Trong lĩnh vực chứng khoán, cụm từ “Panic Sell” dùng để chỉ các nhà đầu tư bán tài sản của họ với số lượng lớn, khiến giá tài sản lao dốc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bán tháo ồ ạt và khi nó xảy ra, nó có tác động đáng kể đến tâm lý của nhà đầu tư. Vậy cụ thể Panic Sell là gì? Nhà đầu tư cần làm gì khi xảy ra tình trạng bán tháo? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy theo dõi ngay cùng giavang.com nhé
Mục Lục
Panic Sell là gì?
Panic Sell là hành động bán tháo ồ ạt các loại chứng khoán mà họ đang nắm giữ với số lượng đáng kể, điều này khiến giá giảm mạnh một cách đột ngột. Panic sell thường xảy ra khi thị trường căng thẳng và khó đoán, hoặc có một tin đồn sai lệch về tài sản đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Thuật ngữ này chỉ có trong lĩnh vực chứng khoán và sẽ không tồn tại ở thị trường forex bởi lẽ tại thị trường này các trader không thực sự sở hữu tài sản nên không có chuyện bán chúng ra để thu về tiền mặt.
Một vài ví dụ về Panic sell:
Có rất nhiều tình huống Panic Sell trong nhiều lĩnh vực đời sống như tài chính, bất động sản, kinh doanh sản xuất,…Chẳng hạn điển hình, bán tháo cắt lỗ ồ ạt căn hộ Condotel giữa đại dịch Covid 19 ở Việt Nam, bán tháo hợp đồng tương lai giá dầu khiến giá dầu rơi xuống mức âm năm 2019 hoặc hiện tượng bán tháo hàng loạt trên thị trường chứng khoán, tiền ảo trong thời gian gân đây.
Nguyên nhân xảy ra Panic Sell và những biểu hiện kỹ thuật thị trường
Các nhà đầu tư thường quyết định hoảng loạn bán khi thị trường giảm đáng kể. Thị trường đang suy giảm vì nhiều lý do, bao gồm các chỉ số kinh tế kém, bất ổn chính trị, thiên tai, đại dịch,…Thông thường các đợt sụt giảm sẽ khác nhau và trong kỹ thuật được chia thành 3 dạng như sau:
Pullback
Một pullback được mô tả là sự suy giảm ngắn hạn từ 5% đến 10% so với mức đỉnh trước đó. Các pullback thường không ảnh hưởng đến thái độ hoặc sở thích của nhà đầu tư. Thay vào đó, họ có thể sử dụng sự sụt giảm như một cơ hội để mua cổ phiếu với số tiền ít hơn.
Chẳng hạn, khi lợi nhuận của một công ty được công bố với kết quả tích cực, giá cổ phiếu của nó có thể sẽ tăng lên đáng kể. Và ngay sau đó, một đợt giảm giá thường xuyên xảy ra khi các nhà đầu tư bắt đầu bán ra để kiếm lời, đây cũng là một kiểu bán tháo hoảng loạn. Tuy nhiên, trong trường hợp này việc bán hoảng loạn không có hại mà còn cho phép các nhà đầu tư mua được cổ phiếu chất lượng cao với giá thấp và kết quả là giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng.
Correction
Giá sẽ giảm 10%-20% trong giai đoạn thị trường hiệu chỉnh và sự sụt giảm này có thể tiếp tục kéo dài vài tháng. Correction có thể trở nên nghiêm trọng nếu các nhà đầu tư lo sợ thua lỗ thêm và bắt đầu panic sell. Nỗi sợ hãi của trader tăng lên khi có sự tham gia của các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Các nhà đầu tư khó dự đoán liệu đợt điều chỉnh của thị trường sẽ là một đợt giảm ngắn hạn hay đợt giảm nghiêm trọng khi thị trường đang ở trong giai đoạn correction. Môi trường thị trường tiêu cực, chẳng hạn như cổ phiếu được định giá quá cao hoặc sự bùng nổ trong một ngành hoặc lĩnh vực cụ thể thường xuyên xuất hiện trong quá trình correction thường kéo dài từ 3 đến 4 tháng. Và chúng ta sẽ không nhận ra correction cho đến khi quá trình giảm giá kết thúc.
