Bạn có một số tiền nhàn rỗi và đang muốn mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn đang đắn đo về thủ tục, lãi suất, ngân hàng nào an toàn. Bài viết dưới đây giavang.com chia sẻ những điều cần biết khi làm sổ tiết kiệm. Hãy theo dõi ngay nhé
Mục Lục
Tìm hiểu về sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là một bản ghi toàn bộ số tiền bạn đã gửi vào ngân hàng với chi tiết các thông tin gồm lãi suất, mức lãi suất áp dụng và số tiền lãi bạn được hưởng. Nói cách khác, sổ tiết kiệm là một minh chứng bạn đã gửi tiết kiệm tại ngân hàng đó.
Mở sổ tiết kiệm đứng tên 2 người có được không?
Vì sao nên mở sổ tiết kiệm?
Bạn nên mở sổ tiết kiệm bởi những lý do sau đây:
- Bạn sẽ luôn có một khoản tiết kiệm hàng tháng trích từ lương
- Bạn có thể tiết kiệm tiền cho con cái đi học
- Bạn hiện nay đang có một số tiền “nhàn rỗi” và muốn đầu tư an toàn
- Bạn đang muốn tích góp, tiết kiệm tiền hàng tháng để “xây dựng tổ ấm”
Phân loại sổ tiết kiệm
Nhiều người vẫn chọn đầu tư tiền của mình vào tiền gửi tiết kiệm vì chúng an toàn và ít rủi ro. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, các ngân hàng cung cấp nhiều phương thức mở sổ tiết kiệm. Cụ thể là:
Phân loại theo hình thức gửi tiền tiết kiệm
Đặc điểm | Sổ tiết kiệm truyền thống | Sổ tiết kiệm online |
Cách thức để lập sổ tiết kiệm | Muốn mở sổ tiết kiệm, khách hàng cần đi đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng | Mở sổ tiết kiệm linh hoạt qua Internet Banking của các ngân hàng |
Điều kiện | Chuẩn bị một số giấy tờ tùy theo yêu cầu của từng ngân hàng | Cần phải có tài khoản giao dịch trực tuyến ngân hàng. |
Thời gian làm việc | Trong thời gian làm việc của ngân hàng. Thông thường từ thứ 2-thứ 6 | Bạn có thể mở thẻ bất kỳ thời điểm nào trong ngày |
Tính an toàn | An toàn, bảo mật cao | Bảo mật cao bằng vân tay, mã OTP hoặc bằng FaceID |
Lãi suất | Thấp hơn | Cao hơn |
Tất toán | Cần phải mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng để thực hiện | Tất cả thao tác đều online, tất toán về tài khoản thanh toán |
Phân loại mở sổ tiết kiệm theo kỳ hạn
Có 2 kỳ hạn khi gửi tiết kiệm đó là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Cụ thể:
Mở sổ tiết kiệm gửi có kỳ hạn | Mở sổ tiết kiệm gửi không kỳ hạn |
Người gửi cần phải lựa chọn cũng như cam kết thời hạn gửi tiền ở ngân hàng | Người gửi không phải cam kết thời hạn rút tiền |
| Được rút tiền bất cứ lúc nào bạn mong muốn |
| Thấp hơn, thường dao động 0,1-0,2%/năm |
Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị mở sổ tiết kiệm
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều cung cấp hai hình thức mở sổ tiết kiệm đó là mở trực tiếp tại ngân hàng và mở sổ tiết kiệm online. Cụ thể thủ tục mỗi hình thức như sau:
Mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy
- Bước 1: Mang theo CMND/CCCD/hộ chiếu tới ngân hàng.
- Bước 2: Bạn sẽ được giao dịch viên hướng dẫn điền vào form đăng ký.
- Bước 3: Nhân viên nhận số tiền bạn muốn gửi tiết kiệm và tiến hành in sổ, đóng dấu cho bạn.
- Bước 4: Nhân viên gửi lại bản sổ tiết kiệm.
Mở sổ tiết kiệm online
- Bước 1: Mở tài khoản thanh toán và đăng ký dịch vụ Internet Banking của ngân hàng.
- Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking.
- Bước 3: Chọn mục Sổ tiết kiệm> Nhập số tiền gửi>Chọn kỳ hạn> Chọn thời hạn gửi
- Bước 4: Nhập mã kiểm tra và chọn xác nhận
- Bước 5: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại
- Bước 6: Kết thúc giao dịch
Những thông tin cần nắm trước khi mở sổ tiết kiệm
Mở sổ tiết kiệm cần bao nhiêu tiền?
