Trong chứng khoán, Nav là chỉ số quan trọng và là công cụ kỹ thuật hiệu quả mang lại lợi ích cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, Nav là gì, làm sao để tính toán cũng như áp dụng chỉ số này thật hiệu quả lại được ít nhà đầu tư biết đến. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về Nav.
Mục Lục
Nav hay giá trị tài sản thuần (Net Asset Value) là chỉ số đo lường giá thị trường của các tài sản, cổ phần của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực tài chính, người ta thường dùng Nav để xác định giá trị tài sản của một công ty so với thông tin và định giá hiện tại có tương xứng với nhau hay không.
Thông thường, Nav gồm các thành phần sau:
- Vốn điều lệ (khoản tiền của các cổ đông bỏ ra để góp vốn)
- Vốn được tạo ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp
- Vốn được tạo ra từ phát hành cổ phiếu.
Trong chứng khoán, nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số Nav để đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Bởi trên thực tế, một số công ty có bề ngoài lớn, vốn đồ sộ nhưng nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn vay chớ không phải do công ty hoạt động tốt mang lại lợi nhuận cao.
>Xem thêm các bài liên quan
- Ứng dụng chỉ số PE để chọn cổ phiếu tốt
- Chỉ số Peg bao nhiêu là tốt trong lựa chọn cổ phiếu
- Ưu và nhược điểm của chỉ số P/b khi lựa chọn cổ phiếu
- Chỉ số ROI trong chứng khoán là gì?
Chỉ số Nav/Ccq hay được hiểu là chứng chỉ quỹ/tài sản thuần là giá của chứng chỉ quỹ. Chỉ số này giúp đánh giá giá trị thực tế của một chứng chỉ quỹ tương hỗ. Đây là chỉ số quan trọng. Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số này để tìm cơ hội đầu tư giao dịch sinh lời.
Công thức tính chỉ số NAV/CCQ: NAV/CCQ = (Tổng giá trị tài sản sở hữu của quỹ – Tổng nghĩa vụ nợ phải trả tại thời điểm hiện tại)/ Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành.
Khi sử dụng bất kỳ chỉ số nào, nhà đầu tư nên nắm bắt về mặt ý nghĩa của nó. Chỉ số Nav có những ý nghĩa như sau:
- Trường hợp 1: Cổ phiếu phát hành có mệnh giá thấp hơn giá trị chỉ số Nav. Điều này đồng nghĩa rằng doanh nghiệp có vốn tích lũy để phục vụ cho quá trình sản xuất. Về bản chất, vốn này xuất phát từ nguồn lợi nhuận thu về do các hoạt động kinh doanh tạo ra. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp đang phát triển ổn định, các nhà đầu tư có thể an tâm lựa chọn.
- Trường hợp 2: Chỉ số Nav không đổi mặc dù doanh nghiệp đang tạo ra mức lợi nhuận cao. Đây là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu tăng trưởng ổn định, cơ hội đầu tư chứng khoán sinh lời. Bởi, lợi nhuận tăng nhưng Nav không đổi thường xảy ra ở những công ty sinh lợi cao từ hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn.
- Trường hợp 3: Nếu số tiền vay nợ cao hơn chỉ số Nav, chứng tỏ doanh nghiệp đang làm thua lỗ hoặc gặp rủi ro cao. Trong những tình huống này, nhà đầu tư nên xem xét cẩn thận, rồi hãy đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu.
- Tính toán chung giá trị ròng của tài sản: Trong chứng khoán, giá trị ròng của tài sản được tính bằng chi phí tích lũy của cổ phiếu riêng lẻ, hay nói đơn giản là giá cổ phần vốn chủ sở hữu. Tính toán này mang lại giá trị thị trường của một tài sản cụ thể và có thể thay đổi theo biến động của thị trường.
- Định giá ròng tài sản hằng ngày: Các công ty đầu tư quỹ hỗ trợ hầu như đều thực hiện rà soát và đánh giá tổng giá trị danh mục đầu tư mỗi ngày của họ. Thị trường chứng khoán sẽ mở cửa trở lại vào ngày hôm sau. Với mức giá trùng với ngày đóng cửa của ngày hôm trước. Nhờ vào điều này, mà các nhà đầu tư có thể khấu trừ hết toàn bộ chi phí để có thể có được định giá ròng của tài sản cùng ngày.
Chỉ số NAV giúp nhà đầu tư chứng khoán đánh giá được cơ hội, rủi ro khi lựa chọn cổ phiếu và chứng khoán. Vì vậy, Nav được xem là chỉ số quan trọng không thể thiếu.
