Thời gian qua, Onecoin làm khuấy động thị trường tiền điện tử và tốn nhiều bút mực của giới báo chí. Nhiều người truyền tai nhau thật chất Onecoin là đồng tiền ảo lừa đảo theo hình thức kinh doanh đa cấp. Liệu rằng tin đồn này có đúng sự thật hay không? Nếu muốn biết chính xác về Onecoin, hãy cùng giavang.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Onecoin là gì?
Vốn xuất xứ từ Bulgaria, Onecoin ra đời và phát triển bởi công ty OneCoin Ltd (Dubai) và OneLife Network Ltd (Belize), cả hai được thành lập bởi Ruja Ignatova và Sebastian Greenwood.
Thực chất chỉ là một dự án lừa đảo hoạt động theo mô hình kim tự tháp Ponzi. Đứng sau Onecoin là một công ty thành lập từ năm 2014, có trụ sở chính ảnh tại Bungari. Cho đến hiện nay, công ty này vẫn ngang nhiên hoạt động mặc dù vấp phải nhiều nghi án lừa đảo.
Đồng Onecoin khá phổ biến tại nhiều quốc gia bởi dự án này được quảng cáo rộng rãi công ty Onecoin Ltd đến từ Dubai. Thật ra, đứng sau hai công ty này là một nhân vật. Cụ thể, đó là nữ tiến sĩ Ruja Ignatova – người đứng đầu của toàn bộ dự án lừa đảo.
Đội ngũ vận hành dự án Onecoin từng mạnh dạn tuyên bố rằng họ có hơn ba triệu thành viên tham gia ở khắp thế giới. Khẳng định rằng Onecoin là đồng tiền điện tử bậc nhất sánh ngang với Bitcoin. Nhưng đó chỉ là lời nói suông mà chẳng có dữ liệu nào cho những lời nói ấy.
3,7 tỷ USD là số tiền mà Onecoin đã lừa đảo những người tham gia để chiếm đoạt bị nhóm công tố viên tại Mỹ từng cáo buộc. Không những thế, giới chức của nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước thuộc liên minh châu Âu cũng nhiều lần cảnh báo những nhà đầu tư không nên mạo hiểm tham gia vào Onecoin.
Onecoin có lừa đảo không?
Từ lâu, Onecoin bị nghi ngờ là một mô hình lừa đảo dạng đa cấp (Ponzi) khi những lời nói chẳng có một số liệu làm niềm tin cho nhà đầu tư. Rốt cuộc thì mô hình này có lừa đảo hay không, hãy cùng chúng tôi liệt kê những dữ liệu sau:
Đồng Onecoin không có hệ thống blockchain riêng
Được quảng bá rầm rộ rằng Onecoin có một hệ thống blockchain riêng biệt giống như Bitcoin. Thế nhưng, đó cũng chỉ là quảng cáo. Dựa vào nguồn thông tin mật cho biết, loại tiền này chẳng được xây dựng dựa trên công nghệ blockchain mà nó chỉ phát triển thông qua nền tảng Github.
Do đó, có thể thấy sự mập mờ về các chi tiết kỹ thuật và mã nguồn khác xa bản chất của Blockchain là tính mở.
Nhà sáng lập Onecoin là một kẻ lừa đảo thực thụ
Tiến sĩ Ruja Ignatova – người sáng lập ra OneCoin từng dính líu đến vụ lừa đảo tiền ảo Bigcoin, và OneCoin được bà lấy ý tưởng từ chính đồng Bigcoin. Bà trùm này đã mất tích kể từ năm 2017.
Ngoài bà Ruja Ignatova, 2 nhân vật quyền lực khác tại OneCoin là Sebastian Greenwood và Nigel Allan, cũng đều có những “thành tích” lừa đảo lẫy lừng trong quá khứ. Greenwood trước đây làm việc cho mô hình lừa đảo Ponzi có tên Unaico (nay đã bị chấm dứt). Unaico từng bị Ủy ban Chứng khoán Pakistan cảnh báo khuyên nhà đầu tư nên tránh giao dịch với công ty này. Allan, cựu Chủ tịch của OneCoin, từng dính líu với các mô hình lừa đảo Ponzi tương tự OneCoin, có tên Crypto888 và Brilliant Carbon.
Hiện tại đồng sáng lập Sebastian Greenwood đã bị dẫn độ từ Thái Lan sang Mỹ sau một hoạt động liên quan tới FBI vào tháng 11 năm 2018.
Ngoài ra, Konstantin Ignatov – Em trai của bà Ignatova đã bị bắt tại sân bay quốc tế Los Angeles hồi tháng 3/2019, sau đó đã ký vào một thỏa thuận nhận tội vào ngày 04/10/2019, qua đó thừa nhận vai trò của mình trong vụ lừa đảo tiền điện tử trị giá hàng tỷ USD.
Đồng coin không có bất kỳ giá trị nào
Onecoin tiếp cận nhà đầu tư bằng việc dụ dỗ họ tham gia khóa học online. Mỗi khóa học như thế sẽ có mức học phí khác nhau. Chẳng hạn 130 EUR, 530 EUR, 1.030 EUR,…Theo tìm hiểu thì mức phí ban đầu thường là 130 EUR.
Khi tham gia vào khóa, người chơi thường được cấp cho một loại mã thông báo token riêng để bắt đầu đào Onecoin. Mức quy đổi token thường là 0.1 EUR đổi 1 token. Ví dụ khi đóng 100 EUR thì bạn sẽ nhận về 1.000 token.
Khi càng có nhiều người khi cùng tham gia thì quá trình khai thác Onecoin lại càng càng khó khăn hơn. Để có thể đào được thật nhiều coin, đương nhiên bạn phải mua thêm nhiều token. Như vậy, số tiền thật bạn bỏ ra để mua tiền ảo sẽ ngày càng tăng.
Mặc dù phải bỏ ra không ít tiền để khai thác Onecoin nhưng người chơi lại không biết chính xác nó được ứng dụng vào mục đích gì. Đồng này hầu như vẫn chưa được hỗ trợ trên hệ thống sàn giao dịch tiền điện tử lớn nào
Vạch trần cách thức lừa đảo của Onecoin
Từ rất lâu, Onecoin đã bị đưa vào danh sách đen những chương trình lừa đảo xuyên quốc gia. Cách thức lừa đảo của Onecoin như sau:
- Các chủ thể lừa đảo sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một khóa học (thông thường là khóa học online). Các nhà đầu tư sẽ phải bỏ phí ra để đăng ký học. Lúc này, họ sẽ được cung cấp một số token tương ứng với số tiền bỏ ra để đào onecoin.
- Số lượng nhà đầu tư càng nhiều thì việc đào onecoin sẽ càng trở nên khó khăn. Cứ như vậy, những người tham gia muốn đào nhiều onecoin thì phải có nhiều token. Mà để có thêm token thì nhà đầu tư phải bỏ tiền thật ra để mua.
- Bên cạnh đó thì việc onecoin không có hệ thống blockchain riêng thực sự nên nó có thể phát hành với số lượng và giá bao nhiêu tùy thuộc vào công ty. Chính vì vậy, các công ty thường có xu hướng làm giá đồng onecoin nhằm tạo ra sự khan hiếm, kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn vào đồng tiền này.
Onecoin có được công nhận hợp pháp hay không?
Tại Việt Nam
Hiện tại, chính phủ nước ta vẫn chưa công nhận tiền điện tử nói chung là loại hình tài sản hợp pháp. Mặc dù không bị cấm nhưng cũng không hề được khuyến khích. Do đó, khi xảy ra tranh chấp trong quá trình đầu tư thì pháp luật sẽ không can thiệp.
