Sự xuất hiện của vay ngang hàng tạo ra một xu hướng đầu tư mới ở thời đại công nghệ lên ngôi. Vậy Peer to Peer Lending là gì? Liệu những điểm vượt trội mà nó đem đến có xứng đáng với danh hiệu “xu hướng” không? Bằng cách nào để tìm được một đơn vị vay uy tín? Mọi thắc mắc sẽ được giavang.com giải đáp bài viết dưới đây.
Mục Lục
- 1 Peer to Peer Lending là gì?
- 2 Đặc điểm của Peer to Peer Lending
- 3 Quy trình hoạt động của Peer to Peer Lending
- 4 P2P Lending có tính phí không?
- 5 Cơ hội và rủi ro của Peer to Peer Lending
- 6 Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam
- 7 Có nên đầu tư vào Peer to Peer Lending không?
- 8 Lưu ý khi sử dụng vay ngang hàng
- 9 Kết luận
Peer to Peer Lending là gì?
Peer to Peer Lending là vay ngang hàng. Đây là một mô hình cho vay dựa trên nền tảng công nghệ, người vay và người cho vay sẽ tự giao kèo với nhau, không cần phải qua một bên thứ ba nào cả.
Vào năm 2005, hình thức Peer to Peer Lending này xuất hiện. Khi công nghệ ngày càng tiên tiến kéo theo loại hình này càng được nhiều nhà đầu tư biết đến.
Trong một giao dịch vay ngang hàng, vai trò của các bên như sau:
- Trang web cho vay: là nền tảng để gắn kết người vay với người cho vay, được đại diện bởi công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending. Nhiệm vụ của công ty là tìm kiếm, đánh giá và xem xét những hồ sơ vay, thu hồi các khoản vay đến kỳ hạn nhằm mục đích đảm bảo lãi và gốc cho nhà đầu tư.
- Người đi vay: đây là nhóm đối tượng đang tìm kiếm một hình thức vay thay thế hình thức vay truyền thống. Hiện tại, họ đang có nhu cầu vay tiền.
- Người cho vay: Những nhà đầu tư có nguồn tiền nhàn rỗi và muốn sinh lời thêm từ đó. Hy vọng của họ là mang về khoản lợi nhuận cao hơn gửi tiết kiệm truyền thống.
Thực tế, mô hình vay ngang hàng hoạt động khá đơn giản và dễ hiểu. Nhiều nhà đầu tư ví mô hình này như một xu hướng mới trong thời đại công nghệ phát triển. Sự ra đời của nó như một giải pháp để khắc phục những hạn chế tồn đọng của vay truyền thống.
Đặc điểm của Peer to Peer Lending
- Đây là hình thức vay kết nối người vay và người cho vay thông qua một ứng dụng trên Internet.
- Công ty cho vay đóng vai trò như trung gian xây dựng nền tảng nhằm mục đích kết nối mọi người.
- Tốc độ giao dịch nhanh chóng, chỉ trong vài phút. Cách thức đăng ký đơn giản, chỉ với vài thao tác.
- Thích hợp cho những khoản vay nhỏ, ngắn hạn với mức lãi suất vừa phải.
- Tốc độ kiểm duyệt hồ sơ ngay lập tức chỉ khoảng 30 phút.
Quy trình hoạt động của Peer to Peer Lending
Muốn quá trình vay ngang hàng thuận lợi, người đi vay và người cho vay đều phải đăng ký thông tin trên ứng dụng của công ty cho vay ngang hàng cung cấp.
Các dịch vụ mà công ty cho vay ngang hàng cung cấp gồm:
- Xác định, kiểm chứng thông tin cá nhân, nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng.
- Đánh giá xếp hạng tín nhiệm của người đi vay. Góp phần hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý người dùng đặt niềm tin.
- Tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào hệ thống vay.
- Quản lý và phân phối dòng tiền trong hệ thống. Xử lý thanh toán cho khách đi vay và rải ngân đến khách cho vay.
