Profit Margin được đánh giá là một chỉ số quan trọng trong việc phân tích tài chính kinh doanh. Nó được dùng để đo lường mức độ hiệu quả của một doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, hãy cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây!
Mục Lục
- 1 Profit Margin là gì? Profit Margin có ý nghĩa gì?
- 2 Có bao nhiêu loại Profit Margin
- 3 Công thức tính Profit Margin và ví dụ
- 4 Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
- 5 Ứng dụng của Profit Margin
- 6 Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành
- 7 Chiến lược nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp
- 8 Lời kết
Profit Margin là gì? Profit Margin có ý nghĩa gì?
Biên lợi nhuận là gì?
Profit Margin còn được biết đến với tên gọi là biên lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận – là thước đo khả năng sinh lời của doanh nghiệp, được biểu thị dưới dạng phần trăm, đo lường xem công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trên mỗi đô la doanh thu được tạo ra.
Ví dụ: Tỷ suất lợi nhuận 60% có nghĩa là một công ty có lợi nhuận là 0,60 USD cho mỗi đô la doanh thu được tạo ra.
>> Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? 4 bước tránh bẫy chi phí chìm
>> Lợi nhuận bình quân là gì? Công thức tính lợi nhuận bình quân
>> Lợi nhuận trước thuế (EBIT) là gì? Công thức tính EBIT
>> Doanh thu là gì? 6 cách tăng doanh thu bán hàng hiệu quả
Profit Margin có ý nghĩa gì?
Profit Margin là thước đo khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
- Profit Margin cho biết tỷ lệ % của lợi nhuận gộp hoặc lợi nhuận ròng so với doanh thu. Nó biểu thị % lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể giữ lại sau khi đã trừ đi những chi phí liên quan đến sản xuất, hoạt động kinh doanh và các chi phí khác.
- Nếu như Profit Margin cao chứng tỏ là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và tạo ra được lợi nhuận lớn.
- Biên lợi nhuận cho phép so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành với nhau. Doanh nghiệp nào có biên lợi nhuận cao hơn có thể được đánh giá là có khả năng quản lý giá cả, chi phí và nguồn lực tốt hơn.
- Sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sẽ cho thấy được sự tăng trưởng hoặc suy giảm của doanh nghiệp. Nếu như tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dần thì đây có thể là dấu hiệu doanh nghiệp gặp vấn đề kinh doanh hoặc đang bị áp lực cạnh tranh.
Có bao nhiêu loại Profit Margin
Gross profit margin – Biên lợi nhuận gộp là gì?
Gross profit margin được dùng để đo lường sự khác biệt giữa doanh thu và giá vốn hàng bán, bao gồm các chi phí sản xuất trực tiếp chẳng hạn nguyên vật liệu, lương nhân công trực tiếp.
Tỷ suất lợi nhuận gộp thường sử dụng cho một dòng sản phẩm cụ thể. Nó được xem như căn cứ để doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định về giá. Nguyên nhân là tỷ số này chỉ ra ảnh hưởng của việc định giá sản phẩm đến lợi nhuận thu về. Nếu như biên lợi nhuận gộp thấp thì doanh nghiệp cần phải xem xét nâng giá thành sản phẩm lên cao hơn để tối ưu lợi nhuận.
Operating profit margin – Biên lợi nhuận hoạt động là gì?
Operating profit margin cũng được dùng để đo lường doanh thu so với giá vốn hàng bán. Nó cũng bao gồm các khoản chi phí cố định không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm như phí thuê nhà xưởng, chi phí cho đồ dùng văn phòng, phí đầu tư thiết bị máy móc.
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động giúp đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Biên lợi nhuận của doanh nghiệp so với mặt bằng chung trên thị trường càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang quản lý chi phí hiệu quả hơn các đối thủ.
Net profit margin – Biên lợi nhuận ròng là gì?
Net profit margin được đánh giá là loại tỷ suất khó theo dõi nhất, tuy nhiên nó lại mang đến cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận ròng sẽ tính đến tất cả các chi phí dinh doanh bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, thuế, lãi vay và khấu hao. Tỷ suất lợi nhuận ròng sẽ phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập ròng so với doanh số bán hàng.
Công thức tính Profit Margin và ví dụ
Công thức tính biên lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu – Giá vốn hàng bán)/Doanh thu x 100 |
Trong công thức này:
- Doanh thu thuần có thể được sử dụng thay thế cho doanh thu – nó đơn giản là số tiền được tạo ra từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ.
- Giá vốn hàng bán bao gồm nguyên liệu thô, nhân công, chi phí sản xuất.
Ví dụ:
Doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp X là 8.000$, tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra là 6.000$, vậy biên lợi nhuận gộp sẽ được tính như sau:
Biên lợi nhuận gộp = (8.000 – 6.000)/8.000 = 25%
Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu |
Trong công thức này:
- Lợi nhuận ròng giống như thu nhập ròng: số tiền còn lại sau khi trừ tất cả các chi phí.
- Doanh thu là số tiền mà công ty tạo ra bằng cách bán sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ.
Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu |
Trong công thức này:
- Lợi nhuận hoạt động là phần doanh thu còn lại sau khi trừ chi phí hoạt động.
- Doanh thu là lợi nhuận được tạo ra từ việc bán hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ: Tổng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp X là 150.000 $, chi phí bỏ ra là 75.000 $. Vậy tỷ suất lợi nhuận ròng được tính như sau:
Biên lợi nhuận ròng = 75.000/150.000 x 100 = 50%
Tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
Sẽ khó có thể xác định được tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý vì mỗi ngành sẽ có một tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Ví dụ trong đầu tư chứng khoán, các công ty niêm yết đại diện cho bình quân nền kinh tế nói chung với tỷ suất lợi nhuận trong khoảng 11-12%/năm. Nếu như profit margin cao hơn mức này là tốt và nếu đạt trên 20%/năm là gần như gấp đôi mức chung của nền kinh tế.
Ứng dụng của Profit Margin
So sánh giữa các doanh nghiệp
Có thể sử dụng Profit Margin để so sánh hiệu quả kinh doanh, tiềm lực tài chính giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Nếu một doanh nghiệp có Profit Margin cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng quản lý giá cả, chi phí và nguồn lực tốt hơn và ngược lại.
Định hình chiến lược kinh doanh
Biên lợi nhuận có thể giúp doanh nghiệp định hình chiến lược, điều chỉnh hoạt động kinh doanh. Nếu như Profit Margin thấp thì doanh nghiệp nên tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động, tăng giá trị sản phẩm hoặc tìm kiếm những nguồn thu lợi nhuận phụ.
Đánh giá tăng trưởng và sự bền vững
Sự thay đổi của Profit Margin theo thời gian có thể chứng minh được sự tăng trưởng hoặc sự suy giảm của doanh nghiệp. Nếu như Profit Margin giảm dần thì có khả năng doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề trong quá trình kinh doanh.
Đặc điểm của Profit Margin trong từng ngành
Ngành có tỷ suất lợi nhuận cao
Công nghệ thông tin (IT): Các công ty phần mềm, công ty dịch vụ công nghệ, công ty phát triển game thường có tỷ suất lợi nhuận cao. Bởi vì có sự liên quan đến tính độc quyền và khả năng tạo ra giá trị cao thông qua phần mềm, dịch vụ công nghệ và các sản phẩm công nghệ thông tin khác.
Y Tế và dược phẩm: Ngành y tế là ngành thiết yếu và ổn định, các sản phẩm dược phẩm thường được bảo vệ bởi các quyền sở hữu trí tuệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận lớn.
Các mặt hàng xa xỉ: Những thương hiệu lớn cung cấp những mặt hàng trang sức, quần áo, mỹ phẩm độc quyền thường có tỷ suất lợi nhuận cao. Họ có khả năng nâng giá thành sản phẩm lên mức cao mà vẫn có thể thu được lợi nhuận đáng kể mặc dù doanh số bán hàng thấp hơn.
Ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp
Nhà hàng và dịch vụ ăn uống: Ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống thường có tỷ suất lợi nhuận thấp do phải chi trả chi phí về nguyên liệu, nhân viên và thuê mặt bằng cao, cùng với sự cạnh tranh gay gắt và giá cả nhạy cảm.
Vận tải và logistics: Ngành vận tải và logistics cũng có tỷ suất lợi nhuận thấp do chi phí vận hành cao, sự cạnh tranh khốc liệt và áp lực giá cả từ khách hàng.
Nông nghiệp: Ngành nông nghiệp thường được ghi nhận với tỷ suất lợi nhuận thấp. Do ngành này phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, thời tiết, đất đai, đồng thời thường xảy ra sự biến động giá cả và phụ thuộc vào chính sách chính phủ.
Chiến lược nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tăng giá bán sản phẩm
Đây được xem là phương pháp nâng cao profit margin đơn giản nhưng lại không dễ để thực hiện. Doanh nghiệp sẽ cần đặt ra một chiến lược nâng giá khôn ngoan, nếu không sẽ bị phản tác dụng, khách hàng sẽ bất bình và rời bỏ thương hiệu.
Bên cạnh việc xem xét những yếu tố cơ bản như chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu những yếu tố bên ngoài chẳng hạn giá của đối trụ cạnh tranh cùng ngành, tình hình kinh tế, mức độ nhạy cảm về giá cả của khách hàng.
Doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng đi đôi với giá thành khi áp dụng chiến lược nâng giá bán nhằm mở rộng profit margin.
Theo nghiên cứu của Defaqto “55% người tiêu dùng sẽ chấp nhận trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm tốt hơn.” Do đó, doanh nghiệp cần xác định được thứ thực sự tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp không nằm ở giá cả mà nằm ở giá trị mà sản phẩm đem đến cho khách hàng.
Theo dõi và tối ưu chi phí
Bạn phải luôn biết doanh nghiệp của bạn đang chi bao nhiêu tiền. Một trong những bước quan trọng nhất trong việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận của bạn là theo dõi chi phí. Nếu bạn không biết mình đang tiêu tiền vào việc gì, làm thế nào bạn có thể cắt giảm chi phí và cuối cùng là cải thiện tỷ suất lợi nhuận của mình?
Doanh nghiệp cần phải giảm thiểu và loại bỏ 8 loại lãng phí “D-O-W-N-T-I-M-E” thì mới có thể đạt được mô hình sản xuất kinh doanh tinh gọn.
- D: Sai sót (gồm những sản phẩm bị lỗi do các vấn đề như kiểm soát chất lượng, xử lý kém,…)
- O: Sản xuất thừa (đặt hàng/sản xuất nhiều hơn mức cần thiết)
- W: Chờ đợi (thời gian ngừng hoạt động ngoài kế hoạch, vắng mặt, khối lượng công việc không cân bằng,..)
- N: Không sử dụng nhân tài (doanh nghiệp không tận dụng được tất cả những kỹ năng hoặc tiềm năng nhân viên, để nhân viên làm sai nhiệm vụ,…)
- T: Vận chuyển (vận chuyển không hiệu quả từ cửa hàng này sang cửa hàng khác)
- I: Lượng hàng tồn kho dư thừa (hàng tồn kho dư thừa hoặc chết trong kho)
- M: Lãng phí chuyển động (những chuyển động không cần thiết của con người chẳng hạn như việc bố trí cửa hàng không hợp lý)
- E: Xử lý quá mức (phải xử lý, hoàn trả hoặc sửa chữa các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng)
Lời kết
Việc theo dõi profit margin sẽ giúp bạn biết được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cho bạn biết liệu công ty của bạn có thể phát triển hay không. Hy vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết cùng giavang.com.
Bài viết liên quan:
Lợi nhuận giữ lại là gì? Công thức tính tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
Chi phí cận biên là gì? Công thức tính chi phí cận biên