Ngày đáo hạn chứng quyền được biết là thông tin quan trọng, cần được chú trọng hơn cả. Bởi quá hạn mức của ngày nào, nhà đầu tư không còn sở hữu chứng quyền cũng như không có quyền chứng quyền. Vậy chứng quyền là gì? Vì sao chứng quyền lại quan trọng như vậy? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Ngày đáo hạn chứng quyền là gì?
Ngày đáo hạn chứng quyền là ngày cuối cùng nhà đầu tư có thể sử dụng chứng quyền, qua ngày này sẽ không còn quyền chứng quyền. Hay có thể hiểu một cách đơn giản, là ngày cuối cùng chứng quyền có hiệu lực.
Khi tham gia chứng quyền, nhà đầu tư nên nắm bắt và xác nhận đúng ngày đáo hạn để có thể sử dụng chứng quyền cũng như thực hiện giao dịch chuyển nhượng hay quyền chứng quyền theo ý muốn của mình.
Thông thường, đối với những loại chứng quyền ở châu Âu, quyền chứng quyền chỉ có thể thực hiện vào đúng ngày đáo hạn.
Hiện nay, ngày đáo hạn chứng quyền còn được sử dụng để tính giá thanh khoản khi thực hiện chứng quyền: Bình quân giá đóng cửa của chứng khoán cơ sở trong 5 ngày giao dịch liền kề trước ngày đáo hạn (không bao gồm ngày đáo hạn). Trường hợp nhà đầu tư không nhớ ngày đáo hạn là ngày nào, kết quả tính ra sẽ không đúng, quyết định mua/ bán vì thế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và không hiệu quả.
Nếu từ thời điểm nhận đến ngày đáo hạn, quyền chứng quyền vẫn chưa được thực hiện thì khoản lãi chứng quyền mà nhà đầu tư nhận được sẽ được tự động tính theo phương thức thanh toán bằng tiền vào ngày đáo hạn.
>>Chứng quyền là gì? Hiểu tường tận về chứng quyền chỉ trong 10 phút
Các yếu tố ảnh hưởng đến ngày đáo hạn chứng quyền
Thông thường, tại thời điểm phát hành chứng quyền ra thị trường, ngày đáo hạn chứng quyền sẽ được xác định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quyền chứng quyền sẽ không thực hiện đúng hạn. Sau đây, là một số yếu tố sau gây ảnh hưởng đến ngày đáo hạn chứng quyền:
- Chứng quyền bị hủy niêm yết: Khi chứng quyền bị hủy bỏ niêm yết, tổ chức phát hành có nhiệm vụ thu mua lại toàn bộ chứng quyền đang lưu hành trên thị trường, với mức giá bằng giá tại thời điểm công bố quyết định hủy niêm yết. Như vậy, nhà đầu tư có thể hiểu là ngày đáo hạn có chứng quyền bị rút gọn lại và bắt buộc phải thực hiện như vậy. Những trường hợp công ty hủy niêm yết chứng quyền như bị đình chỉ hoạt động, phá sản hay bị thu hồi giấy phép kinh doanh, hợp nhất, giải thể,…
- Chiến lược hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng quyền của nhà đầu tư: Khi đến gần ngày đáo hạn, để giảm thiệt hại trong trường hợp giá chứng quyền bị giảm mạnh, nhà đầu tư thường có xu hướng nắm giữ cho đến khi thấy mức giá chuyển nhượng tốt thì bán ra. Họ sẽ không đợi mức giá thanh toán của tổ chức phát hành khi đến ngày đáo hạn. Do đó, ngày đáo hạn thực tế của chứng quyền có thể được nhà đầu tư thu hẹp lại. Điều này, giúp giảm thiểu rủi ro cho tài chính của mình, đồng thời có thể tăng thêm cơ hội tìm thêm lợi nhuận từ việc bán chứng quyền khi xu hướng giá đang lên.
Cách tính giá chứng quyền tại thời điểm đáo hạn
Đầu tiên, để tính được giá chứng quyền, nhà đầu tư nên nắm bắt được thế nào là giá chứng quyền, giá thực hiện hay giá thanh toán.
- Giá chứng quyền là giá lúc ban đầu mà nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền.
- Giá thanh toán là giá tính bình quân giá của các chứng khoán cơ sở trong 5 phiên giao dịch liền trước ngày đáo hạn chứng quyền.
- Giá thực hiện là giá tương đương với giá mua chứng khoán cơ sở khi chứng quyền đáo hạn.
Như vậy, khi đến ngày đáo hạn chứng quyền, nhà đầu tư có thể thực hiện tính giá chứng quyền theo công thức sau:
Giá chứng quyền = [(Giá thanh toán – Giá thực hiện)/ Tỷ lệ chuyển đổi] x Số lượng chứng quyền sở hữu.
Thông thường, khi tham gia đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư luôn kỳ vọng những chứng khoán cơ sở sẽ tăng trưởng cao hơn hiện tại. Để mang về lợi nhuận, chênh lệch giữa giá thanh toán và giá thực hiện phải là số dương.
Lưu ý về thanh toán chứng quyền khi đáo hạn
Đối với việc thanh toán chứng quyền khi đáo hạn, nhà đầu tư nên cân nhắc và lưu ý những vấn đề sau để có tối ưu nhất kết quả có thể:
- Thanh toán chứng quyền chỉ được thực hiện khi dữ liệu của những người sở hữu chứng quyền được trung tâm lưu ký chứng khoán – VSD kiểm tra và xác nhận đúng thì mới thực hiện. Những dữ liệu này được tập hợp trong danh sách do trung tâm lưu ký chứng khoán – VSD nắm giữ.
- Chứng quyền lưu ký sẽ được thanh toán bằng tiền mặt tại các thành viên lưu ký – nơi nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký.
- Giá thanh toán chứng quyền được công bố theo quy định tính toán của sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà đầu tư phải đến địa điểm thanh toán theo quy định mới thực hiện được quyền chứng quyền. Bởi việc thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn bằng phương thức nhận tiền mặt. Còn với những người chuyển nhượng chứng quyền trước ngày đáo hạn có thể thỏa thuận phương thức giao dịch với đối tác.
Lưu ý: Một lời khuyên hữu ích dành cho các nhà đầu tư, để tránh sai sót làm mất thời gian xử lý, bổ sung trong quá trình xác nhận thông tin chuyển nhượng, nhà đầu tư nên cẩn trọng và cung cấp chính xác để dữ liệu cập nhật tại VSD.
Kết luận
Nói tóm lại, ngày đáo hạn chứng quyền là thông tin vô cùng quan trọng. Trong chứng khoán, nhà đầu tư nên nhớ rõ ngày này để có thể tính đúng giá chứng quyền và hạn chế rủi ro trong quá trình mua bán cổ phiếu. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về ngày đáo hạn chứng quyền. Chúc các bạn giao dịch thành công.