Việc xác định giá trị chỉ số NAV không quá khó. Ta có công thức tính chỉ số Nav sau đây:
Giá trị tài sản thuần = (Tổng tài sản – tổng nợ phải trả)/ Tổng cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó:
- Tổng tài sản sẽ được tính bằng tổng giá trị cổ phiếu theo thị giá và tiền mặt.
Tùy vào loại hình đầu tư là gì, nhà đầu tư có thể chọn chỉ số Nav của chứng chỉ quỹ hoặc cho cổ phiếu để đánh giá chính xác nhất.
Mặc dù có những nét tương đồng, song chỉ số Nav và giá cổ phiếu có những điểm khác nhau về đặc điểm và ý nghĩa.
- Nav là giá trị tài sản thuần của công ty. Giá cổ phiếu có thể bị thao túng do đầu cơ. Đồng thời, được xác định bằng mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để giao dịch.
- Giá cổ phiếu thường chịu tác động xu hướng thị trường và yếu tố cung và cầu. So với giá trị Nav, giá cổ phiếu có thể thấp hoặc cao hơn. Sự chênh lệch giữa giá trị Nav và giá cổ phiếu cho thấy mức độ ổn định, thị trường có đánh giá chính xác hay không về giá trị doanh nghiệp.
- Chỉ số Nav phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của công ty do được chốt theo ngày. Ngược lại, giá cổ phiếu sẽ biến động theo từng thời điểm. Bởi giá cổ phiếu được quyết định bởi người mua và người bán.
Trong kinh doanh, nhằm thu hút nhà đầu tư và giúp cổ phiếu tăng giá trị, công ty cổ phần thường tìm cách và chiến lược tăng giá trị nav. Sau đây là các giải pháp tăng giá trị Nav hiệu quả:
- Cách 1: Thực hiện giống như các công ty đã niêm yết cổ phiếu, mua lại chứng chỉ quỹ từ thị trường. Hoạt động kích thích giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp.
- Cách 2: Thực hiện việc trả cổ tức cao trên 22% để thu hút các nhà đầu tư.
- Cách 3: Thực hiện hoán đổi 1 phần hoặc toàn bộ thành cổ phiếu mở.
Nhờ vào việc giúp người chơi đánh giá được hiệu suất hoạt động đầu tư của quỹ, chỉ số Nav giữ vai trò vô cùng quan trọng chứng khoán. Ngày nay, nhiều nhà đầu tư có xu hướng mua chứng quỹ mở để dễ dàng tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Chỉ số Nav sẽ là cần thiết để đánh giá và lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp.
Chỉ số Nav vì vậy cũng tác động ít nhiều đến tâm lý nhà đầu tư, cụ thể như sau:
- Tại các quỹ thường, giá chứng chỉ quỹ ban đầu được định giá như nhau với mức 10.000 đồng/ chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động mỗi quỹ sẽ có biến động giá NAV/CCQ khác nhau. Do vậy, nếu thực hiện đối sánh giá chứng chỉ quỹ ở 2 quỹ khác nhau sẽ không chính xác và bất hợp lý.
- Chỉ số NAV/CCQ cao, nhà đầu tư sẽ mua được ít chứng chỉ quỹ. Song, quỹ đang hoạt động tốt và thu lại lợi nhuận cao, có tốc độ tăng trưởng ổn định. Nhà đầu tư cần xem xét để đầu tư lâu dài.
- Khi chỉ số NAV/CCQ thấp, định giá sẽ thấp, nhà đầu tư có thể mua nhiều chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa chứng tỏ quỹ này có tuổi đời non trẻ, hoạt động với hiệu suất thấp, chưa thu được nhiều lợi nhuận.
Giá của chứng quỹ không nói lên được quá nhiều điều, song để đạt hiệu quả tối đa nhất, nhà đầu tư cần chú ý thêm đến các yếu tố sau để đánh giá: Chiến lược đầu tư của quỹ, phân phổ tài sản, phí giao dịch…
Kết luận
Nói tóm lại, chỉ số Nav là chỉ số quan trọng trong kinh doanh và chứng khoán. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư có thể đưa ra đánh giá và quyết định có nên tham gia cổ phiếu của doanh nghiệp hay không. Đồng thời, cũng tìm thêm cơ hội sinh lợi cho mình. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về chỉ số Nav. Chúc các bạn giao dịch thành công.