Mỗi ngân hàng sẽ quy định khác nhau về mức tiền tối thiểu khi gửi tiết kiệm. Bạn có thể liên hệ qua số hotline của ngân hàng bạn muốn mở để nắm thông tin này. Tham khảo mức tiền tối thiểu của một số ngân hàng lớn hiện nay: BIDV và Vietcombank là 500.000 VND; ACB, Techcombank và VIB là 1.000.000 VND; MSB là 1.000.000 VND;
Cách gửi thêm tiền vào sổ tiết kiệm
- Đối với sổ tiết kiệm thông thường: Nếu muốn nạp thêm tiền vào sổ tiết kiệm, bạn phải đến ngay chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng nhớ mang theo CMND yêu cầu nạp tiền vào sổ rồi làm theo hướng dẫn của giao dịch viên.
- Đối với sổ tiết kiệm online: Khi muốn nạp thêm tiền vào sổ, bạn cần đăng nhập vào Internet Banking, sau đó thực hiện chuyển khoản số tiền cần nạp từ tài khoản thanh toán của bạn sang sổ tiết kiệm online.
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm mới nhất
Có 2 cách tính lãi sổ tiết kiệm tương tự nhau:
- Tiền lãi = Số tiền gửi x Mức lãi suất (% năm) x (Số ngày gửi/365)
- Tiền lãi = Số tiền gửi x Mức lãi suất (% năm)/12 x Số tháng gửi
Ngày đáo hạn và ngày tất toán sổ tiết kiệm là gì?
Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm tính từ thời điểm mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.
Tất toán là một hình thức ngân hàng cho phép bạn rút tiền từ tài khoản tiết kiệm. Nếu có số tiền gửi không giới hạn, bạn có thể tất toán bất cứ lúc nào.
Rút tiền gửi tiết kiệm trước kỳ hạn có được không?
Trước thời hạn, khách hàng có quyền lựa chọn rút toàn bộ số dư tiết kiệm ngân hàng bất kỳ lúc nào. Xin lưu ý rằng nếu bạn rút tiền trước ngày đáo hạn, thì chỉ có lãi suất không kỳ hạn sẽ được áp dụng cho toàn bộ số tiền thay vì lãi suất tiết kiệm cố định.
Nên mở sổ tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn?
Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến:
- Tiết kiệm không kỳ hạn: phù hợp với những người cần tiền thường xuyên.
- Tiết kiệm có kỳ hạn: phù hợp không kỳ hạn những người có thu nhập cố định và có kế hoạch tiết kiệm lâu dài.
Nên mở sổ tiết kiệm ngân hàng nào?
Để lựa chọn ngân hàng để mở sổ tiết kiệm, ngoài uy tín ngân hàng khách hàng cần lưu ý đến yếu tố lãi suất. Dưới đây là mức lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng mới nhất.
Lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân gửi tại quầy 2023
Ngân hàng | 01 tháng | 03 tháng | 06 tháng | 09 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng |
ABBank | 4,50 | 4,50 | 7,00 | 7,05 | 7,10 | 6,90 | 6,90 |
Agribank | 3,40 | 4,10 | 5,00 | 5,00 | 6,30 | 6,30 | 6,30 |
Bắc Á | 4,75 | 4,75 | 7,25 | 7,35 | 7,40 | 7,50 | 7,50 |
Bảo Việt | 4,40 | 4,75 | 6,80 | 7,00 | 7,50 | 7,60 | 7,40 |
BIDV | 3,40 | 4,10 | 5,00 | 5,00 | 6,30 | 6,30 | 6,30 |
Đông Á | 4,50 | 4,50 | 6,35 | 6,45 | 6,70 | 6,90 | 6,90 |
GPBank | 4,75 | 4,75 | 7,30 | 7,40 | 7,50 | 7,60 | 7,60 |
Kiên Long | 4,55 | 4,55 | 6,60 | 6,80 | 7,00 | 7,20 | 7,20 |
MSB | 4,75 | 4,75 | 6,80 | 6,80 | 7,00 | 7,00 | 7,00 |
MB | 4,55 | 4,55 | 6,40 | 6,50 | 7,00 | 6,80 | 6,80 |
Nam Á Bank | 4,65 | 4,65 | 6,80 | 6,90 | – | 6,90 | – |
NCB | 4,75 | 4,75 | 7,10 | 7,20 | 7,50 | 7,40 | 7,30 |
OCB | 4,40 | 4,60 | 6,80 | 7,00 | 7,30 | 7,10 | 7,10 |
OceanBank | 4,75 | 4,75 | 7,20 | 7,30 | 7,40 | 7,70 | 7,70 |
PVcomBank | 4,25 | 4,25 | 6,50 | 6,90 | – | 7,30 | 7,30 |
