Nợ chú ý là gì? Làm sao để hết nợ chú ý? Nợ chú ý là nhóm mấy? Chắc hẳn đây là những thắc mắc của khách hàng khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Giavang.com sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé
Mục Lục
Nợ chú ý là gì?
Nợ chú ý là thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng của khách hàng đã vướng phải một khoản nợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó. Thông thường, nợ chú ý xảy ra khi một khách hàng có một khoản nợ không trả, hoặc không thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện của một hợp đồng vay vốn. Trong trường hợp này, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể đưa tên của khách hàng vào danh sách “nợ chú ý” và theo dõi tình trạng tài chính của họ một cách cẩn thận hơn.
Mục đích chính của việc có danh sách nợ chú ý là nhằm cảnh báo, đưa ra biện pháp để giải quyết tình trạng nợ một cách kịp thời, tránh việc nợ trở nên quá nặng nề và ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách hàng. Điều này cũng giúp ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn.
Bài viết liên quan
- Nợ xấu vay online có được không? App hỗ trợ đối tượng nợ xấu vay tiền
- Cách kiểm tra nợ xấu online đơn giản và chính xác
- CIC là gì? Nợ xấu CIC là gì? Cách check CIC miễn phí
- Nợ xấu nhóm 3 là gì? Nợ xấu nhóm 3 bao lâu được xóa? Danh sách ngân hàng cho vay nợ xấu
Nợ chú ý là nhóm mấy?
Hiện nay, có 5 nhóm nợ như sau:
- Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ quá hạn dưới 10 ngày).
- Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý (nợ quá hạn trên 10 ngày – dưới 90 ngày).
- Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn (nợ quá hạn từ 91 ngày – dưới 180 ngày).
- Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 – 360 ngày).
- Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (trên 360 ngày).
Như vậy, nợ chú ý là nợ nhóm 2 nhóm nợ này không quá ảnh hưởng đến người vay.
Nợ chú ý có phải nợ xấu không?
Nợ chú ý chưa phải là nợ xấu. Hiện nay, các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đang thắt chặt các khoản vay đối với nhóm nợ xấu. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chủ quan thì nợ chú ý có thể hoàn toàn chuyển sang nhóm nợ xấu.
Nguyên nhân hình thành nợ chú ý
Nguyên nhân dẫn đến nợ chú ý thường đến từ việc khách hàng chủ quan. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Không có kế hoạch hoàn trả cụ thể khi thực hiện vay tiền, dẫn đến trả chậm hoặc không có khả năng trả.
- Khách hàng không nhớ thời gian thanh toán của khoản nợ và bị trễ hạn thanh toán.
- Việc bạn bè hoặc thành viên gia đình sử dụng danh tính của bạn để vay tiền và sau đó không thể trả lại đúng hạn, điều này khiến khoản nợ của bạn được lưu trong hồ sơ hệ thống CIC.
- Gặp phải sự cố đột xuất khiến cho bạn không thể trả nợ đúng hạn (tai nạn, công tác bất ngờ,…).
- Đầu tư tiền vào kinh doanh nhưng chưa thu được lợi nhuận như dự kiến nên chưa rút tiền ra trả nợ được.
- Sử dụng tài khoản thấu chi lương của ngân hàng nhưng chi tiêu quá mức, không còn đủ khả năng trả nợ.
Nợ chú ý vay được ngân hàng nào?
Nợ chú ý có vay được ngân hàng không? Đây là thắc mắc chung của đa số khách hàng khi bị nợ nhóm 2 (nợ chú ý). Hiện nay, tất cả các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đều dựa vào lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC để xét duyệt hồ sơ vay của khách hàng. Do đó, nếu khách hàng đang bị nợ chú ý thì mọi thông tin đều được ngân hàng nắm rõ. Và việc có được vay hay không phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Mức độ nợ xấu từng người vay (khoản tiền vay có lớn hay không, thời gian trả nợ trễ hẹn bao lâu).
- Phải chứng minh được thu nhập hàng tháng.
- Lý do bị nợ xấu (có cố ý trốn trả nợ không hay chỉ vô tình quên/gặp sự cố ngoài ý muốn dẫn tới không thể trả nợ).
- Khả năng thanh toán khoản vay tiếp theo.
Trong trường hợp khoản vay nhỏ, lý do bị nợ không phải do chủ đích không trả nợ mà do các sự cố phát sinh. Đồng thời người bị nợ có tinh thần hợp tác với ngân hàng/tổ chức tài chính để giải quyết khoản nợ thì người bị nợ chú ý (nợ nhóm 2) vẫn có thể được xét duyệt vay tiếp tại một số ngân hàng và công ty tài chính.
Nợ chú ý khi nào được xóa?
Nợ chú ý được xóa khi bạn thanh toán hết khoản vay. Theo quy định, sau khi thanh toán dư nợ gốc đang nợ bạn cần chờ thêm 12 tháng để hệ thống CIC xóa. Do đó, khi đi vay tiền ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC.
Chính vì thế hãy cẩn thận các khoản tiền trả góp tín dụng ngân hàng nhé. Rất nhiều người sử dụng thẻ tín dụng đều bị rơi vào nhóm nợ xấu 2. Nguyên nhân đa phần đều vì lý do chậm thanh toán và dẫn đến nợ xấu.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về nợ chú ý cũng như các vấn đề xung quanh mà giavang.com tổng hợp. Để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, bạn nên thanh toán các khoản vay đúng hạn cũng như lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Đừng quên theo dõi website chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích.