NFT là gì? Thời gian gần đây có lẽ đây là cụm từ được cộng đồng mạng nhắc đến khá nhiều. Thật ra nó là một sản phẩm của thời đại công nghệ và trong tương lai được dự đoán sẽ tạo nên cơn sốt. Hôm nay hãy cùng giavang.com tìm hiểu chi tiết về NFT và có nên đầu tư vào loại hình này không?
Mục Lục
NFT là gì?
NFT được viết một cách đầy đủ là Non-Fungible Token. Cụm từ này có thể dịch là token không thể thay thế. Đây là một đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên blockchain. Mục đích là đại diện cho một vật phẩm nào đó và không thể bị thay thế.
Mỗi NFT có thể đại diện cho bất cứ thứ gì, từ âm nhạc, nghệ thuật, thẻ bài hay có khi là dòng trạng thái đăng tải trên Facebook.
>>Tìm hiểu Blockchain cơ bản: https://giavang.com/tim-hieu-ve-blockchain/
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta hãy thử tách từng từ ngữ trong khái niệm:
- Non – Fungible: đó là sự độc nhất vô nhị, không thể pha trộn lẫn với ai.
- Token: từ này được hiểu như là một đồng tiền mã hóa được phát triển dựa trên một coin đã có sẵn, hiện tại các token chủ yếu được tạo ra và sử dụng trên blockchain của Ethereum.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện hồi năm 2014, NFTs hiện đang được nhiều người biết đến bởi chúng đang ngày một trở thành cách phổ biến để mua bán các tác phẩm nghệ thuật số. Một khoản tiền khổng lồ 174 triệu USD đã được chi cho NFT từ tháng 11/2017.
Đặc điểm nổi bật của NFT là gì?
NFT có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Tính độc nhất: Như đã đề cập ở trên, mỗi NFT là độc nhất và dù có bản sao y đúc thì bạn cũng có thể phân biệt được.
- Tính vĩnh cửu: Các NFT có thể tồn tại vĩnh viễn cùng với những thông tin liên quan đến NFT đó như thời điểm phát hành, hình ảnh, âm thanh của NFT,…
- Có thể được lập trình: Nói một cách dễ hiểu thì NFT như dòng code trên nền tảng blockchain. Vì vậy, chúng ta luôn có thể xác minh được tác giả cũng như thông tin của NFT.
- Tính sở hữu: Khi bạn sở hữu NFT thì bạn sẽ có toàn quyền quyết định và sử dụng nó như thế nào.
Ví dụ: 10 ETH có bạn thể chia nhỏ ra 10 phần nhưng với NFT thì không thể. Bạn không thể chia một bức tranh thành nhiều phần khác nhau.
Giống các token tiêu chuẩn, NFT cũng đảm bảo quyền sở hữu tài sản (blockchain cho phép truy xuất nguồn gốc), dễ dàng chuyển nhượng và chống gian lận.
Ứng dụng NFT trong thực tiễn
Chính những đặc điểm nổi trội trên của NFT mà nó được ứng dụng khá đa dạng và phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như: tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số, đồ sưu tầm, vật phẩm trong trò chơi và NFT thể thao.
Nghệ thuật
Với NFT, những tác phẩm nghệ thuật bạn có thể chuyển thành tệp tài sản số và gắn với token trên nền tảng blockchain, điều này nhằm mục đích mang đến việc mua bán những tác phẩm nghệ thuật tiến hành dễ dàng và đáng tin cậy. Điều này đang tạo một cuộc cách mạng trong ngành nghệ thuật vì nó giúp ích cho các nghệ sĩ trong việc bảo vệ bản quyền cho những tác phẩm của họ. Điều mà trước giờ chưa bao giờ hết hot.
Ví dụ: Tác phẩm NFT – Bức tranh Everyday: The First 5000 Days của nghệ sĩ Beeple được bán với giá 69,3 triệu USD ( gần 1600 tỷ đồng).
Gaming
Ở lĩnh vực này, NFT được ứng dụng để giúp người chơi có thể sở hữu những vật phẩm, nhân vật trong game thực sự hoặc có thể việc trao đổi mua bán ít rủi ro hơn.
Với những game truyền thống, nhà phát hành cung cấp và bán những vật phẩm trong game. Nếu bạn muốn sở hữu chúng, bạn buộc phải nạp tiền vào game để có thể mua chúng. Trên thực tế, quyền sở hữu chúng vẫn là nhà phát hành, do đó vật phẩm của bạn có thể bị mất nếu máy chủ có vấn đề hoặc bị hack.
Nhưng nếu game trên blockchain có ứng dụng NFT thì khác. Những vật phẩm của bạn sẽ được gắn với một mã dữ liệu. Do đó, bạn có thể dễ dàng trao đổi nó với bất cứ ai sở hữu đồng tiền blockchain nền tảng ETH. Không một ai có thể tác động hoặc thay đổi vật phẩm của bạn được.
Ví dụ: Theo Coindesk, một game thủ mới đây đã bán hàng loạt lô đất trong Decentraland (một nền tảng thực tế ảo được hỗ trợ bởi Ethereum) với giá 80.000 USD.
Số hóa tài sản thật
Trong tương lai, NFT được kỳ vọng có thể ứng dụng rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống, mã hóa tất cả tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, …. Các tài sản như đất đai có thể được đưa lên Blockchain, mã hóa quyền sở hữu dưới dạng NFT, giúp giải quyết vấn đề số đỏ giả trong bất động sản. Các vé tham gia sự kiện có thể được mã hóa để không bị làm giả. Các tài sản khác có giá trị cao cũng có thể được Token hóa để làm bằng chứng quyền sở hữu.
Ví dụ: Hãng giày Nike ứng dụng NFT để kỹ thuật hóa những đôi giày giới hạn của mình.
Phát triển nội dung số
Với sự bùng nổ của các nội dung số hóa như hiện nay, NFT có thể được ứng dụng để giúp mã hóa cho các sản phẩm như âm nhạc, các icons và memes, … Từ đó nâng cao được giá trị của các tài sản số này thông qua việc xác thực quyền sở hữu. Một ví dụ điển hình cho ứng dụng này đó là Tweet đầu tiên của người sáng lập Twitter đã được bán với giá 2.5 triệu đô.
Mặt rủi ro tiềm ẩn của NFT
NFT chính thức bắt đầu được giao dịch vào năm 2017 và đến tận 2021 thì mới thật sự bùng nổ. Theo công ty theo dõi thị trường DappRadar, đến nay doanh số bán NFT trong quý 3/2021 đã tăng lên 10,7 tỷ USD.
Một số chuyên gia nhận định rằng sự bùng nổ của NFT trong thời gian ngắn là vì trong đợt dịch Covid-19, mọi nơi bị phong tỏa, mọi người có nhiều thời gian ở nhà và sống trên mạng hơn. Sự nổi tiếng của các sản phẩm tương tự như tiền ảo cũng là một nguyên tố.
Điểm mạnh cũng chính là điểm yếu của NFT, bất kỳ ai trên Internet đều có thể tạo NFT từ bất cứ thứ gì. Điều này có nghĩa nhiều người tạo ra rất nhiều token ko có giá trị trên mạng.
Thời đại công nghệ càng phát triển thì những sản phẩm tương tự như NFT sẽ xuất hiện. Tương tự như tiền điện tử, những sản phẩm như thế này thường được đặt rất nhiều thắc mắc về giá trị thực sự nó mang lại, sẽ được phát triển lâu dài hay một phút huy hoàng rồi vụt tắt? Thời gian sẽ trả lời tất cả những thắc mắc đó.
Bất cứ hình thức nào cũng thế, cũng sẽ có những rủi ro tiềm ẩn nếu như bạn vội vàng đầu tư. Vì thế, nếu bạn muốn đầu tư hãy tìm hiểu kỹ và có những kiến thức đầy đủ về nó.
Giá của NFT
Giá NFT hôm nay là ₫442,45 VND với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là ₫29.729.357 VND. Chúng tôi cập nhật NFT của chúng tôi sang giá VND theo thời gian thực. NFT giảm 13,11 trong 24 giờ qua. Thứ hạng hiện tại trên CoinMarketCap là #1631, với vốn hóa thị trường là ₫16.310.077.703 VND. Lượng cung lưu hành là 36.863.404 NFT đồng coin và không có thông tin lượng cung tối đa.
