Ngày nay, có nhiều cách để gửi tiền tiết kiệm chẳng hạn như gửi tiền qua đường bưu điện, gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư vào quỹ tín dụng,…Nhiều người băn khoăn không biết nên chọn gửi tiết kiệm ngân hàng hay gửi bưu điện. Cùng giavang.com theo dõi bài viết dưới đây, để cùng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện?” nhé!
Mục Lục
Gửi tiết kiệm bưu điện là gì?
Gửi tiết kiệm bưu điện được xem là một hình thức huy động vốn nhàn rỗi từ người dân từ đó đầu tư vào các dự án của chính phủ.
Hình thức gửi tiết kiệm này được nằm trong luật khuyến khích đầu tư trong nước. Khi thực hiện gửi tiết kiệm bưu điện, người gửi cần phải gửi bằng VNĐ.
Cũng giống với hình thức gửi tiền ngân hàng, gửi tiền ở bưu điện bao gồm hai loại: tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm gửi góp. Tùy theo mục đích mà khách hàng sẽ lựa chọn hình thức gửi phù hợp.
Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng hay bưu điện cao hơn?
Hiện giờ, lãi suất gửi tiết kiệm bưu điện có kỳ hạn đạt mức cao nhất là 8%/năm ở hình thức trả lãi cuối kỳ. Bên cạnh đó, bưu điện cũng cung cấp đa dạng kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng để khách hàng thoải mái lựa chọn.
Còn đối với hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất trung bình sẽ dao động từ 4% – 7%/năm tùy vào quy định của từng ngân hàng.
Vậy khách hàng nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện? Cùng theo dõi tiếp để tìm câu trả lời nhé!
Nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện?
Để có thể có một câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi “nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện?”. Chúng ta cùng xét xem mỗi hình thức gửi tiết kiệm có những ưu và nhược điểm gì nhé!
Ưu và nhược điểm gửi tiết kiệm ngân hàng
Ưu điểm
- Cung cấp đa dạng hình thức gửi: Ngân hàng luôn đưa ra những hình thức gửi tiết kiệm đa dạng như gửi góp, gửi bậc thang,… tùy vào nhu cầu của khách hàng.
- Dễ dàng rút tiền: Trường hợp bạn cần tiền gấp thì có thể đến ngân hàng để làm thủ tục rút tiền, hoặc nếu bạn gửi tiền qua ứng dụng internet banking/mobile banking thì có thể dễ dàng rút tiền hơn.
- Rủi ro thấp: Ngân hàng thường sẽ cung cấp bảo hiểm tiền gửi cho bạn, nên bạn có thể yên tâm khi gửi tiền
- Hưởng các ưu đãi của ngân hàng: Mỗi ngân hàng sẽ có các chương trình khuyến mãi ưu đãi dành riêng cho khách gửi tiền tiết kiệm như voucher mua hàng, điểm thưởng,…
Nhược điểm
- Lãi suất gửi thấp và thay đổi theo thời gian: Với mức lãi suất tương đối thấp thì việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng sẽ khó để sinh lời nhanh như những hình thức đầu tư khác.
- Nhận lãi suất không kỳ hạn nếu tất toán sớm: Trường hợp bạn tất toán trước kỳ hạn đã cam kết thì bạn chỉ nhận được lãi suất không kỳ hạn (chỉ dao động trong khoảng 0,1 – 0,2%/năm.
Ưu và nhược điểm gửi tiết kiệm bưu điện
Ưu điểm
- An toàn: Gửi tiền tiết kiệm ở bưu điện cũng là một hình thức gửi tiền an toàn
- Có mạng lưới rộng toàn quốc
- Thủ tục nhanh gọn
Nhược điểm
- Hình thức gửi tiết kiệm không đa dạng, chưa thể đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của khách hàng.
- Gửi tiết kiệm bưu điện chỉ có một mức lãi suất nhất định cho toàn hệ thống.
- Bạn phải đến bưu cục để thực hiện giao dịch rút tiền nếu như cần. Trường hợp bạn rút tiền tại bưu cục khác thì số tiền tối đa được rút là 10 triệu đồng/ngày.
Một số lưu ý khi gửi tiết kiệm
- Lựa chọn hình thức tiết kiệm phù hợp: Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn hình thức tiết kiệm phù hợp.
- Chọn ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm
- Kỳ hạn càng dài thì lãi suất gửi tiết kiệm càng cao
- Tận dụng các chương trình ưu đãi lãi suất
- Cung cấp thông tin cá nhân chính xác
- Kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm định kỳ
Lời kết
Bài viết trên giải đáp cho thắc mắc “nên gửi tiết kiệm ở ngân hàng hay bưu điện?”. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.
Bài viết liên quan:
Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?
Đáo hạn không quay vòng là gì? Điều kiện và cách tính lãi suất