ICB là ngân hàng nào? Ngân hàng ICB hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nào? Có nên đăng ký vay tiền tại ngân hàng ICB hay không? Để giải đáp các vấn đề này, hãy cùng Giavang.com tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
ICB là ngân hàng nào?
ICB (là tên gọi viết tắt của Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Incombank). Ngân hàng này từng được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mãi đến năm 1988, ICB dần tách riêng và trở thành một ngân hàng thương mại riêng biệt. Sau 20 năm hoạt động, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đổi tên giao dịch thành VIETINBANK vào ngày 15/04/2008.
- 4 cách sao kê ngân hàng Vietinbank nhanh chóng, tiện lợi
- Cách tra mã ngân hàng Vietinbank/Mã Swift Code Vietinbank
- Thẻ ngân hàng Vietinbank có bao nhiêu loại? Thời gian làm thẻ bao lâu?
- Đăng ký Internet Banking Vietinbank có tốn phí không? Hướng dẫn chi tiết
ICB hoạt động ở những lĩnh vực nào?
Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng Vietinbank đã và đang triển khai rất nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với khách hàng cá nhân:
- Các sản phẩm tiền gửi thanh toán
- Sản phẩm tiết kiệm: Tiết kiệm có kỳ hạn/không kỳ hạn/đa kỳ hạn, Tiết kiệm tích lũy, Tiết kiệm trực tuyến, …
- Các gói vay: vay tiêu dùng, vay mua/xây dựng sửa chữa nhà ở và nhận quyền sử dụng đất ở, vay mua nhà dự án (Bao gồm Gói bảo hiểm kết hợp nhà dự án), vay mua ô tô (Bao gồm cả Gói bảo hiểm kết hợp ô tô), vay du học, vay tín chấp CBNV, vay phát hành thẻ tài chính cá nhân, …
- Mua bán ngoại tệ giao ngay/có kỳ hạn, …
- Các dịch vụ thẻ: Thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ tín dụng nội địa, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng quốc tế, Thẻ đồng thương hiệu, Ngân hàng điện tử, …
- Bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, chứng khoán, các sản phẩm dịch vụ dành cho người Nhật, …
- Đối với khách hàng doanh nghiệp:
- Sản phẩm tiền gửi: Tiền gửi, Tiết gửi không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán, Tiền gửi đầu tư đa năng, Tiền gửi ký quỹ, Tiền gửi có kỳ hạn thông thường, …
- Các dịch vụ dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay, chương trình tín dụng quốc tế JICA/SMEFP-JICA III, GCPF, …
- Các sản phẩm vay: Cho vay đầu tư dự án, Cho vay vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp Vi Mô, Cho vay doanh nghiệp vi mô có tài sản bảo đảm chắc chắn, …
- Cho vay thấu chi, Cho vay thanh toán UPAS LC, Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, Tư vấn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Kinh doanh ngoại tệ và sản phẩm phái sinh lãi suất, Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, Giao dịch hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa (FUTURE), …
- Quản lý khoản phải chi, Quản lý khoản phải thu, Quản lý dòng tiền, VietinBank eFAST, …
Đăng ký vay vốn tại ngân hàng ICB như thế nào?
Đến với ngân hàng ICB, quý khách hàng có thể lựa chọn vay tín chấp hoặc vay thế chấp đều được. Điều kiện vay vốn cũng như thủ tục vay tại ngân hàng ICB hiện đang được quy định như sau:
Điều kiện vay tiền ngân hàng ICB
Khi đăng ký vay tiền ngân hàng ICB, quý khách hàng cần cung cấp đầy đủ các giấy tờ sau:
- CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú/tạm trú
- Xác định rõ mục đích vay vốn
- Cung cấp đủ giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng
- Các thỏa thuận liên kết khác giữa cơ quan quản lý lao động với ICB, …
Thông tin các khoản vay ngân hàng ICB
- Hạn mức cho vay: Tối đa là 300 triệu động và thấp hơn 12 lần thu nhập
- Thời hạn: Tối đa trong 60 tháng
- Phương thức thanh toán: Trả gốc và lãi hàng tháng
- Lãi suất: Áp dụng lãi suất cho vay không có tài sản đảm bảo của ngân hàng ICB
Có nên vay hoặc gửi tiền tại ngân hàng ICB không?
So với những đơn vị khác, ngân hàng ICB có thủ tục đăng ký vay vốn khá đơn giản và vô cùng linh hoạt. Với đội ngũ nhân lực có trình độ cao đảm bảo hỗ trợ giải quyết các vấn đề sự cố của khách hàng nhanh chóng. Hơn hết, ngân hàng ICB luôn đặt uy tín và chất lượng dịch vụ lên trên hàng đầu. Nên vì thế việc đăng ký vay vốn tại ngân hàng ICB là một quyết định phù hợp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về ngân hàng ICB cũng như các hoạt động cụ thể của ngân hàng.
Xem thêm