Là một người quan tâm về các dự án tiền điện tử, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Multi-chain. Bài viết dưới đây, giavang.com sẽ phân tích chi tiết về Multi-chain là gì, Cross-chain có gì khác so với Multi-chain và giới thiệu cho các nhà đầu tư những dự án Multi-chain tiêu biểu nhé.
Mục Lục
Multi-chain là gì?
Thuật ngữ Multi-chain dùng để miêu tả về cầu nối đa chuỗi, đa nền tảng. Một dự án Multi-chain blockchain sẽ được hiểu là dự án đó đang được phát triển với quy mô ít nhất hai nền tảng blockchain hoàn toàn khác như Ethereum và BNB Chain, BNB Chain và Solana…
Ví dụ về Tether (USDT). Là một trong những stablecoin có sức hút lớn trên thị trường tiền điện tử. Điều này có được là nhờ sự phổ biến của nó trên tất cả các blockchain lớn nhỏ. Ban đầu, USDT được triển khai trên Omni Chain của Bitcoin, sau đó mở rộng ra các mạng lưới khác như Ethereum, Binance Smart Chain, Tron, EOS, Algorand, Solana,…
Multi-chain chứa dữ liệu từ nhiều giao thức blockchain khác nhau.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư Multi-chain
Ưu điểm
- Một trong ưu điểm nổi bật của Multi-chain là có khả năng tập hợp các blockchain riêng lẻ – phức tạp tạo thành một chuỗi liền không bị gián đoạn có khả năng hoạt động liên tục. Quá trình sẽ trở nên liền mạch đến mức người dùng cuối thậm chí có thể không biết họ đang hoạt động trên chuỗi nào.
- Giải quyết được bài toán mở rộng bằng cách tiếp cận lượng người dùng mới ở các hệ sinh thái khác nhau.
- Multi-chain được sinh ra để khắc phục hạn chế của chuỗi chính như tắc nghẽn, thông lượng thấp,… và tận dụng ưu điểm của các chuỗi khác như phí giao dịch rẻ, tốc độ nhanh,…
- Tăng độ phổ biến của dự án trên nhiều hệ sinh thái khác.
- Hạn chế rủi ro cho bản thân dự án. Khi 1 dự án triển khai trên nhiều blockchain khác nhau, nếu có một chain nào đó gặp vấn đề thì dự án cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
- Người dùng ở các hệ sinh thái có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên mạng lưới. Họ không bị ràng buộc trong khuôn khổ với các ứng dụng trên 1 blockchain duy nhất nữa. Đặc biệt là với những blockchain nhỏ có nhiều lĩnh vực chưa được triển khai.
Hạn chế
- Trên thực tế, việc triển khai Multi-chain thực sự không dễ dàng. Nếu muốn phát triển một hệ sinh thái mới, đội ngũ sáng tạo phải dành thời gian nghiên cứ và điều chỉnh cho phù hợp bởi mỗi hệ sinh thái sẽ có những đặc trưng khác nhau (ví dụ như ngôn ngữ lập trình, bộ công cụ hỗ trợ,…). Ngoài ra, còn một số vấn đề liên quan như quản lý, duy trì hoạt động để các hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, đồng đều.
- Bảo mật của Multi-chain cũng đem đến nhiều ý kiến trái chiều.. Có thể nói Multi-chain hiện chưa đủ bảo mật, chưa đủ an toàn, chưa đủ nhanh,… để đáp ứng được nhu cầu phi tập trung của toàn ngành bởi nó vẫn còn là một lĩnh vực mới, cần nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển.
Sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain
Khi tìm hiểu về Multi-chain, chắc rằng bạn đã bắt gặp qua thuật ngữ Cross-chain. Bạn sẽ thường thấy Cross-chain đi cùng hoặc được so sánh nhiều với Multi-chain. Vậy cụ thể, hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào?
Cross-chain được hiểu đơn giản là chuỗi chéo. Là một giải pháp giúp người dùng có thể chuyển tài sản từ blockchain này sang blockchain khác và có thể tối ưu khả năng liên kết giữa các chain. Nó sẽ giúp bạn kết nối và chuyển giao tuần tự tài sản ở nhiều nền tảng blockchain có cấu trúc khác nhau.
