Ponzi được biết đến là mô hình lừa đảo “khét tiếng” trên thị trường Crypto. Tuy nhiên, mô hình Ponzi là gì và dấu hiệu nhận biết Ponzi để phòng tránh lại ít được nhà đầu tư biết đến. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Ponzi lừa đảo nhé!
Mục Lục
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi (Ponzi Scheme) là mô hình lừa đảo đa cấp bằng cách dùng vốn của người góp sau để trả cho người góp trước đó. Theo đó, những kẻ lừa đảo Ponzi sẽ rót vào tay con mồi những lời mời chào cho vay có cánh với mức lãi suất hấp dẫn và cam kết hứa hẹn về sau. Khi những người cho vay sập bẫy, họ sẽ vay những khoản tiền lớn hơn nữa từ người thân, bạn bè, mọi người xung quanh…Thoạt nhìn, hình thức này vẫn mang lại lợi ích của những nhà đầu tư nghiệp dư, vì họ chỉ cần người góp vốn mới. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc này chỉ đẩy người tham gia vào con đường phá sản sớm hơn mà thôi.
Nguồn gốc mô hình Ponzi
Năm 1919, “ông tổ ngành đa cấp” – Charles Ponzi đã tạo nên mô hình này. Lúc này, ông cũng chỉ là một kẻ vô danh từ Italia sang Mỹ ôm giấc mộng làm giàu với số vốn ban đầu chưa tới 3 USD. Tuy nhiên, sau khi thực hiện trót lọt mô hình này, chưa đầy một năm, ông đã trở thành một triệu phú và nắm giữ số tài sản kếch xù hơn 15 triệu USD. Tên “Ponzi” của mô hình cũng được đặt theo tên ông.
Mô hình Ponzi chưa bao giờ là kết thúc. Công nghệ thay đổi, mô hình này cũng thay đổi theo. Năm 2008, Bernard Madoff bị tố cáo sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi để giả mạo các báo cáo giao dịch để đánh lừa nhà đâu tư về quỹ đầu tư của mình có lợi nhuận.
Một số những thành viên trong mô hình Ponzi
Để vận hành thành công mô hình lừa đảo này, cần phải kể đến những tên cầm đầu “cao tay” như:
- Schemer: Đây được xem là “kẻ chủ mưu” thiết lập hệ thống và kêu gọi các nhà đầu tư đóng góp vốn. Bằng cách xây dựng “thương hiệu cá nhân” với vỏ bọc là doanh nhân thành đạt, Schemer đã thuyết phục người nghe góp vốn “
- một cách hai tay”.
- Investors: Đây là những “con gà” do các schemer chăn dắt. Họ sẵn sàng bỏ tiền vào hệ thống với giấc mộng kiếm được nhiều tiền hơn từ những khoản lãi suất cao mà không cần làm gì.
- Ponzi Introducing Investor: Đây là những người bỏ ra rất ít chi phí để tham gia hệ thống, thậm chí là không bỏ bất cứ một đồng. Nếu họ càng “chăn” được nhiều gà thì họ sẽ có nhiều lợi nhuận. Số tiền mà các “chủ mưu” trả cho những người môi giới này được lấy từ chính khoản đầu tư của các “con gà” họ chăn được.
Từ đây, ta có thể quy luật tồn tại của mô hình này là liên tục được rót tiền vào trong đó. Các Schemer để cầm chân những “con mồi” liên tục tổ chức các hội thảo và truyền thông để lấy được niềm tin của khách hàng. Đến một thời điểm nào đó, nhà đầu tư và số tiền ngày càng nhiều, những tên đầu xỏ này sẽ đào tẩu. Cái kết chính là những nhà đầu tư trắng tay, thua lỗ mà không biết lấy lại tiền ở đâu.
Phân biệt mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp
Nhìn chung, Mô hình Ponzi và mô hình kim tự tháp cũng có những nét chung giống nhau, vì đây là những mô hình biến tướng ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là hai mô hình khác nhau.
Giống nhau
- Cả hai đều thuộc dạng mô hình đa cấp
- Những kẻ cầm đầu có thể kiếm được khoảng tiền khổng lồ nhưng không mất vốn.
- Những người mê tiền bỏ vốn đầu tư càng lớn càng mất nhiều
- Nhà đầu tư trắng tay khi Schemer ôm tiền bỏ trốn
Khác nhau
Mô hình kim tự tháp | Mô hình Ponzi | |
Phương thức hoạt động | Có lợi nhuận từ việc mua và phân phối sản phẩm. Mục đích chỉ nhằm tìm thêm người phân phối chứ không nhằm mục đích bán sản phẩm chất lượng tốt. | Hứa hẹn nhận được khoản lợi nhuận cao ngất ngưởng khi đầu tư hoặc giới thiệu ai đó cùng tham gia. |
Phí tham gia | Tiền mua sản phẩm | Không mất khoản nào |
Lợi nhuận | Thu được khi giới thiệu được khách mua sản phẩm hoặc tìm được nhà phân phối mới. | Lời hứa được trả lãi và người giới thiệu tham gia hệ thống |
Nguồn gốc lợi nhuận | Hoa hồng của người mới trả cho người giới thiệu | Sử dụng tiền đầu tư của người sau trả lãi cho người trước và người giới thiệu |
Sụp đổ | Rất nhanh | Chậm hơn nếu các nhà đầu tư vẫn tiếp tục rót vốn |
Tổng hợp những dấu hiệu nhận biết Ponzi lừa đảo
Cam kết siêu lợi nhuận
Mô hình lừa đảo Ponzi thường cam kết mức lợi nhuận có thể lên tới hàng chục hoặc hàng trăm chỉ trong vài tháng đến một năm. Trên thực tế, không có một chủ đầu từ nào dám cam kết mức siêu lợi nhuận cao đến vậy, dù là dự án trong sạch và hợp phát.
Luôn luôn có lợi nhuận bất kể thị trường biến động ra sao
Đi kèm lợi nhuận khủng là lời hứa hẹn không có rủi ro xảy ra dù diễn biến của thị trường có thế nào. Thoạt đầu, bọn cầm đầu vẫn đảm bảo lợi nhuận ổn định như cam kết. Bởi thời điểm này, nguồn tiền đầu tư còn nhiều và vẫn có khả năng chi trả cho lãi suất của người tham gia trước.
Tuy nhiên, nếu không duy trì được số lượng nhà đầu, nguồn tiền giảm xuống và không còn khả năng chi trả lãi suất cho người tham gia, Ponzi nhanh chóng sẽ sụp đổ. Người chịu khoản thiệt hại lớn nhất chính là những nhà đầu tư sau vì hầu như họ không nhận được đồng nào.
Hình thức hoạt động rất phức tạp
Để câu dẫn lòng tin của các nhà đầu tư nghiệp dư, những kẻ lừa đảo này thường tạo nên một hình thức hoạt động phức tạp. Thậm chí, nhiều nhà sáng lập còn né tránh pháp luật bằng cách sử dụng hình thức ẩn danh khi tham gia các hoạt động.
Hoa hồng giới thiệu nhiều lớp
Chính sách hoa hồng khi giới thiệu thêm nhiều người tham gia chính là cách mà bọn “lùa gà” dùng để câu dẫn và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể kiếm được khoản hoa hồng lên tới hàng chục phần trăm. Hình thức đa cấp này rất khó có thể phân biệt được với hình thức tiếp thị liên kết.
Về bản chất, đa cấp không hoàn toàn xấu, nhưng hình thức này lại bị những kẻ lừa biến chất mà thôi.
Hoạt động chui và không đăng ký với cơ quan chức năng
Các kẻ lừa đảo vẫn có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận hoạt động để câu dẫn người chơi vào ‘bẫy”. Đương nhiên, đây là các giấy tờ giả. Bọn chúng còn tinh vi đến mức lấy tên các cơ quan ở nước ngoài để các nhà đầu tư khó lòng mà tra ra được. Vì vậy, nếu không đủ tỉnh táo thì những nhà đầu tư rất dễ rơi vào những chiếc bẫy này.
Sản phẩm đầu tư rất hời hợt, qua loa
Một dấu hiệu nữa để phát hiện Ponzi Scheme là các sản phẩm đầu tư của nó vô cùng hời hợt, qua loa “cho có”. Trên thực tế, đây là những sản phẩm dùng để kêu gọi nhà đầu tư chứ không phục vụ mục đích kinh doanh. Dù sản phẩm có tồn tại trên thị trường thật thì sẽ có giá cao ngất ngưởng còn chất lượng thì không hề xứng tầm với tầm giá.
Hướng dẫn phòng tránh mô hình Ponzi lừa đảo
Để bản thân không rơi vào chiếc bẫy “lùa gà” của bọn xấu, nhà đầu tư cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ khi đầu tư:
Tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến dự án
Trước khi quyết định đầu tư, hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về dự án dù bạn nhà đầu tư lão luyện hay csc Newbie. Nếu đội ngũ phát triển của dự án đó ẩn danh hoặc có dấu tích từng lừa đảo hay mập mờ, giữ bí mật các thông tin như: Công nghệ, lộ trình phát triển… thì đây rất có thể là Ponzi lừa đảo. Tốt nhất, nhà đầu tư nên bỏ tiền vào những dự án mà mình hiểu rõ.
Cẩn thận với những cơ hội từ trên trời rơi xuống
Trong đầu tư, một nguyên tắc “bất di bất dịch” bạn nên khắc ghi: “High risk – High return” (Rủi ro cao – Lợi nhuận cao). Điều này có nghĩa là để có lợi nhuận cao sẽ luôn đi kèm với rủi ro cực kỳ cao. Nguyên tắc này dường như luôn đúng trong lĩnh vực kinh doanh.
Chú ý đến những số liệu thực tế
Số liệu thực tế sẽ nói lên tất cả. Hãy chú ý thật kỹ tới những sổ sách công khai, các số liệu và thông tin đầu tư, whitepaper… Đừng đầu tư chỉ vì cả tin, ham vu hay chạy theo đám đông.
Kết luận
Nói tóm lại, mô hình Ponzi là một trong mô hình lừa đảo đa cấp tinh vi. Bằng lời chiêu dụ có cánh, bọn xấu dụ người chơi nhẹ dạ vào trồng và chăn dắt “gà” đồng thời câu dẫn người khác. Nhà đầu tư cần nên cẩn thận vì đến một thời điểm nào đó, sàn sập và tiền không cánh mà bay cùng bọn lừa đảo này. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về mô hình Ponzi. Chúc các bạn giao dịch thành công.