Trước sự phát triển vượt bậc và nguồn lợi nhuận khủng tử Crypto mang lại, ngày càng có nhiều người đổ xô tham gia mua bán, giao dịch tiền điện tử. Song, không trader Việt thắc mắc rằng liệu mua bán tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các quy định pháp lý về giao dịch Coin tại Việt Nam nhé!
Mục Lục
Mua bán tiền ảo là gì?
Mua bán tiền ảo hay tiền điện tử, là việc giao dịch, cho phép người chơi có thể trao đổi các sản phẩm tiền tệ dưới dạng các đồng mã hóa, token trên thị trường crypto. Về cơ bản, đây là hình thức mua bán phi tập trung và hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận khủng.
Về định nghĩa tiền ảo, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một định nghĩa cụ thể nào về tiền điện tử từ Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chuyên môn.
Chỉ thị (EU) 2018/843 năm 2018 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu chỉ đề cập đến thuật ngữ “Tiền ảo” như sau: Đây là một đại diện kỹ thuật số về giá trị không được bảo đảm bởi ngân hàng trung ương hoặc cơ quan công quyền, không được phát hành, không nhất thiết phải gắn với một loại tiền tệ được thành lập hợp pháp. Về cơ bản, đây không phải tiền Fiat pháp định nên hoàn toàn không có tư cách pháp lý của tiền tệ hoặc tiền. Tuy nhiên, dạng tiền kỹ thuật số này được chấp nhận bởi các thể nhân hoặc pháp nhân như một phương tiện trao đổi và có thể được chuyển giao, lưu trữ và giao dịch điện tử.
Tiền điện tử ra đời lần đầu năm 2008 được tạo bởi Satoshi Nakamoto. Đây cũng là cha đẻ của Bitcoin. Những năm sau đó, các đồng Coin khác lần lượt ra đời như Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB) Tether (USDT).
Hiện nay, có không ít sự nhầm lẫn giữa tiền trong ví điện tử (như Momo, VNPay, AirPay) với tiền ảo. Ví điện tử không tạo ra tiền ảo. Tại Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019), ví điện tử đã được công nhận là một loại dịch vụ trung gian thanh toán hợp pháp. Đây là nơi lưu giữ giá trị tiền tệ được bảo đảm 100 % không thiên lệch giá trị tiền gửi (đồng Việt Nam) tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản. Bên cạnh đó, còn bảo đảm thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1 và được sử dụng làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Các dạng “xu” trên Shopee hoặc Tiki không phải là tiền điện tử. Đây là “phiếu mua hàng điện tử” hoặc “phương thức khuyến mãi” trong chính sàn thương mại điện tử đó nhằm hỗ trợ giảm giá, cấn trừ giá mua hàng hóa và thu hút khách hàng tìm đến sàn.
Đầu tư Forex có bị cấm tại Việt Nam?
Các quốc gia quy định tiền ảo như thế nào?
Các quốc gia lớn trên thế giới hiện nay đều có những quy định khác nhau về tiền điện tử. Có nơi hoàn toàn cấm hình thức này, có nơi không cấm cũng không thừa nhận. Nói chung, không có một quy định nào rõ ràng về tiền ảo.
Chẳng hạn như: Trung Quốc vừa ra quyết định cấm việc giao dịch tiền ảo dưới bất kỳ hình thức hoạt động nào dù là kinh doanh liên quan, trong khi đây là một trong những quốc gia có số người tham gia đào coin đông đảo nhất thế giới. Ngược lại Trung Quốc, El Salvador là một nước nằm ở Trung Mỹ lại chấp thuận đồng tiền Bitcoin là phương tiện thanh toán hợp pháp hồi tháng tháng 6/2021. Đây cũng là đất nước đầu tiên chính thức chấp nhận giao dịch tiền ảo. Trong khi đó, đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào quy định rõ ràng về tính pháp lý của việc giao dịch tiền ảo.
Từ đây, có thể thấy rằng, vấn đề mua bán tiền ảo có bị cấm không được quy định khác nhau tại mỗi quốc gia. Tùy vào quy định của từng nơi, sẽ có các chính sách khác nhau về vấn đề này.
Những vấn đề pháp lý về việc mua bán tiền ảo có bị cấm tại Việt Nam?