Multi-chain chỉ đơn giản là một tập hợp của nhiều blockchain khác nhau thì Cross-chain chính là cầu nối giữa các blockchain đó.
Bạn hãy tưởng tượng như sau:
- Multi-chain tương tự như mô hình công ty đa quốc gia với nhiều trụ sở đặt tại nhiều đất nước khác nhau.
- Cross-chain là công ty vận tải, có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.
Các dự án Multi-chain tiêu biểu không thể bỏ qua
Khi tìm hiểu về Multi-chain, chắc rằng bạn cũng đang thắc mắc đâu là những dự án đang triển khai Multi-chain phải không? Vài năm trở lại đây, nhiều dự án được hình thành và phát ngôn rằng có thể kết nối nhiều chuỗi chuyên biệt thành một mạng lưới toàn cầu, trao quyền cho người dùng cá nhân và phá vỡ độc nhất Internet. Hãy cùng tìm hiểu về những dự án Multi-chain nổi bật nhất hiện nay.
Tether (USDT)
USDT là một trong 6 đồng stablecoin nổi bật nhất và chiếm đến 80% thị phần của stablecoin của thị trường Crypto. Biết và triển khai sử dụng Multi-chain từ sớm, USDT đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của đại đa số nhà đầu tư lớn nhỏ, chấp nhận và an tâm sử dụng. Hiện nay USDT đã có mặt trên hơn 20 hệ sinh thái khác nhau như Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Algorand, Fantom, Polygon…
Có thể bạn cần:
Polkadot (DOT)
Polkadot là một nền tảng kết nối nhiều blockchain lại với nhau tạo thành một mạng lưới Multi-chain có thể mở rộng. Nó sử dụng mô hình phân đoạn với cấu trúc gồm 4 phần gồm Relay Chain, parachain, parathread và bridge. Mỗi cấu trúc này cung cấp một tính năng khác nhau cho mạng Polkadot với đồng coin/token và hệ thống quản trị của riêng mình.
Relay Chain có nhiệm vụ đảm bảo kết nối linh hoạt và tính đồng thuận giữa các parachain, parathread trong mạng Polkadot cũng như duy trì bảo mật và giao thức đồng thuận của hệ thống.
Tính điến hiện tại, Polkadot đã có 13 parachain với một số cái tên nổi bật như Moonbeam, Acala, Astar Network…
Coin98
Một trong những dự án nổi trội bởi có thể làm tốt cả 2 mảng Multi-chain và Cross-chain đó là Coin98. Khởi đầu là một nền tảng DeFi all-in-one, Coin98 nhắm tới mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái Multi-chain cho phép người dùng thông qua các sản phẩm khác nhau của Coin98 để kết nối và sử dụng các dịch vụ DeFi, GameFi, Metaverse,…
Các sản phẩm chính của Coin98, nhà đầu tư có thể tham khảo hình sau:
Cosmos (ATOM)
Cosmos là một dự án tiền điện tử tập trung vào việc tạo ra một mạng lưới các blockchain khác nhau có thể tương tác với nhau. Chuỗi chính Cosmos Hub của nó hoạt động như một sổ cái trung tâm cho các blockchains tương thích được gọi là Zones. Nó cho phép các nhà phát triển thiết kế tiền điện tử của riêng họ, cài đặt xác thực khối tùy chỉnh và các tính năng khác.
Cosmos là một trong những tiền điện tử multi-chain đầu tiên và vẫn là một lựa chọn phổ biến cho đến ngày nay. Hiện nay nhiều mạng đa chuỗi hơn đã tích hợp với các blockchains có lưu lượng truy cập cao như Ethereum và đã cạnh tranh trực tiếp với Cosmos.
Tuy nhiên, Cosmos nhằm mục đích mở rộng các xu hướng hiện tại bao gồm thế chấp tài chính phi tập trung (DeFi), đặt cược liên chuỗi và mã thông báo không thể thay thế (NFT) – tất cả đều định vị Cosmos sẽ ngày càng trở nên phổ biến trong tương lai.
Chainlink (LINK)
Chainlink là một hệ sinh thái đa chuỗi được thiết kế để kết nối các chuỗi khối với thế giới thực. Về bản chất, các blockchain không có cách hiệu quả để truy cập dữ liệu bên ngoài – rất khó để kết nối dữ liệu ngoài chuỗi với dữ liệu trên chuỗi khi sử dụng hợp đồng thông minh.
Chainlink kết nối các blockchains với thế giới thực thông qua oracle phi tập trung, có thể cung cấp dữ liệu bên ngoài cho các hợp đồng thông minh trên Ethereum. Oracle là một phần mềm dịch dữ liệu bên ngoài sang ngôn ngữ mà các hợp đồng thông minh có thể hiểu được (và ngược lại). Chainlink có thể kết nối các hệ thống nội bộ, API hoặc các loại nguồn cấp dữ liệu bên ngoài khác. LINK là mã thông báo ERC-20 và được sử dụng để thanh toán cho dịch vụ oracle trên mạng.
Multichain (MULTI)
Multichain (trước đây là AnySwap) là một dự án định tuyến đa chuỗi hỗ trợ nhiều hệ sinh thái khác nhau, cho phép người dùng chuyển giao tài sản giữa các blockchain với nhau và khai thác thanh khoản.
Hiện Multichain hỗ trợ 28 chuỗi và đóng vai trò là cầu nối cho khoảng 1,295 loại tài sản giữa các blockchain được hỗ trợ, bao gồm Ethereum, BSC, Avalanche, Moonriver,… Nền tảng đang sở hữu hơn 300,000 người dùng với TVL lên tới $6,71 tỷ.
Sở hữu phí giao dịch thấp, thời gian chuyển tài sản thông qua cầu nối nhanh và mức độ bảo mật cao, Multichain hứa hẹn sẽ trở thành công cụ định tuyến ưu việt nhất dành cho Web 3.0, tích hợp thêm cầu nối NFT và phát triển thêm nhiều giải pháp cross-chain mới trong tương lai.
Tiềm năng phát triển trong tương lai
Hiện nay, có rất nhiều blockchain đang hoạt động với các cơ sở hạ tầng công nghệ, tiêu chuẩn token, quy tắc và mô hình quản trị khác nhau. Sự thiếu khả năng tương tác giữa các nền tảng blockchain này cũng khiến dòng vốn trong thị trường phân bố không đồng đều, tập trung và kém hiệu quả làm cản trở sự đổi mới, phát triển của toàn thị trường.
Để giải quyết vấn đề thiếu khả năng tương tác này, các nhà phát triển blockchain đã tạo ra nhiều giải pháp cầu nối để kết nối các blockchain lại với nhau.
Số lượng ngày càng tăng của các giải pháp cầu nối cũng khiến số lượng các wrapped token được tạo ra càng nhiều với rất nhiều ticker khác nhau ứng với mỗi Dapp như ETH, wETH, cETH, aETH, cyETH, aETHc… Điều này khiến người dùng mới khi tham gia vào thị trường Crypto cảm thấy khó khăn trong quá trình lựa chọn, sử dụng cũng như không được trải nghiệm những ứng dụng, dịch vụ tốt nhất.
Các giải pháp cross-chain cũng là một phần lý do làm giảm sự thống trị của Ethereum. Trước năm 2021, TVL của Ethereum gần như chiếm toàn bộ thị phần trong DeFi. Nhưng khi BNB Chain cùng các nền tảng khác được xây dựng và phát triển thì TVL của Ethereum chỉ còn chiếm 60% đến 70% toàn thị trường. Điều này là dấu hiệu cho thấy tương lai của các dự án Multi-chain đang đến rất gần.
Để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Multi-chain, bạn có thể tự mình tìm hiểu và đánh giá các dự án liên quan đến DEX, yield farming, lending và borrowing. Đây là những mảnh ghép quan trọng mà mỗi hệ sinh thái blockchain phải tập trung phát triển để thu hút nguồn vốn cũng như nhà đầu tư mới đến với nền tảng của mình. Điều này cũng khiến các dự án liên quan đến các mảng này là những dự án có khả năng triển khai multi-chain sớm nhất trong tương lai sắp tới.
Tổng kết
Qua bài viết trên mong rằng nhà đầu tư sẽ có được những thông tin và kiến thức bổ ích về Multi-chain. Multi-chain được kỳ vọng là một công nghệ của tương lai, kết nối thế giới blockchain lại với nhau, giúp người dùng có thể trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất mà công nghệ blockchain có thể đem lại.