Phong cách giao dịch là một trong những điều đầu tiên mà các nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường phải lựa chọn. Vậy phong cách giao dịch là gì? Có bao nhiêu phong cách giao dịch? Làm sao để chọn được phong cách tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Mục Lục
- 1 Phong cách giao dịch là gì?
- 2 Các loại phong cách giao dịch
- 3 Cách lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp
Phong cách giao dịch là gì?
Để tạo dựng cho mình một kế hoạch giao dịch hoàn hảo thì chọn phong cách giao dịch phù hợp với bản thân mà một trong những điều kiện tiên quyết dành cho các nhà giao dịch. Nếu phong cách giao dịch không phù hợp sẽ dẫn đến chiến lược giao dịch không hiệu quả và các nhà đầu tư có thể bỏ lỡ những cơ hội tốt cho bản thân.
Phong cách giao dịch là một yếu tố quan trọng nhưng không phải có thể lựa chọn được trong một sớm một chiều, nó phải phù hợp với tính cách, nguồn vốn và cả thói quen của nhà đầu tư. Vì vậy, rất nhiều người phải tốn một khoảng thời gian mới tìm được phong cách giao dịch cho mình.
Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, phong cách giao dịch sẽ biểu đạt được tần suất hoạt động, khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường.
Các loại phong cách giao dịch
Có rất nhiều phong cách giao dịch khác nhau tùy thuộc vào tính cách, sở thích và nhu cầu của các nhà giao dịch. Tuy nhiên, trên thị trường hiện tại có 6 phong cách giao dịch chính được phân loại như sau:
Phong cách giao dịch theo xu hướng
Đây là cách giao dịch mà các nhà đầu tư sẽ tiến hành phân tích các biến động của một sản phẩm tài chính và đưa ra dự đoán của mình về chiều hướng phát triển của sản phẩm đó. Dựa vào kết quả của các phân tích đó, các nhà đầu tư sẽ ra quyết định để có được lợi nhuận tốt nhất.
Khi giao dịch theo xu hướng, các nhà giao dịch sẽ vào lệnh mới khi có một xu hướng mới, mua khi có xu hướng tăng và bán khi xu hướng giảm.
2 loại xu hướng chính trên thị trường:
- Xu hướng tăng: Giá liên tục tạo các đỉnh mới và đáy mới, trong đó, đỉnh mới và đáy mới luôn cao mới đỉnh cũ và đáy cũ. Điều này thể hiện giá đang tăng lên.
- Xu hướng giảm: Giá liên tục tạo đỉnh mới và đáy mới, trong đó, đỉnh mới và đáy mới luôn thấp hơn đỉnh cũ và đáy cũ. Điều này thể hiện giá đang giảm.
Công cụ thường được sử dụng
Để phân tích và đưa ra dự đoán, các nhà giao dịch phải dùng các công cụ khác nhau để tính toán một cách cẩn thận. Cụ thể:
- Đường trung bình động – Moving Average: Là đường nối các mức giá trung bình của một loại tài sản trong một thời gian xác định. Ví dụ, đường trung bình động của 30 ngày, MA (30) là đường nối 30 điểm giá trung bình trong 30 phiên giao dịch.
- Độ dốc của đường MA kết hợp với sự di chuyển của giá so với đường MA sẽ thể hiện cho các nhà giao dịch thấy được xu hướng của thị trường hiện tại. Nếu đường MA dốc lên và giá giao dịch ở khu vực bên trên đường MA là xu hướng tăng và ngược lại.
- Khi 2 đường MA cắt nhau nếu SMA – đường trung bình động trong ngắn hạn cắt lên EMA – đường trung bình động trong dài hạn thì đó là xu hướng tăng. Ngược lại, nếu SMA cắt xuống EMA thì nó biểu hiện cho xu hướng giảm.
- Đường xu hướng – Trendlines: Đường này có thể ví như một cây thước đo để các nhà giao dịch xác định được xu hướng chung của thị trường để vào lệnh.
- Một xu hướng tăng được hình thành khi nhận định được đỉnh mới và đáy mới cao hơn đỉnh cũ và đáy cũ. Trendlines sẽ nối các điểm đáy lại thành một đường thẳng dốc lên.
- Một xu hướng giảm được hình thành khi nhận định được đỉnh mới và đáy mới thấp hơn đỉnh cũ và đáy cũ. Trendlines sẽ nối các đỉnh giá thành một đường thẳng dốc xuống.
Sau khi biết được xu hướng, các nhà giao dịch sẽ xác định được cho mình các điểm vào lệnh, chốt lời hay cắt lỗ cho mình một cách dễ dàng.
Ngoài hai đường kể trên, các nhà giao dịch còn có thể dùng các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD, RSI hay mô hình giá để xác định xu hướng. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch có thể kết hợp các loại chỉ báo lại với nhau để cho ra kết quả tốt nhất.
Phong cách giao dịch theo hành động giá
Price Action hay hành động giá là một căn cứ quan trọng cho các nhà giao dịch để ra quyết định cho mình. Theo phong cách giao dịch này, giá là yếu tố duy nhất để ra quyết định.
Để sử dụng phong cách giao dịch này, các nhà đầu tư cần một khối lượng kiến thức nhất định về thị trường cũng như các kỹ năng quan sát biến động và phân tích thị trường. Lí do là vì phong cách này chỉ sử dụng các hành động giá mà không kết hợp với các loại chỉ báo khác.
Các dữ liệu thường được sử dụng
Thông thường, thông tin về các hành động của giá trong quá khứ và hiện tại sẽ là căn cứ cho các nhà đầu tư. Họ sẽ tìm tín hiệu từ các dữ liệu của giá và quan sát biến động giá tại các vùng giá quan trọng. Bên cạnh đó, các mô hình giá hay các biểu đồ như swing high, swing low cũng được sử dụng.
Bản chất của giao dịch theo hành động giá và chính là việc thực hiện các giao dịch theo tính chất hệ thống có sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật và lịch sử giá. Các nhà giao dịch hoàn toàn có thể tạo ra một kịch bản giao dịch của riêng mình và tiến hành giao dịch theo sở thích và kế hoạch đã đề ra.
Phong cách giao dịch theo tin tức
Tin tức được phát hành và phân tán để thông báo về tình hình của thị trường cũng là một trong các công cụ quan trọng để các trader phân tích và ra quyết định mua, bán hay giữ lại các tài sản của mình.
Thông thường, thị trường sẽ có bị ảnh hưởng và dao động bởi các tin tức về kinh tế, các nhà giao dịch có thể dựa vào đó để tìm kiếm cơ hội cho mình. Ví dụ: Lãi suất của các Ngân hàng Trung ương, Chỉ số giá tiêu dùng hay Tỷ lệ thất nghiệp,… có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm tài chính như các cặp tỷ giá.
Cách giao dịch theo tin tức
Hai cách giao dịch thường gặp nhất khi giao dịch theo tin tức là:
- Có định hướng: Với cách giao dịch này, các nhà giao dịch đã có những định hướng, mong muốn của bản thân mình. Một khi nhận được tin tức, thị trường thay đổi, các nhà giao dịch sẽ tìm cho mình cơ hội giao dịch tốt nhất cho sự chuẩn bị của mình.
- Không có định hướng: Khi không có định hướng hay mong chờ nào về tin tức trên thị trường, các nhà đầu tư thường sẽ chuẩn bị cho mình các phương án khác nhau tùy theo tình hình thị trường thay đổi. Ở cách giao dịch này, các nhà đầu tư sẽ không có dự đoán, không chọn phương hướng cho mình.
Phong cách giao dịch ngắn hạn
Khi giao dịch ngắn hạn, các lệnh giao dịch thường sẽ được đóng và mở trong khoảng thời gian 24 giờ. Các khung thời gian đó đều sẽ dưới một ngày, như 1D, H4, H1, M15,… Phong cách giao dịch này thường sẽ chịu nhiều sự chi phối của phân tích kỹ thuật.
Cách gọi tên của hai cách giao dịch ngắn hạn là Scalping trading và Day trading.
- Scalping trading: Thường sẽ có thời gian giữ lệnh rất ngắn, chỉ vài giây đến vài phút. Đây là hình thức giao dịch lướt sóng để nhận được các khoản lợi nhuận nhỏ nhưng được thực hình nhiều lần trong một ngày.
- Day trading: Thời gian của cách giao dịch này là theo ngày. Dù cũng là giao dịch trong ngắn hạn nhưng các lệnh theo Day trading sẽ chỉ vào lệnh tại thời điểm mở phiên và đóng lệnh tại thời điểm kết phiên giao dịch hoặc trong ngày mở phiên. Các giao dịch này sẽ không được thực hiện qua đêm.
Phong cách giao dịch trung hạn
Thời gian từ lúc mở lệnh đến lúc đóng lệnh của cách giao dịch này dài hơn phong cách ngắn hạn một chút, từ một đến vài ngày. Cách giao dịch thường thấy nhất trong giao dịch trung hạn là Swing Trading với mục tiêu tìm cơ hội để kiếm lợi nhuận nhờ các sự thay đổi của giá.
Cách giao dịch này sẽ dùng phân tích kỹ thuật để tìm cơ hội.
Phong cách giao dịch dài hạn
Thời gian từ lúc mở đến lúc đóng lệnh của phong cách giao dịch này sẽ kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Với chiến lược giao dịch này, các nhà đầu tư phải sử dụng cả phân tích cơ bản lẫn phân tích kỹ thuật.
Position Trading là cách giao dịch phổ biến nhất của phong cách giao dịch này. Các nhà giao dịch sẽ dựa vào kỹ thuật phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản cùng với đánh giá thị trường thông qua các biểu đồ giá để ra quyết định.
Các thay đổi của giá trong các khoảng thời gian ngắn sẽ không được quan tâm trong cách giao dịch này.
Đây là một cách giao dịch không đòi hỏi người chơi phải bỏ nhiều thời gian để giao dịch, ít quan tâm đến các thay đổi của giá nên không phải chịu quá nhiều căng thẳng. Tuy nhiên, các nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với các rủi ro lớn vì điểm dừng lỗ của phong cách này khá rộng.
Cách lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp
Không có bất kỳ một phương pháp nhất định hay một quy định nào bắt buộc phải sử dụng phong cách giao dịch nào đó. Các nhà giao dịch hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn phong cách giao dịch cho mình và thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp.
Các nhà đầu tư nên dựa vào tính cách của bản thân, thói quen, sở thích, khẩu vị rủi ro cũng như quỹ thời gian và ngân sách của mình để lựa chọn phong cách giao dịch cho tốt nhất.
Giao dịch là một quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện, vậy nên các nhà giao dịch không nên quá gò bó và ép buộc bản thân mình. Mọi người nên thoải mái lựa chọn và trải nghiệm các phong cách khác nhau đến khi chọn được phong cách phù hợp.
Trên đây là các thông tin về phong cách giao dịch, các loại phong cách giao dịch và cách chọn phong cách giao dịch cho bản thân mình. Rất mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!