Thất nghiệp, bệnh tật, trục trặc tài sản, … luôn là những sự kiện bất khả kháng mà khó có ai có thể lường trước được. Đối với những trường hợp này thì quỹ dự phòng tài chính cá nhân sẽ là những khoản tiền giúp bạn trang trải cuộc sống dễ dàng. Vậy cụ thể hơn quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì và cách xây dựng quỹ ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu bài viết sau nhé!
Mục Lục
Quỹ dự phòng tài chính cá nhân là gì?
Đây là những khoản tiền được trích trực tiếp từ các nguồn thu nhập chính của bản thân. Số tiền này sẽ được dùng cho những sự cố bất khả kháng không có thể lường trước được. Ví dụ như bệnh tật, dịch bệnh, thất nghiệp, đám tiệc, …
Việc chủ động thiết lập nên các khoản dự phòng này sẽ giúp bạn dễ dàng giảm tải được gánh nặng tài chính ngay thời điểm khó khăn đó.
Tạo sao nên lập quỹ dự phòng tài chính cá nhân?
Chúng ta nên thiết lập ngay quỹ dự phòng tài chính cá nhân là vì những lý do cụ thể sau đây:
- Những khoản quỹ dự phòng này sẽ giúp mọi cá nhân có thể khắc phục nhanh chóng những khoản chi phí phát sinh.
- Hạn chế tối đa việc rơi vào những trường hợp bất đắc dĩ như đi vay nợ để xoay sở cho các khoản tiền này.
- Trong một số trường hợp, số tiền này còn giúp chính bản thân bạn tự tin hơn trong mọi công việc cũng như đầu tư.
Quỹ dự phòng tài chính cá nhân cần bao nhiêu tiền?
Quỹ dự phòng tài chính cá nhân thường sẽ được xây dựng dựa trên những thói quen chi tiêu của từng cá nhân. Do đó, để dễ dàng xác định được số tiền phù hợp nhất cho quỹ dự phòng tài chính, bạn có thể cân nhắc một số các giải pháp sau:
- Khoản dự phòng thất nghiệp từ 3 – 6 tháng hoặc 1 năm trở lên. Lúc này, bạn cần xác định mức chi tiêu tối thiểu trong một tháng của bạn là bao nhiêu. Nếu 1 tháng bạn cần chi tiêu khoảng 6 triệu đồng thì quỹ dự phòng 6 tháng là 36 triệu.
- Khoản dự phòng cho những trường hợp ốm đau, bệnh tật, … chiếm khoảng 5% – 15% so với nguồn thu nhập chính.
Cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân
Lập kế hoạch tạo quỹ dự phòng tài chính
Đầu tiên bạn cần xác định rõ những nội dung cũng như các kế hoạch cần thiết trong quỹ dự phòng tài chính cá nhân này. Sau đó, hãy xác định từng mốc thời gian cụ thể để thuận tiện hơn trong việc chi tiêu cũng như quản lý ngân sách, ….
Tùy vào mức thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân mà khi đó bạn có thể cân nhắc trích từ 5% – 15%/tổng nguồn thu nhập chính vào quỹ này. Lưu ý, khoản tiền được trích ra hoàn toàn ảnh hưởng đến các khoản tiết kiệm dài hạn và các hoạt động chi tiêu cố định hàng tháng.
Tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu
Trong quá trình xây dựng quỹ dự phòng, bạn cần phải tính toán cắt giảm đối với những khoản chi tiêu không cần thiết. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu và thực hiện các kế hoạch tiết kiệm tiền phù hợp nhất để đảm bảo mục đích sử dụng quỹ hiệu quả nhất.
Xây dựng quỹ khẩn cấp
Khi xây dựng quỹ dự phòng tài chính cá nhân cần nên xây dựng thêm một quỹ khẩn cấp từ 3 – 6 tháng để dễ dàng duy trì được cuộc sống ổn định cho những trường hợp đặc biệt.
Quỹ này có thể được sử dụng cho các trường hợp như bệnh tật, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế, … Giả dụ, trong 1 tháng bạn phải chi tiêu khoảng 6 triệu thì mức tiết kiệm ít nhất trong 3 tháng phải đạt 18 triệu.
Bảo vệ tài chính của bản thân
- Mua bảo hiểm nhân thọ: Đây là cách xây dựng quỹ dự phòng được nhiều đối tượng lựa chọn nhất hiện nay. Tùy vào mỗi nhu cầu của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các gói sản phẩm bảo hiểm tương thích nhất. Chẳng hạn như Bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm tử vong, bảo hiểm tương lai, bảo hiểm thai sản, … Tuy nhiên, cách thức này đòi hỏi bạn cần phải thỏa mãn các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thì mới có thể nhận được các ưu đãi liên quan.
- Gửi tiết kiệm ngân hàng: Dùng quỹ dự phòng để gửi tiết kiệm ngân hàng là cách bảo vệ tài chính của bản thân dễ thực hiện nhất và tính thanh khoản của chúng cũng khá cao.
- Mua trái phiếu ngắn hạn: Trái phiếu ngắn hạn của các doanh nghiệp Chính phủ đang có mức lãi suất giao động từ 8 đến 11%/ năm. So với việc gửi tiết kiệm thì đầu tư vào trái phiếu ngắn hạn sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn nhưng mức độ rủi ro cũng khá cao.
Quỹ dự phòng tài chính cá nhân luôn là những khoản quỹ rất cần thiết đối với mọi cá nhân. Hy vọng từ những thông tin mà Giavang.com cung cấp nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng cũng như thiết lập nên các quỹ dự phòng tài chính cá nhân phù hợp nhất.