Correction được xem là “thời điểm vàng” để các trader mua được cổ phiếu tốt với mức giá hời.
Bear market
Khác với pullback và correction chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, thị trường giá xuống sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian đáng kể. Bear market xuất hiện sau khi giá giảm từ 20% trở lên so với mức cao trước đó và kéo dài ngắn nhất là hai tháng. Bear market có khả năng sẽ đi kèm cùng với một nền kinh tế đang có sự suy thoái chung.
Niềm tin của các nhà đầu tư suy yếu và sự bi quan của họ tăng lên trong thị trường giá xuống. Họ đưa ra quyết định nhanh chóng Panic Sell bởi vì sợ thua lỗ nhiều hơn. Đối với trường hợp này, tính chất của Panic Sell ở mức độ nghiêm trọng hơn vì số lượng những nhà đầu tư panic sell là rất lớn, giá càng giảm xuống và kéo dài hơn, khó phục hồi.
Pullback, correction hay bear market đều là những biểu hiện bình thường và là một giai đoạn của chu kỳ giá hay chu kỳ đầu tư, thị trường sẽ được phục hồi sau đó, chỉ là nhanh hay chậm.
Tâm lý nhà đầu tư khi Panic Sell
Chỉ với hành động bán tháo chứng khoán, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là cả một diễn biến tâm lý phức tạp của nhà đầu tư trên thị trường. Quá trình diễn biến tâm lý của nhà đầu tư khi panic sell trải qua 3 giai đoạn chính: kích hoạt → động lực → quyết định.
Sự sợ hãi – Kích hoạt
Sự sợ hãi sẽ kích hoạt Panic sell. Các nhà đầu tư sẽ coi những tin tức bất lợi là mối đe dọa nguy hiểm đối với thị trường cũng như các loại tài sản mà họ sở hữu khi nó được công bố, bất kể nó liên quan đến chính trị hay kinh tế vĩ mô. Nhằm hạn chế tổn thất, các nhà đầu tư sẽ tiến hành bán ra dù cho thông tin đó có thật hay chỉ là tin đồn.
Và một vòng luẩn quẩn như thế sau đó sẽ xảy ra: Khi mà các trader bán ra càng nhiều thì giá sẽ càng giảm, những trader khác sẽ lại lo sợ rồi Panic sell. Từ đó, giá sẽ ngày càng giảm sâu hơn nữa và tình trạng Panic sell sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thông thường, chu kỳ của bán tháo ồ ạt sẽ rất ngắn cho đến khi mà các trader nhận ra rằng các tài sản bị bán ra đã và đang được những trader khác mua vào với một mức giá vô cùng rẻ và giá trị tài sản đó cũng đang tăng lên dần.
Panic Sell trong thời kỳ suy thoái bắt nguồn từ nhu cầu tự bảo vệ mình của con người. Ở một khía cạnh khác, những trader lý trí có thể bình tĩnh ước tính được mức độ nghiêm trọng của một đợt sụt giảm. Thế nhưng, bộ não của mỗi chúng ta trên thực tế sẽ không thể nào dự đoán chính xác và khách quan về khả năng thị trường sụp độ mà không có sự tác động của cảm xúc.
Ác cảm mất mát – Động lực
Panic Sell là một hành động dựa trên nỗi sợ hãi, các trader hiện nay đã nhận định. Nhưng tại sao điều này vẫn xảy ra?
Dựa vào Lý thuyết triển vọng, một lý thuyết kinh tế được phát triển bởi Kahneman và Tversky vào năm 1979. Theo đó, các nhà đầu tư trên thị trường thường rơi vào trạng thái được gọi là “ác cảm mất mát – loss aversion”. Hiểu đơn giản, trạng thái này tương tự như một niềm tin, hoặc cảm giác, rằng “tổn thất lớn hơn lợi nhuận.”. Các trader sẽ có những phản ứng khác nhau với các tình huống tương tự và ở những bối cảnh khác nhau.
