Đối với những nước đang phát triển thì ODA là một nguồn vốn vô cùng quan trọng đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Vậy cụ thể hơn nguồn vốn ODA là gì? Đặc điểm của ODA như thế nào? Viện trợ không hoàn lại là gì? Nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay như thế nào? ODA là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp? Cùng Giavang.com tìm hiểu nguồn vốn ODA là gì qua vài viết sau nhé!
Mục Lục
Nguồn vốn ODA là gì?
“ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài thông qua các khoản cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất trong thời gian vay dài. Nguồn vốn ODA được xem như là một khoản viện trợ giúp phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi tại nước được đầu tư. Đối tượng vay thường là Nhà nước và Việt Nam hiện đang là nước nhận nhiều nguồn viện trợ ODA đến từ các quốc gia đang phát triển (nhiều nhất là Nhật Bản)”.
Chủ thể cho vay nước ngoài gồm có:
- Chính phủ
- Các nước trực thuộc Liên hợp quốc
- Tổ chức phi chính phủ
- Tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng phát triển châu Á ADB).
Lợi nhuận ròng là gì? Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng
Tapering là gì? Tác động của Tapering đến thị trường tài chính
Bank run là gì? Tổng hợp 3 sự kiện bank run chấn động trong lịch sử
Tài chính công là gì? Cập nhật thông tin cần biết từ A-Z
Phân loại nguồn vốn ODA
- Viện trợ không hoàn lại: Khoản vay mà nước đi vay không bắt buộc phải hoàn trả theo thỏa thuận của nước tài trợ.
- Hỗ trợ hoàn lại: Khoản vay với lãi suất thấp và thời gian hoàn vốn dài.
- Vốn ODA hỗn hợp: Tổng hợp hai hình nguồn vốn nêu trên gồm một số viện trợ không hoàn lại và một số viện trợ hoàn lại.
Đặc điểm của ODA trên thị trường
- Nguồn vốn nhiều ưu đãi: Vốn có mức lãi rất thấp hoặc không có lãi, dao động từ 0 đến vài phần trăm mỗi năm. Nguồn vốn này sẽ giúp các nước kém phát triển hoặc đang phát triển thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm kinh tế, xã hội và cơ sở hạ tầng giao thông. Hình thức cho vay này mang lại nhiều ưu đãi hấp dẫn nhất thế giới. Hiện nay, do thời gian ân hạn kéo dài (thường trên 30 năm) và lãi suất thấp…
- Nguồn vốn hợp tác và phát triển kinh tế, xã hội: ODA là khoản vay có điều kiện hoặc viện trợ không hoàn lại giữa các nước phát triển và đang phát triển hoặc các nước có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ cho vay, bên viện trợ còn hỗ trợ chuyển giao nghiên cứu và công nghệ, … Bên nhận viện trợ sau khi nhận được tiền phải thực hiện cam kết nâng cao đời sống nhân dân thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội.
- Vốn ODA luôn có các điều kiện đi kèm: Đa số những khoản viện trợ đều có những điều kiện có liên quan về kinh tế, địa lý, chính trị vì nước viện trợ luôn có mong muốn đem lại lợi nhuận cho nước mình. Mặt khác, bên cho vay cũng sẽ yêu cầu sử dụng nhân sự, mua sắm thiết bị của mình, … Vì nếu quá trình đi vay xuất hiện tình trạng tham nhũng, lãng phí, … thì sẽ rất nguy hại cho nước đi vay.
Ưu nhược điểm của nguồn vốn ODA là gì?
Ưu điểm của nguồn vốn ODA là gì?
- Vốn đầu tư nước ngoài ODA giúp nước được đầu tư bổ sung thêm nguồn bốn cho các hoạt động đầu tư xác hội, cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống của người dân, tái tạo lại hệ sinh thái thiên nhiên, …
- Lãi suất vốn ODA thấp chỉ giao động từ 1% – 2%/năm.
- Thời gian vay và thời gian ân hạn dài (25-40 mới cần hoàn trả và 8-10 năm để ân hạn).
