Bạn có bao giờ thắc mắc OPEC là gì và tổ chức này đóng vai trò gì quan trọng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về tổ chức OPEC bao gồm mục tiêu, lịch sử hình thành, các quốc gia thành viên và những ảnh hưởng của tổ chức này trong thị trường dầu mỏ.
Mục Lục
OPEC là gì?
OPEC là cụm từ viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries (dịch theo tiếng Việt là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) dùng để chỉ một nhóm gồm 13 quốc gia xuất khẩu dầu lớn trên thế giới.
OPEC được thành lập vào năm 1960 để điều phối các chính sách dầu mỏ của các thành viên và cung cấp cho các quốc gia thành viên viện trợ kỹ thuật và kinh tế. OPEC là một tập đoàn nhằm mục đích quản lý nguồn cung dầu trong nỗ lực ấn định giá dầu trên thị trường thế giới nhằm tránh những biến động có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của cả nước sản xuất và nước mua.
- Dầu Brent là gì? Phân biệt dầu Brent và dầu WTI
- Dầu WTI là gì? Giá dầu thế giới WTI hôm nay bao nhiêu WTI/USD?
- Vàng đen là gì? Vì sao dầu mỏ được ví như vàng đen của nhiều nước?
Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức OPEC
OPEC được thành lập năm 1960 bởi năm quốc gia chính: Iran, Iraq, Ả Rập Saudi, Kuwait, và Venezuela tại Baghdad, Iraq. Đến năm 1962, tổ chức này mới được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận.
Trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1975, OPEC mở rộng và kết nạp thêm sáu thành viên mới: Qatar, Libya, Indonesia, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Algeria và Nigeria.
Ecuador từng là thành viên của OPEC nhưng đã rút lui vào năm 1993 do không thể chi trả khoản phí thành viên 2 triệu đô la và có nhu cầu sản xuất dầu vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, Ecuador đã chính thức quay lại tổ chức vào tháng 10/2007. Tương tự như Ecuador, Gabon cũng rời OPEC vào đầu năm 1995.
Năm 2007, Angola gia nhập OPEC. Na Uy và Nga tham gia các cuộc họp của OPEC với tư cách quan sát viên. Đến cuối năm 2008, Indonesia trở thành nước nhập khẩu dầu, không đạt được chỉ tiêu sản xuất dầu của tổ chức và đã rời OPEC.
Mục tiêu chính của OPEC là gì?
Mục tiêu chính của OPEC là duy trì giá dầu ở mức có lợi cho các thành viên trong khi giữ cho thị trường không bị hạn chế ở mức tối đa. Tổ chức này đảm bảo các thành viên của mình nhận được nguồn thu nhập ổn định từ nguồn cung cấp dầu không bị gián đoạn
Hiện nay có bao nhiêu quốc gia là thành viên của OPEC?
Thành viên của tổ chức OPEC bao gồm các quốc gia: Venezuela, Gabon, Iran, Iraq, Kuwait, Indonesia, Libya, Algeria, Qatar, Nigeria, Ecuador, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và Ả Rập Saudi. Những quốc gia này nắm giữ 60% trữ lượng dầu mỏ, sản xuất 70% dầu thô và xuất khẩu gần 80% dầu mỏ trên toàn cầu.
Hiện nay, OPEC có 13 quốc gia thành viên theo thứ tự gia nhập như sau:
CHÂU PHI
- Algeria (gia nhập tháng 7 năm 1969)
- Libya (gia nhập tháng 12 năm 1962)
- Nigeria (gia nhập tháng 7 năm 1971)
- Angola (gia nhập tháng 1 năm 2007)
TRUNG ĐÔNG
- Iran (gia nhập tháng 9 năm 1960)
- Iraq (gia nhập tháng 9 năm 1960, không tham gia xuất khẩu dầu trong OPEC từ năm 1998)
- Kuwait (gia nhập tháng 9 năm 1960)
- Qatar (gia nhập tháng 12 năm 1961)
- Ả Rập Saudi (gia nhập tháng 9 năm 1960)
- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (gia nhập tháng 11 năm 1967)
NAM MỸ
- Venezuela (gia nhập tháng 9 năm 1960)
- Ecuador (thành viên từ 1973 đến 1993, gia nhập lại năm 2007)
ĐÔNG NAM Á
- Indonesia (gia nhập tháng 12 năm 1962, đã rút khỏi OPEC vì không còn xuất khẩu dầu).
CỰU THÀNH VIÊN
- Gabon (thành viên từ 1975 đến 1995). Sau đó, OPEC cũng đã mời thêm các quốc gia như Bolivia, Canada, Sudan và Syria tham gia tổ chức này.
Cách thức hoạt động của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC)
Trụ sở chính của OPEC nằm tại Vienna, Áo và bao gồm ba cơ quan chủ chốt: Hội nghị, Hội đồng Thống đốc và Ban Thư ký.
Hội nghị là cơ quan có quyền lực cao nhất trong OPEC. Hội nghị bao gồm các đại biểu từ các quốc gia thành viên, mỗi đại biểu có một phiếu bầu nhằm quyết định các chính sách, tư cách thành viên và lãnh đạo của tổ chức.
Hội đồng Thống đốc có nhiệm vụ lập ngân sách cho OPEC. Các thống đốc do các quốc gia thành viên đề cử sẽ phục vụ nhiệm kỳ hai năm sau khi được Hội nghị xác nhận.
Ban Thư ký chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách do Hội nghị và Hội đồng Thống đốc đề ra, tiến hành nghiên cứu và giám sát hoạt động của tổ chức từ trụ sở chính ở Vienna. Hiện nay, Haitham al-Ghais từ Kuwait là Tổng thư ký của OPEC với nhiệm kỳ ba năm.
Mỗi thành viên của OPEC được phân bổ một hạn ngạch riêng để điều chỉnh lượng khai thác dầu, từ đó tạo ra sự cân bằng cung cầu dầu mỏ giúp tổ chức điều chỉnh giá dầu một cách hợp lý hoặc duy trì sự ổn định giá dầu.
Sức ảnh hưởng của từng thành viên OPEC đối với tổ chức phụ thuộc vào mức dự trữ và sản lượng dầu của họ. Ví dụ như Kuwait, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có trữ lượng dầu bình quân đầu người lớn nhất trong tổ chức, và do đó, các quốc gia này có sự linh hoạt đáng kể trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuất dầu trong OPEC nhờ vào nguồn tài chính mạnh mẽ.
OPEC ảnh hưởng đến giá dầu như thế nào?
Có thể nói, OPEC là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu thô với các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới. Khoảng 40% sản lượng dầu thế giới và 60% thị trường xăng dầu thế giới đến từ các quốc gia thành viên của nhóm và họ chiếm hơn 80% trữ lượng dầu đã được chứng minh của thế giới vào năm 2021.
Chính vì lý do đó, không có gì ngạc nhiên khi bất kỳ động thái nào của nhóm đều có tác động lớn đến giá năng lượng toàn cầu. Giá dầu có thể giảm đáng kể nếu họ quyết định cung cấp thêm dầu cho thị trường. Mặt khác, nếu các nước thành viên OPEC quyết định cắt giảm sản lượng và hạn chế nguồn cung thì giá rất có thể sẽ tăng vọt.
Lời kết
Tóm lại, OPEC là một tổ chức có tầm quan trọng đối với thị trường dầu mỏ toàn cầu. Hiểu rõ về OPEC sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường dầu mỏ và những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế thế giới. Hãy tiếp tục theo dõi những thông tin mới nhất về tổ chức này để luôn cập nhật tình hình mới nhất thị trường dầu mỏ toàn cầu nhé!