Chẳng hạn, một nhà đầu tư sẽ cảm thấy đau khổ hơn khi mất 1,000 USD so niềm vui khi nhận được 1,000 USD. Động lực để tránh hoặc hạn chế rủi ro theo đó sẽ rõ ràng và mãnh liệt hơn nhiều so với động lực tạo ra lợi nhuận.
Không muốn bị bỏ lại – Quyết định
Cuối cùng, nhà đầu tư hoảng loạn bán ra vì họ không muốn bị bỏ lại phía sau. Điều này bị ảnh hưởng bởi tâm lý nhóm hoặc xu hướng đã khiến nhà giao dịch điều chỉnh hành vi của chính họ giống với hành vi của nhiều nhà giao dịch khác. Khi nhiều người ồ ạt bán chứng khoán, trader sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, nhiều người thường nói nôm na bằng câu nói rằng “Thà rằng chết chung còn hơn chết một mình”.
Cách để tránh Panic Sell
Các trader có thể tham khảo các cách được chia sẻ dưới đây nhằm hạn chế bán tháo ồ ạt:
Luôn giữ thái độ bình tĩnh
Các nhà đầu tư nên quan tâm đến những biến động bất lợi nào của thị trường bởi vì chúng ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến. Tuy nhiên, hành động Panic Sell nghiêng về cảm xúc hơn lý trí, mà đã là cảm xúc thì trước hết nó phải không nên xảy ra.
Các đợt pullback, correction hay bear market đều là những hiện tượng phổ biến trong chu kỳ đầu tư và chúng không tồn tại mãi mãi. Do đó, bạn nên duy trì sự bình tĩnh của mình khi đối mặt với những động thái giảm giá này. Ngay cả khi những người khác hoảng loạn bán ra, một trader bình tĩnh đối mặt, chờ đợi và vượt qua giai đoạn suy thoái sẽ gặt được lợi nhuận dài hạn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn nếu bạn không muốn chứng kiến những cổ phiếu đó tăng vọt ngay trước mắt và cuối cùng phải trả nhiều tiền hơn để mua lại chúng. Danh mục đầu tư của bạn nên bao gồm các cổ phiếu blue chip và chỉ số chính, một phần dành cho các công ty đang tăng trưởng tốt và một phần dành cho những cổ phiếu theo sở thích, có thể là thị trường ngách hoặc những cổ phiếu đang hot gần đây.
Ngoài ra, danh mục đầu tư của bạn nên được đa dạng hóa giữa các ngành, lĩnh vực, vốn hóa thị trường chứng khoán và tất nhiên, bao gồm một số khoản đầu tư an toàn hơn như trái phiếu hoặc vàng.
Hãy trở nên am hiểu hơn về những cuộc suy thoái
Thị trường suy thoái là nguyên nhân gây ra panic sell. Nếu nhà đầu tư am hiểu về tính chất của những cuộc suy thoái này, đồng thời nắm trong tay nhiều kỹ thuật đầu tư thì họ sẽ biến những đợt suy thoái đó thành cơ hội, thay vì phải panic sell. Và để làm được điều này, thứ duy nhất các bạn cần chính là kiến thức. Kiến thức vững chắc là nền tảng để một trader trở nên bản lĩnh hơn trên thị trường.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, hy vọng trader có thể hiểu rõ bản chất, nguyên nhân và cách để tránh Panic Sell. Hành động bán tháo ồ ạt không chỉ ảnh hưởng ngay lập tức mà đôi khi còn ngăn cản bạn bỏ lỡ cơ hội trong tương lai. Một khi quyết định mua cổ phiếu nghĩa là bạn đã có kế hoạch nắm giữ dài hạn. Đừng sợ những biến động ngắn hạn dẫn đến những quyết định không có lợi lâu dài.
Xem thêm