Tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài thường xuyên. – Đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc thuê nhà gần chỗ làm. – Sử dụng điện nước tiết kiệm. |
- 20% cho quỹ tiền đầu tư – tiết kiệm
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Số tiền quy định của hũ | Giải pháp |
Tiết kiệm – đầu tư | Tiền gửi tiết kiệm: 600.000 Tiền đầu tư: 1.000.000 | 1.600.000 | Để tạo ra nguồn thu nhập thụ động tốt hơn với số vốn 1 triệu, bạn có thể đầu tư vào chứng khoán hoặc quỹ đầu tư uy tín như quỹ đầu tư VinaCapital. |
- 30% cho sở thích, mong muốn
Quỹ tiền | Mục đích sử dụng | Số tiền quy định của hũ | Giải pháp |
Sở thích, mong muốn | Mua sắm mỗi tháng: 1.000.000 Du lịch: 400.000 Đầu tư bản thân: 1.000.000 | 2.400.000 | Hãy thực hiện những sở thích cá nhân của bạn dựa trên mức tiền đã định sẵn. Đây xem như phần thưởng để cổ vũ bản thân cố gắng, chăm chỉ hơn trong tương lai. |
Lưu ý bảng kế hoạch này chỉ áp dụng cho những cá nhân chưa có gia đình và đang thuê nhà tại các khu vực thành phố. Đồng thời, mức chi tiêu này sẽ luôn có sự chênh lệch đáng kể giữa các cá nhân với nhau.
Mong rằng những kiến thức quản lý tài chính mà Giavang.com nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về quy tắc 50/20/30. Để biết thêm nhiều kiến thức quản lý tài chính hãy cùng đồng hành với Giavang.com qua những bài viết kế tiếp nhé!