Các NFT token tiềm năng
Hiện thị trường đã có hàng loạt lựa chọn token NFT cho chúng ta lựa chọn. Các cái tên nổi bật nhất hiện tại có thể kể đến top 3 sau:
THETA
- Vốn hóa hiện tại: hơn 10 tỷ USD
- Tổng lượng cung tối đa: 1,000,000,000 THETA
Đây là sản phẩm của Theta Network – một mạng phân phối video công nghệ blockchain rất nổi tiếng. Bạn có thể kiếm thưởng token Theta bằng cách chuyển tiếp video đến những người dùng khác cũng đang xem nội dung tương tự.
Chiliz – CHZ
- Vốn hóa hiện tại: 2,3 tỷ USD
- Tổng lượng cung tối đa: 8,888,888,888 CHZ
Chiliz (CHZ) là nền tảng công nghệ blockchain trong lĩnh vực thể thao. Nó thuộc một nền tảng tên Socios.com. Tại đây chúng ta có thể sở hữu Cryptocurrency và vote cho các đội thể thao, câu lạc bộ mình yêu thích. Hệ sinh thái Chiliz trả tiền cho các câu lạc bộ, đội eSports,… khi tham gia vào hệ thống của Chiliz.
AXS – Axie Infinity
- Vốn hóa hiện tại: 2,5 tỷ USD
- Tổng lượng cung tối đa: 61 triệu đồng
Đây là một token NFT của người Việt sáng lập. Nó là đồng tiền mã hóa của tựa game Axie Infinity nổi tiếng cũng là game xây dựng trên blockchain.
Ngoài các lựa chọn trên, một số token NFT cũng đang rất hot hiện nay phải kể đến: Decentraland – MANA, Enjin Coin – ENJ, DigiByte – DGB, BakeryToken – BAKE, Orgin Protocol – OGN, Chromia – CHR,…
Cách đầu tư NFT như thế nào để hiệu quả năm 2022?
Dưới đây là một số cách giúp trả lời câu hỏi đầu tư NFT như thế nào để kiếm tiền hiệu quả, các bạn có thể tham khảo:
- Có thể kiếm tiền từ việc phát hành, mua bán tác phẩm nghệ thuật: Những tác phẩm như tranh, bài hát kỹ thuật số,… là một trong những NFT phổ biến và có giá trị lợi nhuận cao nhất được tạo ra trên thị trường cho đến thời điểm hiện tại. Theo Crypto Potato, NFT đắt giá nhất hiện nay là bức The Merge – tác phẩm hội họa kỹ thuật số được tạo ra bởi một họa sĩ ẩn danh có tên Pak và được bán ngày 6/12/2021 với mức giá 91,8 triệu USD.
- Tham gia vào những game NFT đang thịnh hành trên thị trường: Người chơi có thể thu thập Token thông qua việc chơi game và thực hiện các nhiệm vụ. Các Token thu được có thể được quy đổi sang các loại tiền điện tử. Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể thực hiện sưu tầm, sở hữu và bán các vật phẩm, phụ kiện độc quyền trong game để thu tiền thông qua công nghệ NFT. Các game đang thu hút người dùng tại thị trường Việt Nam có thể kể đến như Axie Infinity, The Sandbox, Evolution Land, CryptoBlades
- Đầu tư vào các dự án NFT ban đầu: Dễ thấy có rất nhiều dự án game NFT phát triển với tốc độ chóng mặt và nhận được lượng đầu tư khổng lồ. Do đó, việc rót vốn vào các startup NFT có thể tạo cơ hội giúp nhà đầu tư kiếm được khoản lời nhanh chóng. Tuy nhiên, với cách này đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc lựa chọn các dự án tiềm năng.
Kết luận
Để hiểu NFT là gì không khó nhưng để đầu tư thông minh, có lời thì vẫn là một câu hỏi lớn không phải ai cũng biết chắc chắn. Nhưng dù thế nào, NFT vẫn là một mảng sản phẩm thú vị và có tiềm năng bùng nổ hơn nữa trong nay mai.
Hãy truy cập giavang.com để cập nhật nhiều kiến thức hay và mới nhất. Chúc các bạn thành công!