Ngay cả Bitcoin, đồng tiền nổi tiếng trong thị trường Crypto đến bây giờ vẫn gây tranh cãi về tính hợp pháp tại Việt Nam. Do đó, đồng coin không nguồn gốc, ứng dụng nào thì các nhà đầu tư cũng không nên đặt kỳ vọng quá nhiều.
Từ 2015, Onecoin đã dần dần tiến vào Việt Nam nhưng nó chưa bao giờ được xếp vào nhóm tài sản hợp pháp. Thậm chí, nó sớm bị dân chuyên nghiệp đầu tư coin tẩy chay vì là mô hình lừa đảo. Onecoin được giới chuyên môn và giới báo chí cảnh báo nhiều lần không nên đổ tiền vào để tránh “tiền mất tật mang”.
Nhóm phát triển One coin tại Việt Nam từng sẵn sàng làm giả chứng từ cấp phép hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đánh lừa khách hàng.
Cụ thể thì vào ngày 19/6/2017, một số khách hàng đã phản ánh tình trạng giả mạo giấy tờ của Onecoin đến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chứng nhận giả mạo này đã lấy số hiệu 116 ban hành thời điểm này 16/6/2017 với nội dung cho biết Onecoin đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Theo kiểm tra của cơ quan chuyên môn thì toàn bộ con dấu, chữ ký trên văn bản này đều là giả mạo. Tất cả hình thành liên quan đến giấy phép hoạt động đăng tải trên website đều không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào.
Ngay cả Bitcoin còn gây nhiều tranh cãi thì One coin là gì mà có cửa trở thành đồng coin hợp pháp.
Trên thế giới
Chỉ cần chịu khó tìm hiểu một chút, bạn sẽ không khó nhận ra rằng One coin chưa hề niêm yết trên hệ thống sàn Crypto lớn ở cả tại Việt Nam và trên thế giới. Nó cũng không nằm trong danh sách theo dõi của CoinMarkCap.
Trên thực tế, Onecoin chưa được chính thức chấp nhận tại bất kỳ hệ thống thanh toán hay một quốc gia nào trên thế giới. Ngoài ra, đồng coin này từng bị cointelegraph.com vạch mặt là một chương trình lừa đảo đội lốt đầu tư tiền điện tử. Mạng lưới giao dịch Onecoin đã bị cấm tại rất nhiều quốc gia.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có vô số cơ quan tổ chức tài chính uy tín trên thế giới liệt kê Onecoin vào danh sách tài sản bất hợp pháp, không được phép mua bán. Cụ thể:
- Trong năm 2017, một cơ quan chuyên trách chuyên về nghiệp vụ tài chính tại Đức đã đóng băng toàn bộ tài khoản ngân hàng có liên quan đến giao dịch One coin. Tổng giá trị tài sản đóng băng lên đến 29 triệu EURO. Cả hai công ty chủ quản của đều bị cấm hoạt động ứng hoàn toàn tại Đức.
- Hồi đầu năm 2016, hiệp hội giao dịch Na Uy cũng từng cảnh báo nhà đầu tư không nên tham gia vào mô hình lừa đảo One coin.
- Cơ quan cảnh sát tại Ấn Độ từng bắt giữ 18 người vì tự ý thực hiện sự kiện chiêu mộ người tham gia đầu tư One coin.
- Năm 2018, công ty đứng sau dự án One coin đã bị phạt 2.5 triệu EURO và bị tước quyền hoạt động vĩnh viễn tại Italia. Đồng thời, các cơ quan quản lý của Italia còn chính thức tuyên bố Onecoin làm mô hình lừa đảo Ponzi, cảnh báo nhà đầu tư nên tránh xa.
- Ngay tại Bulgaria, nơi khởi phát của Onecoin, cơ quan giám sát tài chính FSC cũng đưa ra cảnh báo về rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư tiền điện tử. Cơ quan này còn không quên đấy Onecoin như một ví dụ cụ thể để cảnh báo.