Để có thể tham gia vào hình thức vay ngang hàng đầy hấp dẫn, bạn chỉ cần thực hiện các bước đơn giản sau:
- Bước 1: Đăng ký thông tin và vị trí (đi vay hay cho vay)
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin, bao gồm: cá nhân, hoạt động tín dụng (đối với người đi vay). Số vốn, thời gian tham gia đầu tư, lãi suất mong muốn (đối với người cho vay).
- Bước 3: Hệ thống tự động kiểm tra tính xác thực của thông tin. Sau đó phân tích và kết nối những đối tượng phù hợp với nhau.
- Bước 4: Người vay sẽ nhận được khoản vay theo mong muốn. Khi đến kỳ hạn thanh toán, người vay sẽ trả tiền gốc và lãi cho người cho vay (nhà đầu tư). Tất cả hoạt động được thực hiện trực tuyến.
P2P Lending có tính phí không?
Các loại phí thường gặp là phí giao dịch, phí dịch vụ, phí mở tài khoản,…Việc tính phí này phụ thuộc vào đơn vị cung cấp nền tảng vay. Vì thế, trước khi dấn thân vào đăng ký vay thì bạn nên tìm hiểu chi tiết về các điều khoản và điều kiện của nền tảng đó xem có phù hợp với bản thân mình không.
Cơ hội và rủi ro của Peer to Peer Lending
Với sự phát triển của công nghệ như vũ bão, hình thức vay ngang hàng ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi với mọi người. Có thể thấy, nó mang đến cho người dùng nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó hệ thống này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người sử dụng khó mà lường trước được.
Cơ hội khi sử dụng vay ngang hàng
Xét về mặt người đi vay
Chỉ trong một thời gian ngắn, vay ngang hàng sẽ giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn. Những thủ tục để vay thì cực kỳ đơn giản, mọi giấy tờ đều được hoàn tất 100% online.
So với hình thức vay truyền thống, vay ngang hàng đơn giản hóa hơn nhiều. Như đã đề cập ở trên, chỉ trong 30 phút những thủ tục đăng ký sẽ được kiểm duyệt nhanh chóng.
Xét về mặt nhà đầu tư
Nhà đầu tư sẽ có thêm một kênh đầu tư mới với mức lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Thực tế cho thấy, mức lãi suất của vay ngang hàng sẽ tốt hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm. Thêm vào đó, mức độ rủi ro cũng không quá cao, bởi những công ty cho vay ngang hàng sẽ chịu trách nhiệm về lãi và vốn của khoản vay.
Rủi ro khi sử dụng vay ngang hàng
Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng tồn tại hai mặt cơ hội và rủi ro, vì vậy vay ngang hàng cũng không ngoại lệ. Cụ thể:
- Rủi ro về mặt pháp lý: Tại Việt Nam, loại hình vay ngang hàng hoạt động một cách khá nhạy cảm. Rất dễ bị đối tượng xấu lợi dụng núp bóng để làm ăn phi pháp.
- Rủi ro mất vốn hoặc chậm hoàn lãi suất: Các khoản vay của nhà đầu tư không được bảo hiểm tiền gửi. Vì thế, nhà đầu tư có thể sẽ rơi vào tình trạng mất vốn 1 phần hoặc hoàn toàn.
- Rủi ro về tính thanh khoản: Các khoản vay ngang hàng sẽ được thanh toán và giải trừ cho đến khi kết thúc thời hạn. Do đó, cả hai bên đi vay và cho vay đều không thể chủ động về quyết định của mình.
- Rủi ro khi vận hành hệ thống: Hệ thống vay ngang hàng hoạt động hoàn toàn dựa trên nền tảng công nghệ cao. Vì thế nó sẽ có những rủi ro về rò rỉ thông tin hay sập hệ thống. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng xấu đến những hoạt động giao dịch cùng với bảo mật cá nhân. Nếu không may các tội phạm mạng tìm kiếm được những thông tin cá nhân của bạn chúng sẽ sử dụng cho mục đích bất chính.
