POA (proof of authority) là một trong những thuật toán bằng chứng ủy quyền khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Đây được xem như là một giải pháp thay thế tối ưu với nhiều tính năng nổi bật hơn cả Proof of Work và Proof of Stake. Vậy bản chất của POA là gì? Ưu và nhược điểm của bằng chứng ủy quyền POA này như thế nào? Nguyên tắc hoạt động của POA trong tài chính ra sao? Cùng Giavang.com tìm hiểu nhé!
Mục Lục
POA là gì? Nguyên tắc hoạt động
Tìm hiểu về PoA là gì?
“POA (Proof of Author) là một thuật toán đồng thuận được đánh giá dựa trên danh tiếng. Thuật ngữ này chính thức được đề xuất vào năm 2017 do Ethereum và cựu CTO, ông Gavin Wood đồng sáng lập nên. Và đây là một trong những giải pháp thiết thực dành riêng cho các hệ thống mạng blockchain (điển hình là các mạng riêng).”
- Tìm hiểu về chỉ số PPI? Thế nào là PPI lõi?
- Ngôn ngữ lập trình Pine Script và những điều bạn không thể bỏ qua
Thông qua đồng thuận này, các khối xác nhận chỉ cần sử dụng danh tiếng mà không phải đặt tiền. Mô hình Proof of Author cho phép các khối và giao dịch được xác minh bởi những chủ thể tham gia đã được chấp thuận trước. Thuật toán này được vận dụng trong nhiều tình huống và nó luôn tạo nên những giá trị cao cho nhiều ứng dụng hầu cần. Các công ty có thể sử dụng mô hình này để duy trì quyền riêng tư của họ khi sử dụng các lợi ích hiện hữu tại blockchain.
Nguyên tắc hoạt động của PoA
Mô hình PoA sẽ được hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản được liệt kê sau đây:
- Đầu tiên, hệ thống nhanh chóng chọn một validator ngẫu nhiên để xác nhận các giao dịch và tạo khối mới để xây dựng nền tảng blockchain.
- Tiếp đó, validator bắt đầu xác thực các giao dịch được diễn ra trong blockchain. Chỉ cần hoàn tất thao tác này, họ sẽ nhận ngay được một phần thưởng.
- Trường hợp, validator không đảm bảo các giao dịch được diễn ra suôn sẻ trong hệ thống thì danh tiếng của họ sẽ bị đánh giá thấp. Hệ thống mặc nhiên loại bỏ vĩnh viễn quyền hạn xác thực của họ.
Mối quan hệ giữa POA, PoW và Proof of Stake
Theo đánh giá chung, thuật toán đồng thuận PoW (Proof of work) do Bitcoin sử dụng luôn là thuật toán đáng tin cậy nhất hiện nay. Vì khả năng mở rộng của PoW bị hạn chế – điều này khiến cho các Blockchain trên PoW cũng mang hiệu suất hạn chế tiềm năng khi dùng trên các quy mô diện rộng hơn.
Ngược lại, Proof of Stake luôn có hiệu suất số giao dịch cao hơn Bitcoin nhưng cũng không đáng kể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của POA lại có khả năng tối ưu hóa và thực hiện nhiều giao dịch mỗi giây. Vì thế, POA được lựa chọn sử dụng nhiều hơn và có thể xem Proof of Authority chính là giải pháp thay thế.
Cụ thể:
- PoS không hẳn lúc nào cũng phù hợp với tất cả các doanh nghiệp.
- POA có thể đại diện dễ dàng cho một giải pháp nào đó tốt hơn các Blockchain riêng.
POA không đòi hỏi sức mạnh tính toán nhiều hơn các nền tảng khác nên POA có rào cản gia nhập thấp. PoW và PoS đều là phương pháp đồng thuận với nhiều sự phân cấp hơn PoA. Nhưng PoA lại có khả năng tăng hiệu quả và yêu cầu một nút ủy quyền tương thích cho các hoạt động xác minh danh tính.
Tóm lại, POA sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật trên nhiều phương diện khác nhau và tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng.
Điều kiện tạo nên sự đồng thuận của PoA
Một số điều kiện chung tạo nên sự đồng thuận Proof of Authority trên thị trường hiện nay là:
- Danh tính hợp lệ và đáng tin cậy: Người xác nhận cần xác nhận danh tính thực sự của họ.
- Độ khó để trở thành người xác nhận: Ứng cử viên cần phải có tiền và sự uy tín.
- Các tiêu chuẩn để phê duyệt trình xác nhận: Phương pháp chọn trình xác nhận đòi hỏi phải công bằng với tất cả các ứng viên tiềm năng khác.
Lưu ý, tại mỗi nền tảng thuật toán đồng thuận Proof of Authority thường sở hữu những điều kiện khác nhau.
Điểm hạn chế của sự đồng thuận PoA
PoA hoàn toàn từ bỏ sự phân cấp – decentralization nên mô hình thuật toán này có thể được xem như là một phương pháp giúp cho hệ thống tập trung hiệu quả hơn. Vì thế, giải pháp này đôi khi khiến cho một số đối tượng cảm thấy do dự (điển hình là trong phạm vi tiền điện tử). Mặc dù, PoA sở hữu thông lượng cao nhưng tính bất biến luôn là nhân tố khiến chúng trở thành những thứ như kiểm duyệt có thể dễ dàng đạt được.
Hơn hết, danh tính của các khối được xác nhận bởi PoA đều dễ dàng dược hiển thị cho bất kỳ đối tượng nào. Nhưng vẫn có nhiều lập luận cho rằng “chỉ có những chủ thể giữ vị trí này mới dễ dàng tìm cách trở thành người xác nhận”. Nhưng việc biết cách trình xác nhận danh tính dễ thao túng bên thứ ba.
Ưu và nhược điểm của mô hình PoA
Ưu | Nhược |
PoA loại bỏ khả năng bị tấn công vì các trình xác nhận được kiểm tra ở giai đoạn có được thẩm quyền và đáng tin cậy. | Việc phân cấp là không thể trong mô hình PoA vì một nhóm người giới hạn có thể tham gia xác thực khối |
Giải pháp tiết kiệm năng lượng so với các cơ chế đồng thuận khác | Nó thường được áp dụng trong các chuỗi khối riêng tư cần có sự cho phép |
Xử lý giao dịch nhanh | Danh tiếng không thể luôn giữ người tham gia khỏi các hành động trục lợi. Nếu phần thưởng cho gian lận có giá trị hơn thẩm quyền, người tham gia có thể gây hại cho hệ thống. |
Một khối mới được tạo ra chỉ trong 5 giây, phí rất thấp và quy mô mạng có thể xảy ra theo chiều ngang, kết hợp nhiều mạng thành một. |
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về thuật toán bằng chứng ủy quyền POA trong tài chính hiện nay. Mong rằng những kiến thức nêu trên sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung rõ hơn về bản chất của thuật ngữ này. Cũng như các nguyên tắc hoạt động của thuật toán trong các hệ sinh thái đa năng trên thị trường.
Bài viết liên quan: