Private blockchain là gì? Khái niệm này đang thu hút sự chú ý của rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức trong bối cảnh công nghệ blockchain đang ngày càng phát triển như hiện nay. Vậy trên thực tế Private blockchain có nghĩa là gì? Tại sao các các tổ chức/doanh nghiệp ngày nay lại chuyển hướng sang sử dụng Private blockchain? Tiềm năng phát triển của Private blockchain trong tương lai ra sao? Để được giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn hãy theo dõi bài viết sau đây!
Mục Lục
Tổng quan về Private blockchain
Private blockchain là gì?
Private blockchain dịch ra có nghĩa là blockchain riêng tư. Đây là một dạng công nghệ blockchain mà trong đó quyền truy cập và sự tham gia vào mạng lưới của người dùng sẽ bị giới hạn. Với Private blockchain, chúng thường hay được sử dụng trong các doanh nghiệp hoặc là tổ chức nhằm để quản lý các dữ liệu nội bộ, bảo vệ thông tin nhạy cảm và đảm bảo tính riêng tư cho các giao dịch và lưu trữ dữ liệu.
Xem thêm
- Blockchain là gì? Tìm hiểu ứng dụng của nó trong thực tiễn
- Blockchain Explorer là gì? Top Blockchain Explorer tốt nhất hiện nay
- Node là gì? Cách hoạt động của Node trong Blockchain
Ví dụ về các Private Blockchain phổ biến
Dưới đây là một số ví dụ nổi bật liên quan đến private blockchain được sử dụng trong các ứng dụng thực tế:
- Hyperledger Fabric: đây là một dự án của Linux Foundation, được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng doanh nghiệp. Hyperledger Fabric hỗ trợ cung cấp một số tính năng phân quyền, từ đó các tổ chức có thể tự thiết lập riêng các kênh giao tiếp trong mạng lưới để bảo vệ thông tin. Đồng thời còn giúp cho hệ thống có thể nâng cao tính linh hoạt.
- R3 Corda: dự án được phát triển bởi R3 Consortium, chủ yếu tập trung vào các dịch vụ tài chính. Với Corda, các tổ chức tài chính không cần phải chia sẻ thông tin với các bên không liên quan mà vẫn thực hiện các giao dịch một cách an toàn và hiệu quả.
- Quorum: Đây là một phiên bản mở rộng của dự án Ethereum do J.P. Morgan phát triển nên. So với Ethereum, các tính năng về bảo mật và riêng tư ở Quorum được đánh giá là nổi trội hơn. Điều này giúp thỏa mãn các nhu cầu cho các doanh nghiệp trong vấn đề xử lý các giao dịch tài chính nhạy cảm.
Một số ứng dụng của Private blockchain trong thực tế
Nhờ vào khả năng có tính bảo mật cao, kiểm soát quyền truy cập chặt chẽ cũng như có thể tối ưu hóa được các quy trình mà private blockchain đã đem đến rất nhiều lợi ích quan trọng trong các ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của private blockchain đã được ứng dụng trong đa dạng các lĩnh vực trong đời sống thực tế:
- Quản lý chuỗi cung ứng
Trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, private blockchain thường được sử dụng để theo dõi và xác thực nguồn gốc cũng như trạng thái của sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng. Điều này có thể giúp ngăn ngừa gian lận và các lỗi phát sinh. Ngoài ra, người tiêu dùng từ đó cũng sẽ tăng cường sự tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm.
- Trong ngành tài chính
Đối với lĩnh vực tài chính, private blockchain mang lại rất nhiều lợi ích vượt trội về tốc độ xử lý giao dịch, chi phí và tính minh bạch. So với các hệ thống tài chính truyền thống, private blockchain cung cấp tốc độ xử lý các giao dịch vượt trội hơn, tính minh bạch cao hơn nhưng chi phí lại cực thấp.
- Ứng dụng trong y tế
Private blockchain được ứng dụng trong lĩnh vực y tế để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu của bệnh nhân một cách an toàn giữa các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe, đảm bảo rằng dữ liệu của bệnh nhân chỉ có thể được truy cập bởi các bên được ủy quyền. Điều này có thể giúp cải thiện chất lượng chăm sóc và giảm các chi phí liên quan đến xét nghiệm và điều trị trùng lặp.
Đánh giá ưu và nhược điểm của Private blockchain
Ưu điểm của Private blockchain
- Tốc độ xử lý nhanh: Số lượng các giao dịch mà Private blockchain xử lý cao hơn rất nhiều so với Public blockchain. Với mỗi giây nó có thể xử lý lên đến hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn giao dịch so với 7 TPS của Bitcoin.
- Có thể mở rộng: Private blockchain có thể hỗ trợ mở rộng để tăng thêm tốc độ xử lý các giao dịch do chúng chỉ có một vài nút ủy quyền và chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu.
Nhược điểm của Private blockchain
- Cần phải có sự tin cậy
Tính toàn vẹn của Private blockchain phụ thuộc vào độ tin cậy của các nút được ủy quyền. Thêm vào đó, tính hợp lệ của một hồ sơ không thể được xác minh độc lập. Trong quá trình xác minh, các tác nhân bên ngoài phải hoàn toàn tin tưởng Private blockchain mà không được có bất kỳ một hình thức kiểm soát nào.
- Rủi ro bảo mật
So với Public blockchain thì khả năng Private blockchain bị tấn công chiếm tỷ lệ cao hơn do chúng có ít node hơn trong mạng lưới phi tập trung. Một khi hacker truy cập được vào Private blockchain, các dữ liệu sẽ bị hacker thao túng hoặc chặn các giao dịch.
- Tập trung hóa
Mặc dù nếu đem so sánh với các cơ sở dữ liệu truyền thống thì tính bảo mật ở Private blockchain có phần cao hơn, nhưng nếu các biện pháp bảo mật đó không được thực hiện một cách đúng đắn, sự tập trung hóa của Private blockchain lại càng trở thành “con mồi” ngon cho các cuộc tấn công hơn.
Tương Lai của Private blockchain
Tương lai của Private blockchain hứa hẹn sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển. Cụ thể là việc tiềm năng của công nghệ này ngày càng được nhiều doanh nghiệp và tổ chức nhận thức được. Do đó mà nhu cầu dự kiến về việc sử dụng blockchain riêng tư sẽ ngày một tăng cao.
Hiện tại, việc làm sao để cải thiện hơn nữa khả năng mở rộng và tính tương thích trên private blockchain đang là một vấn đề được các nhà phát triển chú ý đến rất nhiều. Họ muốn nghiên cứu công nghệ này để đưa vào sử dụng nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại và tạo ra các giải pháp linh hoạt hơn. Qua đó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức và tạo ra một môi trường hoạt động đa dạng.
Mặt khác, Private blockchain cũng sẽ mở ra được nhiều cơ hội mới khi được kết hợp với các công nghệ khác như trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc là Internet of Things (IoT). Nếu kết hợp với AI, khả năng về việc phân tích dữ liệu và tự động hóa các quy trình sẽ được cải thiện đáng kể. Còn nếu kết hợp với IoT sẽ cho ra các hệ thống giám sát và quản lý dữ liệu thông minh hơn. Những đổi mới này sẽ giúp cho Private blockchain mở rộng tính ứng dụng trên đa dạng các lĩnh vực hơn.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Private blockchain cũng như nhận định về tiềm năng của dạng công nghệ này trong tương lai. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về Blockchain riêng tư và biết cách để ứng dụng chúng hiệu quả vào trong các lĩnh vực khác nhau trong thực tế.
Tham khảo thêm: