Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, ngày càng có nhiều cổ phiếu, trái phiếu ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn của Chính Phủ. Và một trong những quy trình không thể thiếu là phát hành trái phiếu. Vậy phát hành trái phiếu là gì? Quy trình và chi phí của công đoạn này ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Phát hành trái phiếu là gì?
Phát hành trái phiếu còn có tên trong tiếng Anh “Release Stock” là việc cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo lợi nhuận được hưởng của người sở hữu.
Quy trình phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Điều kiện chào bán trái phiếu theo Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
-Những loại trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền khi chào bán, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau: (Không áp dụng cho việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng)
+ Là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
+Trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn, còn lại, trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có) phải thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn hoặc thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành.
+ Đáp ứng tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và các tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
+ Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
+ Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này xác nhận.
+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
– Những trái trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng cũng như của công ty chứng khoán khi thực hiện chào bán bắt buộc doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
– Những loại trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền khi được chào bán cần đáp ứng các điều kiện:
+ Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
+ Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
+ Đáp ứng các điều kiện chào bán quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP
+ Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Thời gian để thực hiện các đợt chào bán trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng (tính từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất).
Trình tự và thủ tục phát hành trái phiếu
Bước 1: Doanh nghiệp tổ chức phát hành trái phiếu trước khi chào bán phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận nhằm tạo cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho khách có nhu cầu mua trái phiếu.
Ta có các phương án phát hành trái phiếu như sau:
– Tổng quát về các thông tin bao gồm ngành nghề, tình hình tài chính, lĩnh vực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
– Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;
– Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi, phải đầy đủ các nội dung về tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có); đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền phải đầy đủ các thông tin về giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu;
– Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
– Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
– Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.
Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu:
– Ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, các loại trái phiếu khác sẽ được phê duyệt như sau: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
– Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.
Bước 2: Thực hiện gửi thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phát hành phải gửi đăng ký (thông báo) cho Bộ Tài chính để Bộ Tài chính tổng hợp, theo dõi tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Việc này phải thực hiện tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày tổ chức phát hành trái phiếu.
Bước 3: Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, việc phát hành trái phiếu chỉ hợp lệ khi tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu đến Ủy ban chứng khoán nhà nước và nhận được ý kiến bằng văn bản của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Cho nên, nếu là công ty đại chúng, cần phải nộp hồ sơ đăng ký và chờ đợi văn bản phê duyệt.
Chi phí phát hành trái phiếu
Chi phí phát hành trái phiếu cũng là một trong những điều mà các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Thường, các khoản chi phí phát hành trái phiếu chia làm 3 loại cơ bản như sau:
Chi phí phát sinh một lần
Trong chứng khoán, các chi phí phát hành trái phiếu phát sinh một lần sẽ bao gồm các loại như: phí tư vấn phát hành trái phiếu, phí tư vấn bảo lãnh phát hành, phí trả cho các đại lý niêm yết, các sàn chứng khoán, chi phí phát hành; quảng bá, chào bán, phí xác nhận hệ số tín nhiệm,… Khoản phí này sẽ được chi trả theo các mức độ khác nhau tùy vào quy mô và lĩnh vực của công ty. Mặc dù chi trả một lần, song những khoản phí này không heg nhỏ. Do đó, công ty cần dự trù và bỏ ra trong thời điểm ban đầu.
Các khoản chi phí phát hành trái phiếu thường niên
Đối với các khoản chi phí này, công ty hay tổ chức cũng có thể tính toán, dự trù ở thời điểm ban đầu, bởi chúng thường giống nhau ở hầu hết các năm. Các chi phí phát hành trái phiếu thường niên sẽ rơi vào các khoản như đại lý chuyển nhượng, các sở giao dịch chứng khoán theo thỏa thuận từ ban đầu đã ký kết hay khoản tiền trả cho các đại lý tài chính. Các khoản phí này thường giống nhau ở hầu hết các năm.
Các khoản chi phí phát hành trái phiếu khác
Các chi phí khác bao gồm các khoản chi về việc phát hành hay trả nợ trái phiếu. Tùy từng thời điểm, các khoản phí này được chi ra và cũng không có kỳ hạn nhất định. Tuy nhiên đồi hỏi bên phát hành trái phiếu cần thực hiện các khoản chi phí này theo trách nhiệm đã cam kết với trái chủ. do đó, các tổ chức hay doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng cần quan tâm tới các chi phí này.
Kết luận
Nói tóm lại, phát hành trái phiếu là một trong những quy trình không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong chứng khoán. Tuy nhiên, tổ chức hay doanh nghiệp phát hành cần tìm hiểu kỹ những quy định pháp luật về vấn đề này để phát hành trái phiếu phiếu hợp pháp. Với bài viết trên, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về phát hành trái phiếu. Chúc các nhà đầu tư giao dịch thành công.