Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày có bị phạt không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người khi thanh toán dư nợ thẻ tín dụng trễ hạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng giavang.com tìm hiểu tình trạng này và cách khắc phục nhé
Mục Lục
Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày có bị phạt không?
Ngân hàng đã có quy định “Khách hàng sẽ bị áp dụng phí phạt nếu thanh toán trễ hạn dù chỉ 1 ngày”. Nếu bạn thanh toán thẻ tín dụng trễ hạn 1 ngày, Ngân hàng sẽ liệt kê bạn vào nhóm nợ quá hạn tiêu chuẩn (nhóm 1). Đây là nhóm nợ có thời gian trễ hạn dao động từ 1 – 9 ngày.
Cách giải quyết: Đây là nhóm nợ tiêu chuẩn nên chỉ cần bạn tiến hành trả đủ số nợ (bao gồm phí thanh toán chậm, lãi suất) sẽ được ra khỏi danh sách nợ. Những khách hàng thường xuyên thanh toán trễ sẽ có điểm tín dụng thấp hơn và gặp khó khăn hơn trong việc đủ điều kiện vay vốn từ Ngân hàng. Đồng thời sẽ làm giảm tỷ lệ xin gia tăng hạn mức và mở thêm thẻ thành công.
Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày phí phạt bao nhiêu?
Quy định về việc thanh toán trễ hạn thẻ tín dụng mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mức phí này đều được xác định dựa trên giá trị phần trăm so với số tiền mà bạn đã chậm thanh toán. Khi đó, bạn sẽ trả phí càng nhiều nếu số dư nợ càng cao.
Hiện nay, mức phí trả chậm mà các ngân hàng đang áp dụng cho các khoản dư nợ nằm trong khoảng từ 4% đến 6%. Con số này không hề nhỏ nên bạn cần phải lưu ý về thời hạn thanh toán để không mất tiền oan.
Dưới đây là mức phí trả chậm của một số ngân hàng tiêu biểu khách hàng cần nắm:
Ngân hàng | Phí phạt trả chậm |
Viet Capital | 6%, hoặc ít nhất 100.000 VND |
Sacombank | 6%, ít nhất 80.000 VND |
VPBank | 5%, ít nhất 149.000 VND |
Citibank | 4%, ít nhất 300.000 VND |
Standard Chartered | 4%, ít nhất 200.000 VND |
ABbank, ACB, BIDV, Tpbank, VIB | 4%, ít nhất 100.000 VND |
SHB | 4%, ít nhất 80.000 VND |
SCB | 4%, ít nhất 50.000 VND |
VietinBank | 3%, ít nhất 200.000 VND |
Ví dụ tính phí chậm thanh toán thẻ tín dụng
Giả sử bạn đang sử dụng thẻ tín dụng tại ngân hàng BIDV có thời gian miễn lãi là 45 ngày, với chu kỳ thanh toán từ ngày 15/3 – 15/4, ngày đến hạn thanh toán là 30/4. Trong đó, lãi suất áp dụng là 20%/năm và số dư nợ tối thiểu cần thanh toán là 5% tổng tiền chi tiêu. Phí trả chậm tối thiểu 150.000 VNĐ và bằng 4% số dư nợ tối thiểu cần trả.
Thẻ của bạn không có dư nợ đầu kỳ và trong 30 ngày vừa qua bạn đã thực hiện các chi tiêu:
- Ngày 20/3: bạn thanh toán mua hàng siêu thị 4 triệu đồng. Dư nợ 1 là 4 triệu.
- Ngày 10/4: bạn thanh toán tiền điện 2 triệu. Dư nợ 2 là 6 triệu.
- Ngày 4/5: bạn trả ngân hàng 3 triệu. Dư nợ 3 (số nợ còn lại) là 3 triệu.
Do bạn đã không trả đủ toàn bộ số dư nợ và khoản thanh toán tối thiểu tại thời điểm ngày 30/4 nên số tiền lãi sẽ bị tính gồm có:
- Số dư nợ 1 từ ngày 20/3 đến 9/4: Tiền lãi = 4 triệu x 20%/365 x 20 ngày = 41.644 VNĐ.
