Dữ liệu của CFRA cho biết thêm khoảng 30% nguồn cung vàng trên thế giới trong 20 năm qua thực chất là từ vàng tái chế, không phải vàng khai thác mới.
Theo CFRA, khoảng một nửa số vàng trên thế giới được khai thác nhằm sử dụng trong ngành nữ trang. Trong số một nửa vàng còn lại, 1/4 do các ngân hàng trung ương lưu trữ. 1/4 còn lại do các nhà đầu tư tư nhân sở hữu hoặc sử dụng trong ngành. Số vàng này vẫn chưa tính đến lượng vàng vẫn đang bị chôn vùi dưới lòng đất.
Hai mươi năm trước, một ounce vàng tương đương chỉ có giá bằng dưới 1/4 giá hiện thời. Hiện tại, giá vàng đang ghim ở mức 1.900 USD. Phó Chủ tịch Công ty Nghiên cứu và Phân tích đầu tư CFRA Research, Miller là một trong số những người tin rằng chúng ta đã chạm tới đỉnh vàng. Giá của một ounce kim loại lấp lánh này đã vượt trần 2.000 USD vào mùa hè.
Nguyên nhân của đợt sóng tăng giá vàng đến từ cuộc khủng hoảng Covid-19 và tình trạng tiền tệ suy yếu, trong đó có đồng USD.
Các chính phủ đang vay lượng tiền khổng lồ để chi trả cho các chương trình phản ứng chống đại dịch và in tiền để lấp khoảng trống này. Các nhà phân tích cho biết, điều đó có nghĩa là tiền tệ đang mất giá nhiều hơn.
Trái ngược với tiền tệ, vàng được coi là loại tài sản bền vững. Kim loại quý này có số lượng xác định và đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn trong hoạt động khai thác mỏ vàng. Nguồn cung vàng không có vẻ gì là sẽ tăng trở lại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao. Theo Miller, ngành công nghiệp khai thác vàng đang ngồi trên “cuộc khủng hoảng cỡ lớn”.
Ông cho biết “Quan điểm của tôi là nhu cầu về vàng sẽ tiếp tục gia tăng. Ngày càng nhiều vàng sẽ đến từ vàng tái chế. Nghĩa là vàng trở thành phương tiện giao dịch trao tay.”
Ông dự đoán rằng vàng sẽ được tái chế nữ trang cũ, tiền xu. Thậm chí, những lượng vàng cực kỳ nhỏ trong bảng mạch điện thiết bị điện tử sẽ trở thành nguồn cung cấp vàng chủ yếu trong tương lai.
Hàm lượng khí CO2 cao khi khai thác vàng
Dữ liệu của CFRA cho biết thêm khoảng 30% nguồn cung vàng trên thế giới trong 20 năm qua thực chất là từ vàng tái chế, không phải vàng khai thác mới.
Quá trình tinh chế “vụn” vàng tái chế, nữ trang cũ, tiền xu và vàng thỏi – không sử dụng đến hóa chất độc hại và năng lượng trong quá trình chế biến. Đồng thời, một số tác động đến môi trường có thể thấp hơn rất nhiều so với khai mỏ.
Một nghiên cứu gần đây về quá trình tinh luyện vàng ở Đức cho thấy: Hàm lượng thâm dụng carbon thấp hơn 300 lần so với khai thác vàng từ mỏ dưới lòng đất hoặc mỏ lộ thiên.
Điều này nghĩa là thu thập 1kg vàng tái chế sẽ sản sinh ra 53kg lượng chất thải CO2. Còn việc đào ra được một kg vàng sẽ thải ra đến 16 tấn CO2. Vụn vàng tái chế từ thiết bị điện tử nằm ở khoảng giữa nhưng vẫn tốt hơn là khai mỏ. Vì 1kg vàng tái chế chỉ thải ra lượng CO2 tương đương một tấn.
Sự phản đối của người dân bản địa
Tương tự như những ngành công nghiệp quy mô lớn khác, khai thác vàng có thể gây ra tác động với môi trường bản địa. Đó là lý do người dân ở nhiều nơi trên thế giới chống đối với ngành sản xuất vàng.
Sự phản kháng không chỉ có ở Tyrone mà còn ở mỏ vàng Pascua-Lama ở Chile. Sau nhiều năm hoạt động biểu tình, dự án đã bị chính quyền cho tạm dừng nhằm bảo vệ môi trường.
Trong vài năm vừa qua, dọc vùng Biển Ireland ở Scotland, sự phản đối của người dân địa phương với các khu mỏ khác cũng tăng cao. Ví dụ như khu vực Cononish, ở Công viên Quốc gia Loch Lomond.
Giáo sư ngành địa chất ứng dụng tại Trung tâm Nghiên cứu Môi trường thuộc Các trường Đại học của Scotland, Boyce cho biết những quan ngại về môi trường được lên tiếng. Nhưng cuối cùng dự án vẫn được ủng hộ và giấy phép dự án được thông qua. Những thỏi vàng đầu tiên từ khu mỏ này sẽ được sản xuất sớm nhất là vào khoảng tháng 11/2020.
Nhà nghiên cứu phân tích từ Quỹ Vàng Gabelli, Chris Mancini cho biết, mỏ vàng tại Curraghinalt có dồi dào trữ lượng. Điều này tất nhiên sẽ thu hút nhà đầu tư và khu mỏ này được xem là an toàn về mặt môi trường.
Nhưng Fidelma O’Kane và những nhà vận động cho biết khu mỏ đã trở thành lời nguyền ở nơi này – đe dọa đến mọi mặt của vùng đất nơi họ sinh sống. Fidelma O’Kane nói: “Khu vực này tuyệt đẹp được chỉ định là Vùng có Vẻ đẹp Tự nhiên Ấn tượng. Chúng tôi không muốn nó bị công nghiệp hóa với ngành công nghiệp nặng”.
Sự tranh luận và chống đối ngày càng diễn ra phổ biến nếu giá vàng tiếp tục cao. Từ đó, các công ty vẫn tìm đến những mỏ vàng nhỏ, béo bở ở những vùng đất ít có hoặc chưa bao giờ có truyền thống khai thác vàng.
Tuy nhiên, mỏ vàng cũng có thể giúp nhiều người sống trong cộng đồng quanh đó có kế sinh nhai. Ví dụ như thành phố Val d’Or (Thung lũng Vàng) ở Quebec, Canada. Một thị trấn đã hình thành từ khi người ta tìm ra vàng vào năm 1923. Các loại kim loại khác như đồng và chì cũng đang được khai thác. Do đó, làn sóng việc làm về khai mỏ xuất hiện và thu hút nhiều người đến Val d’Or trong vài năm qua.
Tóm lại, khi gái vàng thực sự đã đạt tới “đỉnh”, thì cuộc chạy đua đào vàng có thể không kéo dài lâu được nữa.