- Ngân hàng Trung ương Hungary đỡ sớm xếp Onecoin vào danh sách các chương trình lừa đảo xuyên quốc gia.
- Vào hồi tháng 3/2017, ngân hàng Trung ương Croatia từng khuyến nghị khách hàng cần cẩn trọng khi ta đầu tư tiền ảo One coin.
- Thứ tư năm 2017, ngân hàng Trung ương Thái Lan đã phát đi lời cảnh báo cho biết mọi giao dịch bằng One coin đều xếp vào hành vi bất hợp pháp.
Chỉ với một vài dẫn chứng trên, bạn chắc chắn đã hiểu rõ bản chất thực sự One coin là gì. Cho đến nay, loại tiền ảo này hầu hết đã bị cấm tại các quốc gia.
Lý do Onecoin vẫn được nhiều người đầu tư vào
Mặc dù được giới chuyên môn cảnh báo rằng đây là một dự án lừa đảo nhưng Onecoin vẫn được nhiều người đầu tư vào. Hãy tìm hiểu những lý do sau đây:
- Lãi suất siêu hấp dẫn
Chỉ cần lướt qua website của One coin hoặc những group liên quan, bạn rất dễ dàng bắt gặp các quảng cáo với lãi suất khủng. Chẳng hạn, chỉ cần bạn bỏ ra 1 tỷ, nhà đầu tư sẽ thu về gần chục tỷ.
Thời gian đầu, khi mới bước chân vào tham gia đào One coin, bạn sẽ được trả lãi suất đều đặn. Như thế, họ sẽ bắt đầu tư tưởng và nhúng sâu hơn vào mô hình này dù có bị người bên ngoài ngăn cản thế nào.
Ngoài ra, đội ngũ Onecoin còn rất tích cực triển khai chương trình vinh danh, khen thưởng nhà đầu tư xuất sắc. Mục đích của việc này nhằm tạo sự tin tưởng, lôi kéo thêm nhiều khách hàng nhẹ dạ cả tin, hám lợi.
- Chiến lược quảng cáo rầm rộ
Mặc dù chưa bao giờ được công nhận để hoạt động chính thức nhưng chương trình quảng bá mà Onecoin thực hiện lại rất quy mô. Bên cạnh những nội dung quảng bá như rót mật vào tai thì Onecoin còn triển khai nhiều chiến dịch quảng cáo quy mô. Cốt yếu để tạo uy tín, khiến nhóm nhà đầu tư tỉnh táo cũng bị thu hút bởi nó.
Nhóm điều hành One coin từng tuyên bố lập quỹ One Foundation để hỗ trợ nhóm đối tượng, trong đó đã có 73 trẻ em được trợ giúp. Vậy nhưng, thông tin trợ giúp ra sao lại không hề có, mọi người gần như không thể xác thực tính đúng sai.
- Hoa hồng giới thiệu cực khủng
Đúng với bản chất của một mô hình lừa đảo, Onecoin áp dụng những chương trình trả hoa hồng rất hấp dẫn cho những ai giới thiệu thêm thành viên cùng tham gia. Vì thế một số người cho dù biết chắc đã bị lừa nhưng vẫn lôi kéo người tham gia. Bởi vì đây là cách duy nhất để thu hồi vốn họ đã bỏ ra.
Nhờ vào chính sách ràng buộc lợi ích như vậy nên Onecoin vẫn hoạt động bất chấp cảnh báo của cơ quan chức năng các nước. Đây là một phần bản chất khiến người ta nhớ One coin là gì.
Kết luận
Hy vọng qua những thông tin này bạn có thể hiểu rõ được bản chất của Onecoin và cách thức lừa đảo của mô hình này. Từ những thông tin trên, bạn có thể cân nhắc đưa ra quyết định cho bản thân mình. Hãy là một nhà đầu tư sáng suốt và tỉnh táo chứ đừng nghe những lời quảng cáo mật ngọt về đồng One coin hay bất cứ tiền điện tử nào.