- Số dư nợ 2 từ ngày 10/4 đến 4/5: Tiền lãi = 6 triệu x 20%/365 x 24 ngày = 78.904 VNĐ.
- Tính phí trả chậm: (5% x 6 triệu) x 4% phí trả chậm = 12.000 < 150.000 nên tính phí trả chậm tối thiểu là 150.000 VNĐ
Vậy tổng số tiền lãi và phí phát sinh mà bạn cần phải trả sau ngày 30/4 là:
41.644 + 78.904 + 150.000 = 270.548 VNĐ
Ngoài ra, số tiền 3 triệu vẫn bị tính tiếp lãi cho tới thời điểm bạn thanh toán trả ngân hàng.
Tác hại của việc chậm thanh toán thẻ tín dụng
Tăng áp lực tài chính
Các tổ chức phát hành thẻ hiện tính thêm phí phạt và lãi suất đối với những chủ thẻ không thể thanh toán số dư nợ đầy đủ và đúng hạn, làm tăng thêm gánh nặng tài chính cho họ. Bạn cần để lâu không trả tiền thì tiền phạt và lãi suất tích lũy càng cao.
Mắc phải nợ xấu, mất uy tín đối với các ngân hàng
Nếu bạn không thanh toán đủ các khoản vay của mình trong một thời gian dài (nằm trong nhóm 3 – nhóm 5), bạn sẽ tích lũy nợ xấu và hệ thống của CIC sẽ ghi lại thông tin này. Khi đó, điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm xuống, các ngân hàng và tổ chức tín dụng xét duyệt hồ sơ gay gắt.
Bị ngân hàng đòi nợ ráo riết
Ngoài hai tác hại kể trên, khi bạn quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày sẽ bị các ngân hàng làm phiền gửi tin nhắn, email, gọi điện thoại nhắc nợ. Khi bạn đã quá 3 kỳ sao kê liên tiếp không trả nợ hết, ngân hàng sẽ khoá thẻ tín dụng của bạn.
Giải pháp hạn chế quá hạn thẻ tín dụng
Nhằm đảm bảo nhu cầu có thể thanh toán thẻ tín dụng đúng thời hạn dù đang trong tình trạng không đủ tài chính hay đủ tài chính. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số những phương thức thanh toán thông thường:
- Nộp tiền mặt:
Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất được nhiều khách hàng lựa chọn. Với cách này, bạn chỉ cần đến trực tiếp tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng mở thẻ, xuất trình giấy tờ và yêu cầu thanh toán dư nợ trên thẻ tín dụng.
Sau khi nhân viên giao dịch kiểm tra thông tin và báo số tiền. Khách hàng sẽ tiến hành nộp tiền mặt theo sao kê và hoàn thành quá trình thanh toán dư nợ.
- Thanh toán tự động:
Ưu điểm của cách này là thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Khi đăng ký thanh toán tự động, mỗi tháng ngân hàng sẽ trích một khoản tiền trong tài khoản để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.
- Thanh toán qua ứng dụng Internet Banking:
Thanh toán qua ứng dụng Internet Banking là giải pháp thanh toán vô cùng nhanh chóng và tiện lợi, bạn chỉ cần đăng nhập ứng dụng ngân hàng điện tử. Trên thanh Menu thanh toán, nhấp vào và chọn thanh toán thẻ tín dụng. Tại đây bạn chỉ cần nhập số thẻ tín dụng, số tiền cần thanh toán và vài bước xác thực OTP là bạn đã thanh toán dư nợ tín dụng thành công.
- Thanh toán qua đơn vị thứ 3:
Nhờ sự trợ giúp từ dịch vụ hỗ trợ thứ 3 chính là một phương án thanh toán đặc biệt mà ít người biết đến. Với hình thức thanh toán này, khách hàng sẽ được hỗ trợ thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng mà không lo phải chịu lãi suất hay phí phạt trả chậm dù đang trong tình trạng không có đủ tài chính.
Lời kết
Bài viết trên đây chia sẻ về vấn đề Quá hạn thanh toán thẻ tín dụng 1 ngày có bị phạt không? Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp ích cho bạn và chọn được giải pháp thích hợp thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.