Như đã nói, tại Việt Nam chưa có bất kỳ quy định nào rõ ràng về tiền ảo. Trên thực tế, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến tiền điện tử vẫn chưa được giải quyết hay quy định pháp lý rõ ràng. Suy cho cùng, tại Việt Nam, tiền ảo đang nằm trong “khoảng trống pháp lý” không bị pháp luật cấm nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận. Sau đâ, là các lĩnh vực liên quan đến tiền điện tử mà người chơi cần nắm bắt:
Trong lĩnh vực pháp luật tiền tệ và ngân hàng
Theo quy định khoản 2 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Tiền ảo không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Người vi phạm về việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ chịu chế tài từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 26 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Trường hợp nặng hơn, theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có thể dẫn tới bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự
Tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản và chỉ tồn tại ở 4 dạng:
- Vật: đây là một bộ phận của thế giới vật chất. Như vậy, đồng nghĩa với việc vật này chỉ tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí; có đặc tính riêng biệt và có tính năng riêng và có thể quản lý, khai thác, sử dụng bởi con người. Chẳng hạn như vàng bạc, đất đai, nhà cửa, xe cộ, …
- Tiền: Tiền bao gồm nội tệ và ngoại tệ. Đây là hình thức thanh toán do Nhà nước phát hành. Đồng thời sẽ được Nhà nước bảo hộ để định giá, trao đổi, thanh toán cho các loại tài sản khác.
- Giấy tờ có giá: bao gồm các loại như cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc… Nói chung những loạii giấy này là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức được phép phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
- Quyền tài sản: ở đây có thể hiểu đơn giản là quyền trị giá được bằng tiền. Thông thường sẽ có các loại quyền tài sản như sau, quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác như quyền bề mặt, quyền hưởng dụng…
Như vậy, tiền ảo không phải tài sản, vì cơ bản tiền ảo không nằm trong phạm vi của 4 dạng trên. Do đó, sẽ không có đảm bảo nào cho việc giao dịch và mua bán tiền ảo. Chính vì vậy khả năng rủi ro rất cao và khó tránh khỏi. Đồng thời, nếu có tranh chấp đến cơ quan thẩm quyền cũng sẽ khó xử lý các tình huống này bởi trên thực tế những quy định về tiền ảo chưa hề rõ ràng. Một số tranh chấp thường phát sinh liên quan đến tiền ảo gồm quyền mua bán tiền ảo, vay mượn tiền ảo, sở hữu tiền ảo, thừa kế tiền ảo và tranh chấp bồi thường trong giao dịch tiền ảo.
Trong lĩnh vực pháp luật đầu tư, kinh doanh
Về việc kinh doanh ngành nghề liên quan đến tiền ảo, pháp luật hiện hành vẫn chưa cấm. Tại Điều 6 và Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 đều không liệt kê hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo trong danh sách các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành. Dựa trên nguyên tắc của Điều 33 Hiến pháp “mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm” thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng, mua bán, huy động vốn bằng tiền điện tử thì không bị coi là cấm.
Thời gian qua, nhiều nhiều tổ chức, cá nhân lập ra các sàn đầu tư, sàn giao dịch về tiền ảo đã lợi dụng kẽ hở này để kinh doanh theo mô hình đa cấp, các sàn giao dịch “ma” để huy động tiền từ những nhà “đầu tư”. Trong khi đó, vì mức lợi nhuận cao từ mô hình tháp đa cấp, nhiều nhà đầu tư đã cấm đầu một cách vô lý vào nơi này và bị lừa một cách trắng trợn.
Ý kiến luật sư về việc mua bán Bitcoin ở Việt Nam có vi phạm pháp luật?
Bitcoin (BTC) hiện được biết đến là đồng tiền ảo lớn nhất và có số vốn hóa thị trường cao lẫn phổ biến rộng rãi ở khắp các quốc gia. Về việc mua bán Bitcoin tại Việt Nam có trái quy định pháp luật không đã được nhiều trader Coin đặt câu hỏi trong suốt thời gian quan. Sau đây là những ý kiến luật sư về vấn đề này.
Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt tại khoản 6 điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP như sau:
- Phương tiện thanh toán sử dụng trong giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng, nhờ thu, ủy nhiệm thu, và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng không quy định Bitcoin là một trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt).
Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nói trên cũng được ghi nhận tại khoản 7 điều .
Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan hoạt động ngân hàng tại Khoản 1 điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về tội. Bộ luật có ghi rõ, mức chế tài dành cho những người nào phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp gây thiệt hại cho người khác như sau:
- Nếu mức thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
- Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 6 điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Ở đây, ta thấy rằng Bitcoin là đồng tiễn mã hóa, không nằm trong các phương tiện thanh toán mà pháp luật công nhận thay cho tiền mặt. Do đó, việc giao dịch đồng Bitcoin tại Việt Nam là không hợp pháp và tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù vậy, vẫn chưa văn bản nào chính thức cấm việc giao dịch và mua bán Bitcoin.
Kết luận
Nói tóm lại, mua bán tiền ảo có bị cấm không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là cộng đồng Crypto. Với bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng có thể cung cấp những thông tin pháp lý hay liên quan đến tiền ảo. Chúc các bạn giao dịch thành công.