- Trong nguồn vốn ODA luôn có thấp nhất 25%/tổng số vốn không hoàn lại.
Nhược điểm của dự án ODA là gì?
Các khoản viện trợ ODA đều đi kèm theo những điều kiện có lợi cho bên viện trợ về mặt chính trị, an ninh – quốc phòng, thị trường. Cụ thể:
- Về mặt kinh tế: Quốc gia nhận trợ ODA phải mở rộng thị trường của mình để tạo điều kiện và bảo vệ các mặt hàng mới đến từ quốc gia tài trợ, không áp đặt thuế quan và đồng ý cho các nhà tài trợ tham gia vào các lĩnh vực này với mức lợi nhuận cao (ngay cả khi những mặt hàng đó không cần thiết).
- Quốc gia giá nhận vốn ODA có thể phải gánh chịu nợ nần nếu quốc gia đó thiếu năng lực quản lý hoặc chuyên môn trong quá trình phân bổ nguồn vốn.
- Các nước tài trợ ODA cần nước tiếp nhận lấy một tỷ lệ phần trăm ODA để đổi lấy sản phẩm và dịch vụ mà nước đó tạo ra.
- Danh sách dự án liên quan đến ODA cần có sự chấp thuận của các quốc gia tài trợ ODA.
Nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ cộng đồng với các nhà tài trợ quốc tế kể từ năm 1993 thông qua Hội nghị các nhà tài trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Paris (Pháp). Hơn 27 năm qua, nguồn vốn ODA đã góp phần không nhỏ giúp cho thị trường nền kinh tế Việt Nam dần ổn định và phát triển hơn với tổng số vốn lên đến 86.570,62 triệu USD. Nguồn vốn giải ngân chiếm khoảng 75,51%/tổng số vốn ký kết.
Tuy nhiên, 25% số vốn còn lại bị tồn đọng khiến cho tiến động thực hiện dự án kéo dài và gây nên nhiều hệ lụy trong quá trình trả nợ. Theo đánh giá chung, nguồn vốn ODA tại Việt Nam được dùng để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, công – nông nghiệp, phát triển khu đô thị và nông thôn mới, …
Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng – giao thông vận tải tại Việt Nam phát triển mạnh trong giai đoạn từ năm 1993 – 2020. Tất cả các công trình, dự án y tế cũng được cải thiện giúp đời sống nhân dân được ổn định hơn, … Trong giai đoạn 2011 – 2020, nguồn vốn ODA được chú trọng vào ngành giao thông vận tải (chiếm khoảng 33%), đầu tư vào môi trường và phát triển ngành nhân lực chiếm khoáng 23%, xóa đói giảm nghèo chiếm khoáng 10,2%, … Lĩnh vực y tế được đầu tư khoảng 42,3%, …
ODA là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp?
ODA được xem là nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào thị trường của nước nhận viện trợ. Nguồn vốn này sẽ giúp nước nhận trợ cấp được phát triển toàn diện nhất trên nhiều phương diện khác nhau từ kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, hệ thống sản xuất kinh doanh, …
Tại Việt Nam, Nhật Bản là nước hỗ trợ vốn ODA lớn nhất chiếm đến 40%/tổng số vốn ODA của nước ta (với tổng vốn tài trợ lên đến 15,05 tỷ USD tính từ 2000 đến năm 2016). Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng tài trợ cho Việt Nam 1,5 tỷ USD, Mỹ 994 triệu USD và Hà Lan là 474 triệu USD. Năm 2012, EU đã tài trợ 1,01 tỷ USD, chiếm 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài.
Dạo thời gian gần đây, Trung Quốc cũng đóng góp ít nhiều đến thị trường vốn ODA tại Việt Nam thông qua hình thức vay lãi suất thấp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giải đáp rõ vấn đề nguồn vốn ODA là gì cũng như đánh giá khách quan được nguồn vốn ODA tại Việt Nam hiện nay. Mong rằng những kiến thức mà Giavang.com cung cấp bên trên sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn khách quan nhất về nguồn vốn ODA.
Xem thêm