Trong phiên giao dịch châu Á hôm nay, giá vàng vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng 1.695 USD/ounce nhờ vào đồng Đô-la Mỹ vững chắc hơn trong bối cảnh lãi suất cao và tâm lý lo ngại rủi ro của thị trường. Bên cạnh đó, các phát biểu mạnh mẽ hơn từ Fed cũng gây áp lực không ít lên vàng.
Chỉ số US Dollar Index (DXY) vững chắc hơn, tăng 0,22% gần 110,50. Chỉ số PMI Dịch vụ ISM của Hoa Kỳ đã tăng lên 56,9 so với dự báo thị trường 55,1 và 56,7 trước đó. Tuy nhiên, PMI tổng hợp toàn cầu của S&P và PMI dịch vụ lần lượt giảm xuống 44,6 và 43,7 so với dự báo ban đầu 45,0 và 44,1 theo thứ tự đó. Công cụ FedWatch của CME báo hiệu 72,0% khả năng Fed tăng lãi suất lên 50 điểm vào tháng 9.
Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng và rủi ro tiền tệ của Trung Quốc cũng đè nặng lên giá vàng. Hiện tại, thị trường đang tập trung vào các dữ liệu từ cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell.
Trong khi đó, Phố Wall đóng cửa trong sắc đỏ trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh nhất. S&P 500 Futures ghi nhận mức lỗ nhẹ.
Phân tích kỹ thuật
Từ tín hiệu đường MA10 cho thấy, giá vàng đang kéo dài đà phục hồi từ hôm trước. Trong khi đó, đường MACD lại đi xuống, điều này nói lên rằng giá sẽ đi từ tăng sang giảm. Như vậy, rất có khả năng vàng sẽ giảm giá trong thời gian tới. Đây là một trong những tính hiệu tích cực cho những nhà đầu tư vàng thực hiện lệnh bán. Theo đó, giá vàng có thể phá vỡ ngưỡng hỗ trợ 1.688 USD và nhắm đến mức thấp hằng năm là 1.680 USD. Ngoài ra, 10-DMA và đường kháng cự nói trên đang dao động trong khoảng 1,718 USD và 1722 USD theo thứ tự đó, hạn chế đà tăng trong ngắn hạn của giá vàng.