Sacombank | 4,50 | 4,70 | 6,40 | 6,70 | 7,00 | 7,15 | 7,20 |
SCB | 4,75 | 4,75 | 6,80 | 6,80 | 6,90 | 6,80 | 6,80 |
SeABank | 4,45 | 4,45 | 6,30 | 6,45 | 6,60 | 6,70 | 6,75 |
SHB | 4,35 | 4,55 | 6,70 | 6,80 | 6,90 | 6,90 | 6,90 |
TPBank | 4,45 | 4,65 | 5,80 | – | – | 6,50 | – |
VIB | 4,75 | 4,75 | 6,50 | 6,50 | 6,60 | 6,70 | 6,70 |
Vietcombank | 3,40 | 4,10 | 5,00 | 5,00 | 6,30 | – | 6,30 |
VietinBank | 3,40 | 4,10 | 5,00 | 5,00 | 6,30 | 6,30 | 6,30 |
VPBank | 4,25 | 4,25 | 6,50 | 6,50 | 6,50 | 5,90 | 5,90 |
Lãi suất tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân gửi trực tuyến 2023
Ngân hàng | 01 tháng | 03 tháng | 06 tháng | 09 tháng | 12 tháng | 18 tháng | 24 tháng |
ABBank | 4,75 | 4,75 | 7,50 | 7,55 | 7,60 | 7,40 | 7,40 |
Bắc Á | 4,75 | 4,75 | 7,35 | 7,45 | 7,50 | 7,60 | 7,60 |
Bảo Việt | 4,60 | 4,70 | 7,00 | 7,10 | 7,70 | 7,60 | 7,50 |
GPBank | 4,75 | 4,75 | 7,55 | 7,65 | 7,75 | 7,85 | 7,85 |
MSB | 4,75 | 4,75 | 7,30 | 7,30 | 7,40 | 7,40 | 7,40 |
Nam Á Bank | 4,65 | 4,65 | 7,30 | 7,40 | 7,70 | 7,50 | 7,50 |
NCB | 4,75 | 4,75 | 7,15 | 7,25 | 7,45 | 7,35 | 7,25 |
OCB | 4,60 | 4,75 | 7,00 | 7,10 | 7,30 | 7,10 | 7,10 |
OceanBank | 4,75 | 4,75 | 7,30 | 7,40 | 7,50 | 7,80 | 7,80 |
PVcomBank | 4,25 | 4,25 | 7,00 | 7,40 | 7,70 | 7,80 | 7,80 |
SCB | 4,75 | 4,75 | 6,85 | 6,85 | 6,95 | 6,85 | 6,85 |
SHB | 4,60 | 4,75 | 7,00 | 7,10 | 7,20 | 7,20 | 7,20 |
TPBank | 4,55 | 4,75 | 6,70 | 6,70 | 6,70 | 6,70 | 6,70 |
VIB | 4,75 | 4,75 | 6,80 | 6,80 | – | 7,00 | 7,00 |
VPBank | 4,45 | 4,45 | 6,70 | 6,70 | 6,70 | 6,10 | 6,10 |
Lưu ý:
- Đây là bảng lãi suất gửi tiết kiệm khi nhận lãi cuối kỳ
- Bảng lãi suất chỉ có tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng
Mẹo gửi tiết kiệm ngân hàng sinh lời tối đa
Như đã đề cập, gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và ít rủi ro. Một số mẹo gửi tiết kiệm ngân hàng mà khách hàng cần lưu ý như:
- Lãi suất là yếu tố tiên quyết: Do lãi suất thấp hơn so với các lựa chọn đầu tư khác, một số người tiêu dùng không muốn gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên, khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng với lãi suất cao thì hoàn toàn khác. Gửi tiết kiệm là một con đường đầu tư khá an toàn nên bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều trong khi số tiền nhàn rỗi của bạn cứ lớn dần lên theo thời gian.
- Nhận lãi cuối kỳ nếu không cần tiền gấp: Thực tế với gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng áp dụng nhiều hình thức nhận lãi, gồm có: nhận lãi đầu kỳ, nhận lãi tháng, nhận lãi cuối kỳ, và nhận lãi theo quý. Một hình thức sẽ có mức lãi khác nhau và nhận lãi cuối kỳ thường sẽ có mức lãi suất cao nhất.
- Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn dài: Thông thường lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài sẽ cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn ngắn.
- Gửi tiết kiệm ngân hàng online: Xu hướng gửi tiết kiệm online ngày càng được nhiều ngân hàng áp dụng. Để thu hút khách hàng, mức lãi suất gửi tiết kiệm online được các ngân hàng áp dụng cao hơn gửi tại quầy nhiều.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về mở sổ tiết kiệm ngân hàng và những thông tin xung quanh. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tham khảo thông tin mở sổ tiết kiệm.