- Rủi ro đạo đức: Có thể thấy tính minh bạch hay uy tín của những đơn vị cho vay là cần thiết và đóng vai trò to lớn. Nếu như mục đích của các đơn vị cho vay thành lập để hoạt động bất chính hay lừa gạt khách hàng thì cực kỳ nguy hiểm về mặt tài chính và con người đối với người đi vay.
Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Vào năm 2014, mô hình vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện và hoạt động sôi nổi. Giai đoạn này, khoảng 40 công ty P2P Lending ở Việt Nam bùng nổ phát triển.
Đáng tiếc, ở Việt Nam thì hệ thống pháp lý dành cho hình thức vay tiền online này chưa được hoàn thiện và cụ thể, từ đó kéo theo nhiều vấn đề rắc rối.
Trên thực tế, Các hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam đang tồn đọng nhiều điểm hạn chế như quảng cáo không được công khai và rõ ràng về khoản lợi nhuận, cung cấp ít hoặc thiếu thông tin về rủi ro mà các bên tham gia gặp phải, đưa ra những mức lãi suất cao nhằm chiêu dụ các nhà đầu tư.
Thêm vào đó, việc hệ thống pháp lý vẫn còn chưa hoàn thiện thì nếu xảy ra tranh chấp các nhà đầu tư khó truy tố trách nhiệm để đòi lại khoản tiền.
Có nên đầu tư vào Peer to Peer Lending không?
Xuất hiện vào năm 2014, hình thức vay ngang hàng bắt đầu được nhiều nhà đầu tư chú ý đến và trở nên phổ biến. Tính đến hiện tại, nó đang thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Từ đó, có thể thấy được mức độ lôi cuốn của vay ngang hàng là vô cùng to lớn.
Nhà đầu tư có thể thông qua hình thức này để mở rộng cơ hội kết nối với nhau không giới hạn. Không những vậy, các nhà đầu tư còn có thể chủ động quản lý vốn qua hệ thống Internet. Một điểm đáng lưu ý là vay ngang hàng có thể bắt đầu với số vốn nhỏ chỉ với vài triệu đồng.
Nhưng bên cạnh đó, những tiềm ẩn rủi ro của nó các nhà đầu tư không nên lơ là bỏ qua. Nhà đầu tư cần phải linh hoạt để có thể dung hòa những cơ hội và rủi ro của vay ngang hàng trong quá trình đầu tư của bản thân.
Lưu ý khi sử dụng vay ngang hàng
Chính bởi những ưu điểm và nhược điểm của hình thức vay ngang hàng, các nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau để quá trình đầu tư diễn ra an toàn nhất:
- Hiểu chi tiết về mức lãi suất: Nếu không muốn phải gặp những rắc rối về sau thì trước hết bạn cần nắm rõ những thông tin về lãi suất. Ví dụ như, mức lãi suất mỗi tháng bạn nhận được là bao nhiêu, thường sẽ là 15-20% tùy công ty.
- Tìm hiểu tường tận về công ty cung cấp dịch vụ: Trước khi bắt đầu đầu tư, bạn nên dành ra một khoảng thời gian để nghiên cứu về công ty cung cấp dịch vụ và mức độ uy tín của họ. Đương nhiên, bạn không được nghe những lời mật ngọt từ những quảng cáo lãi suất hấp dẫn mà bị lừa. Hiện nay, theo thống kê các tội phạm mạng ngày càng nhiều và hình thức lừa ngày càng tinh vi. Bạn cần có cái đầu lạnh và kiểm soát tốt mọi cảm xúc trước những chiêu trò của những đơn vị lừa đảo.
- Cam kết về tính bảo mật và riêng tư: Bắt buộc những thông tin cá nhân về địa chỉ hay tài khoản ngân hàng…phải bảo mật tuyệt đối. Do đó, đừng quên ký cam kết về những điều khoản này trước khi cung cấp bất kỳ thông tin nào cho bên thứ 3.
Kết luận
Peer to Peer Lending ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ về nó để có được một cuộc giao dịch thành công. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu được Peer to Peer Lending là gì và mẹo chọn được đơn vị vay uy tín. Đừng quên theo dõi giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hấp dẫn về các lĩnh vực khác nhé.