Public Blockchain (Blockchain công khai) được biết đến là một loại blockchain phổ biến nhất trong thị trường crypto. Vậy thực tế Public Blockchain là gì mà lại có sức ảnh hưởng nhiều đến như vậy? Public blockchain có những đặc điểm nổi bật ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây!
Mục Lục
Tổng quan về Public Blockchain
Public blockchain là gì?
Public Blockchain (Blockchain công khai) là một trong những dạng phổ biến nhất của blockchain, đồng thời cũng là nền tảng của nhiều loại đồng tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum,…Với Public Blockchain, nền tảng cho phép bất kỳ ai cũng đều có thể tham gia, xác minh và thực hiện giao dịch nhưng không thể kiểm soát hay là thay đổi các dữ liệu đã được ghi vào trong blockchain.
Xem thêm: Private blockchain là gì? Tiềm năng của Private blockchain trong tương lai
Ví dụ về các Public blockchain
- Bitcoin: Đây được coi là ví dụ nổi tiếng nhất của blockchain công khai, được phát minh vào năm 2002 bởi Satoshi Nakamoto với mục tiêu biến đồng coin trở thành một hệ thống tiền tệ phi tập trung và cung cấp khả năng giao dịch ngang hàng.
- Ethereum: Là một nền tảng phi tập trung được đề xuất vào năm 2013 bởi Vitalik Buterin. Với Ethereum, nó cho phép phát triển và triển khai các smart contract cũng như ứng dụng phi tập trung (dApp).
- Solana: Là blockchain công khai hiệu suất cao được thiết kế trên tinh thần hỗ trợ các dApp và các giao dịch tài chính với tốc độ nhanh chóng nhưng chi phí lại cực thấp.
Xem thêm
Bitcoin là gì? Nắm chắc kiến thức trong 5 phút
Ethereum là gì? Bật mí 3 cách sở hữu coin Ethereum cực dễ
Đặc điểm của Public blockchain
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của Public blockchain:
- Tính phi tập trung
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của blockchain công khai phải kể đến đó là tính phi tập trung. Bởi mọi quyết định sẽ được thực hiện thông qua sự đồng thuận của toàn bộ thành viên trong mạng chứ không phải bất kỳ một cơ quan trung ương nào.
- Tính minh bạch
“Sổ cái phân tán” chính là nơi sẽ ghi lại toàn bộ các giao dịch trên public blockchain và công khai minh bạch để cho bất kỳ ai cũng có thể xem được và xác minh các giao dịch này. Điều này nhằm thể hiện tính mạnh bạch, đồng thời giảm thiểu việc xảy ra tình trạng gian lận trên mạng lưới.
- Tính mở – “Open”
Public blockchain là một hệ thống mở và toàn cầu bởi chúng không yêu cầu bất kỳ ai phải có quyền truy cập đặc biệt. Thay vào đó, bất kỳ người dùng nào khi có kết nối với mạng Internet đều có thể tham gia vào mạng lưới, xác thực giao dịch và trở thành một phần của hệ thống.
- Độ bảo mật cao
Public blockchain cung cấp một mức độ bảo mật cao thông qua các cơ chế mã hóa mạnh mẽ và phương pháp đồng thuận. Từ đó giúp ngăn chặn các cuộc tấn công và tình trạng gian lận xảy ra.
- Tính bất biến
Blockchain công khai đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và ngăn chặn các hành vi gian lận bởi một khi các giao dịch trên mạng đã được xác nhận và ghi vào sổ cái thì sẽ đồng nghĩa với việc chúng sẽ không thể nào bị thay đổi hoặc là xóa bỏ.
So sánh Public blockchain và Private blockchain
Trước khi tìm hiểu về sự khác biệt giữa Public blockchain và Private blockchain, đầu tiên chúng ta hãy điểm qua khái niệm về “Private blockchain là gì?” đã nhé.
“Private blockchain hay còn gọi là blockchain riêng tư là dạng blockchain chỉ cho phép một số người dùng cụ thể được tham gia vào mạng lưới. Chính vì cơ chế này, Private blockchain rất hay được ứng dụng trong các tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo quyền truy cập và quyền thực hiện các giao dịch được quản lý một cách chặt chẽ nhất”.
Dưới đây là bảng so sánh về sự khác biệt giữa Public blockchain và Private blockchain dựa trên những khía cạnh quan trọng trong thiết kế và ứng dụng của cả 2 mà bạn có thể tham khảo:
Ưu và nhược điểm của Public Blockchain
Ưu điểm của Public Blockchain
- Đáng tin cậy
Do không có sự tham gia của bên thứ 3 nên blockchain công khai đã hoàn toàn loại bỏ được các rủi ro do bên trung gian gây ra dưới bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, trên thực thế mọi yêu cầu của người tham gia giao dịch vẫn được xử lý và bảo mật mà không cần phải đặt niềm tin ở bất kỳ ai.
- An toàn
Số lượng các nút và người dùng tham gia vào mạng lưới blockchain công khai rất lớn. Chính vì điều này đã giúp cho blockchain công khai trở nên an toàn hơn.
- Minh bạch
Hệ thống của blockchain công khai hoàn toàn rất minh bạch bởi toàn bộ dữ liệu của các khối đều được chia sẻ tới tất cả các nút khác trong mạng và được đồng bộ với thời gian thực.
Nhược điểm của Public Blockchain
- Tốc độ xử lý chậm
Để đạt được sự đồng thuận về một trạng thái giao dịch, public blockchain phải mất đến rất nhiều thời gian, từ đó mà tốc độ xử lý cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, Blockchain công khai còn giới hạn số lượng giao dịch có thể thích hợp và thời gian cần thiết để xử lý một khối.
- Tiêu hao năng lượng
Việc tham gia vào public blockchain đã làm dấy lên những lo ngại về mặt môi trường bởi cần phải tiêu hao một nguồn năng lượng đáng kể để cho các thuật toán trên mạng lưới này được đồng thuận.
- Không thể lưu trữ dữ liệu cá nhân
Thực tế không phải là “không thể” mà là “không nên”. Các chuyên gia cũng không khuyến khích làm điều này, mặc dù là ngay cả khi những dữ liệu này đã được mã hóa.
Lời kết
Như vậy, trong bài viết trên Giavang.com vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin liên quan đến Public Blockchain, hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích. Đừng quên theo dõi trang web Giavang.com của chúng tôi thường xuyên để có thể cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác về thị trường Crypto nhé!
Tham khảo thêm: