Trong lĩnh vực tài chính, ít có cái tên nào tỏa sáng rực rỡ như Philip Fisher. Những hiểu biết sâu sắc và phương pháp của ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt trên bức tranh đầu tư. Đến nay, một số nhà đầu tư vĩ đại bậc nhất, bao gồm cả Warren Buffett thừa nhận rằng cũng bị ảnh hưởng bởi các chiến lược đầu tư và tư duy của Fisher. Vậy Philip Fisher là ai và hành trình ông xây dựng sự nghiệp của mình ra sao. Cùng Giavang.com tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Mục Lục
Thông tin về Philip Fisher
Philip Fisher là ai?
Philip Fisher, tên đầy đủ là Philip Arthur Fisher (08/09 /1907 – 11/03/2004) là một nhà đầu tư chứng khoán người Mỹ. Đồng thời, ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Common Stocks and Uncommon Profits – Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường được xuất bản vào năm 1958.
Cùng với Thomas Rowe Price Jr., Philip Fisher là một trong những người tiên phong sáng lập ra chiến lược đầu tư tăng trưởng. Nhờ vậy mà trong suốt sự nghiệp đầu tư của mình, Fisher đã tạo ra được những lợi nhuận khổng lồ không chỉ cho chính mình mà còn cho cả những khách hàng của ông.
Tham khảo thêm:
- Michael Burry – Thiên tài đầu tư trong “The Big Short”
- Bill Ackman – Người từng thổi bay gần 50 tỷ USD của Adani Group
Cuộc sống cá nhân của Philip Fisher
Philip Arthur Fisher sinh ngày 8/9/1907 tại San Francisco, California. Mặc dù đạt được những thành công vang dội trong lĩnh vực đầu tư của mình nhưng ông vẫn luôn giữ một phong cách khá khiêm tốn.
Vào năm 1931, khi cuộc Đại suy thoái đang ở đỉnh điểm, Philip Fisher quyết định thành lập công ty đầu tư Fisher & Company. Cuộc phiêu lưu này đã cho phép ông tinh chỉnh và thực hiện triết lý đầu tư độc đáo của mình mà chính những điều này sau này lại định hình nên các chiến lược đầu tư cho nhiều nhà đầu tư thành công.
Philip Fisher kết hôn với Dorothy và đã có với nhau 3 người con. Con trai của họ là Kenneth L. Fisher cũng là một nhà phân tích đầu tư nổi tiếng và đồng thời cũng là người sáng lập nên Fisher Investments – một công ty nổi tiếng chuyên về quản lý tiền tệ. Fisher đã sống một cuộc đời dài và viên mãn, qua đời ở tuổi 96 vào năm 2004.
Quá trình Philip Fisher xây dựng sự nghiệp
Vào năm 1928, Philip Fisher chính thức tốt nghiệp tại trường kinh doanh Stanford Graduate School of Business. Sau đó, ông đã bắt tay vào việc xây dựng sự nghiệp của mình. Công việc đầu tiên của ông sau khi tốt nghiệp đó chính là trở thành một phân tích viên chứng khoán cho ngân hàng Anglo (Anh Quốc).
Nhờ vào sự nhanh nhẹn và đặc biệt là giỏi trong công việc, chỉ trong vòng 2 năm sau đó, cụ thể là vào năm 1931 Philip Fisher đã có thể tự thành lập một công ty riêng cho mình. Ông đặt tên cho công ty của mình là Fisher & Co và hoạt động dưới dạng công ty quản lý tài sản.
Trong suốt 7 thập kỷ (tính từ lúc thành lập cho đến năm 1999), Philip Arthur Fisher luôn dành trọn mọi tâm huyết của mình vào Fisher & Co và luôn nỗ lực để có thể điều hành tốt công ty của mình. Có thể nói rằng chiến lược của ông vô cùng không ngoan khi mà thay vì bán đi các cổ phiếu mà mình hiện đang sở hữu thì ông quyết định giữ lại chúng trong một khoảng thời gian dài.
Và kết quả là nhờ những chiến lược đó mà Philip Fisher đã giúp cho các khách hàng của ông kiếm được những khoản lợi nhuận rất lớn. Kể từ đó mà tên tuổi của ông cũng đã trở nên phổ biến rộng rãi.
Phi vụ đầu tư nổi tiếng của Philip Fisher
Nhắc đến những phi vụ đầu tư nổi tiếng của Philip Fisher thì chắc chắn phải kể đến việc ông đầu tư vào Motorola. Đây là một tập đoàn viễn thông đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ chuyên về sản xuất điện thoại và công nghệ không dây.
Nhận thấy tiềm năng về tốc độ tăng trưởng của Motorola, vào năm 1955, Philip Fisher quyết định đầu tư vào công ty này. Và sau khi ông đầu tư vào, Motorola đã có mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng, cụ thể là doanh thu của họ đã tăng lên đến hơn 68% so với trước đó.
Trong vài thập kỷ sau đầu tư của Philip Fisher, Motorola tiếp tục có những sự đổi mới và cuối cùng trở thành một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực viễn thông lớn nhất thế giới. Nếu cho đến năm 2000 mà Philip Fisher vẫn quyết định giữ cổ phần này thì ông đã có thể tạo ra lợi nhuận lên đến là 6000%.
Phong cách giao dịch của Philip Fisher
Nguyên tắc đầu tư bất di bất dịch của Philip Fisher đó chính là ông luôn chú trọng vào việc mua và giữ các mã cổ phiếu có tiềm năng phát triển trong dài hạn. Theo đó, Philip A. Fisher đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp mới thành lập, có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Nếu như những nhà đầu tư khác trên thị trường thường bỏ qua việc định giá cổ phiếu của doanh nghiệp thì đối với Philip Fisher yếu tố này cực kỳ quan trọng.
Ông chia sẻ: Các doanh nghiệp nhỏ có tốc độ phát triển rất nhanh cũng như khả năng sinh lời rất cao. Và quả thật là đúng như vậy. Tại thời điểm đó đã có những doanh nghiệp mà tỷ suất sinh lời của họ đã gia tăng lên đến hàng trăm nghìn % chỉ trong vòng chưa đến 10 năm.
Như đã đề cập ở trên, Philip Fisher khá kín tiếng trong đời sống cá nhân, rất hiếm khi ông xuất hiện trước công chúng truyền thông. Do đó, để có thể giúp các nhà đầu tư có một cái nhìn sâu sắc và hiểu rõ hơn về cách thức mà mình đã lựa chọn cổ phiếu, Philip Fisher đã cho ra mắt cuốn sách “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” chia sẻ về 15 điều quan trọng để lựa chọn cổ phiếu hiệu quả.
15 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng của Philip Fisher
Trong 15 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu hiệu quả của Philip Fisher sẽ được chia thành 2 phần. Đó chính là Lựa chọn cổ phiếu dựa trên đặc điểm của doanh nghiệp và Lựa chọn cổ phiếu dựa trên phẩm chất quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong đó, phẩm chất quản lý quan trọng mà công ty cần có là: quản lý toàn diện, kế toán thận trọng, triển vọng dài hạn tốt, cởi mở để thay đổi, kiểm toán tài chính suất sắc và các chính sách nhân sự tốt.
15 câu hỏi đặt ra cho nhà đầu tư tìm kiếm cổ phiếu thường – Lợi nhuận phi thường như sau:
- Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng trưởng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không?
- Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều?
- Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó?
- Cách tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?
- Biên lợi nhuận của công ty có cao không?
- Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?
- Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?
- Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?
- Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?
- Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?
- Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành – những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?
- Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?
- Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi nhuận của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?
- Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?
- Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?
Lời kết
Trên đây là các thông tin về Philip Fisher là ai và hành trình xây dựng sự nghiệp phi thường của ông. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó tìm được động lực và phương pháp đầu tư phù hợp nhất cho quá trình đầu tư tài chính của mình.
>>Bài viết liên quan:
Leon Cooperman là ai? Tiểu sử nhà sáng lập quỹ đầu tư Omega Advisors
George Soros – Tiểu sử nhà đầu tư tài chính vĩ đại của thế giới
Ray Dalio – Ông trùm đầu cơ hàng đầu thế giới & Cha đẻ McNuggets